RSS

10 điều khiến bố mẹ ʜủy ʜoại tương ℓai con cái

17:55 04/10/2020

Không ít cha mẹ lấy danh nghĩa quan tâm, dạy bảo để kiểm soát, ép con sống theo ý của họ. Cách làm này dễ hủy hoại tương lai của đứa trẻ.

Nhiều bố mẹ muốn con vừa yêu vừa sợ mình. Trong gia đình như vậy, trẻ thường phải học cách phán đoán cảm xúc của người lớn thông qua tiếng tra chìa khóa hay bước chân. Trẻ phải sống trong sợ hãi, lo âu. Kiểu phụ huynh này cảm thấy bị xúc phạm nếu con cái nghi ngờ lòng tốt của họ. Họ luôn nghĩ: “Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con, con lại vô ơn”.

Không ít phụ huynh bắt con đối mặt những vấn đề của người lớn, thậm chí đổ trách nhiệm lên con. Ví dụ, một đứa trẻ tin rằng vì nó không tốt nên bố mới uống rượu. Sau đó, trẻ bị kéo vào các rắc rối của người lớn, nghe bố mẹ than vãn, quen dần với tình huống phức tạp, đặt mình vào vị trí của bố mẹ để giúp đỡ, khoan dung và khuyên giải hai bên. Nhưng không may, trong những tình huống như vậy, trẻ lại không có quyền nói lên suy nghĩ của mình.

Kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.

Cha mẹ yêu cầu con chia sẻ mọi thứ với mình, thậm chí để con thấy tội lỗi nếu che giấu cảm xúc, nhưng lại lấy đó để nhạo báng con, cũng góp phần hủy hoại tương lai đứa trẻ. Họ đưa chuyện con kể ra để bàn tán với người thân, hàng xóm mà không hề áy náy. Việc tâm sự nhiều khi cũng giúp phụ huynh có cớ để la mắng, chỉ trích con.

Nhiều bố mẹ quan niệm dạy con càng ít tự trọng càng dễ kiểm soát. Họ thảo luận về thất bại, sai sót của con, bàn tán về ngoại hình vì nó là một trong những chủ đề dễ nói nhất. Nếu con không có khuyết điểm nào đáng kể, họ cũng cố tìm ra cái để bình phẩm. Họ ngăn con thử những điều mới mẻ. Họ không cần một đứa con thành công, biết thể hiện quan điểm, lối sống riêng.

Ngược lại, nhiều phụ huynh muốn con thành công nhưng không quan tâm chúng cố gắng như thế nào. Họ thậm chí mong đợi con xây dựng sự nghiệp như “con nhà người ta” dù chỉ quanh quẩn trong nhà. Bố mẹ hư vinh, muốn con thành đạt để khoe khoang với người khác, đồng thời đảm bảo họ có cuộc sống thoải mái.

Một kiểu bố mẹ nguy hại cho tương lai của con vì ép chúng làm theo ý mình rồi lại đổ lỗi nếu thất bại. Họ lên kế hoạch để con thực hiện theo, không quan tâm hậu quả của việc kiểm soát toàn bộ thời gian của chúng.

Trong những gia đình hạnh phúc, bố mẹ khuyến khích con cái ra ngoài, sống tự lập. Nhưng ở những gia đình ích kỷ, phụ huynh muốn giữ con cái ở nhà, coi con như kẻ sống phụ thuộc. Mọi thứ trong nhà từ đồ ăn đến tiền bạc đều của họ, con cái không có quyền phản bác ý kiến của bố mẹ.

Một số cha mẹ luôn đưa cho con những đồ vật hay sự trợ giúp mà con nhiều khi không cần. Tuy nhiên, nếu chúng từ chối, họ sẽ tức giận. Phụ huynh luôn lôi những việc họ đã làm ra, nhắc nhở chúng đã được ưu ái như thế nào. Kiểu cha mẹ này thực sự khiến con sống ngột ngạt, tù túng.

Nhiều cha mẹ không cho con có sự riêng tư. Nếu con cố bảo vệ không gian cá nhân, họ sẽ chỉ trích không tin tưởng mình. Ngay cả căn hộ hay nhà riêng cũng không hoàn toàn thuộc về con cái vì phụ huynh đòi giữ chìa khóa dự phòng và thoải mái ra vào, can thiệp mọi chuyện, từ lối sống cá nhân đến việc mua sắm

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.