10 kiểu cha mẹ làm con cái 'khổ sở' mà không nhận ra
Nuôi dạy con cái là một việc rất khó khăn, mỗi người sẽ có một cách dạy con khác nhau. Tuy chúng ta không thể phán xét rằng những cách giáo dục con cái đó là tốt hay là dở, nhưng thật sự có những bậc cha mẹ có thể làm hỏng hoàn toàn cuộc sống của con mình.
Seth Meyers và Preston Ni, các nhà tâm lý học lâm sàng sẽ giúp chúng ta nhận biết được những đứa trẻ đã từng bị tổn thương do những hành vi của cha mẹ gây ra, họ cũng sẽ giải thích các hành động của cha mẹ có thể làm con khổ sở.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem điều gì thực sự ảnh hưởng đến tinh thần của một đứa trẻ và cách xử lý các vấn đề giữa cha mẹ và con cái.
1. Vừa muốn con cái thương yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình
Với kiểu cha mẹ này thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ tương đối căng thẳng, bởi vì ngoài sự yêu thương ra con cái còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của cha mẹ để đoán tâm trạng của họ. Trẻ sống trong một gia đình như thế sẽ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ học cách để tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng động của chìa khóa rơi, hay tiếng bước chân trên cầu thang. Những đứa trẻ này sẽ liên tục sống trong sự sợ hãi và lo lắng, không biết điều gì sắp xảy ra.
Những bậc cha mẹ này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng, họ luôn cảm thấy con cái của mình không hiểu chuyện. Thường xuyên phàn nàn rằng: “Cha mẹ đã làm rất nhiều cho con, nhưng con vẫn không biết ơn cha mẹ”.
2. Cha mẹ để con phải đối diện với những vấn đề của người trưởng thành nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến
Trong trường hợp này, cha mẹ lại ép con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình. Ví dụ một người mẹ nói về người cha luôn say xỉn trong gia đình theo một hướng tiêu cực kiểu như “vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu”. Hoặc con cái bị lôi vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực. Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
3. “Cố mà trở thành người giỏi nhất đi, nhưng mà nên nhớ là con không có gì đặc biệt”
Họ kỳ vọng vào con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là điều phải xảy ra như thế vì họ đã bỏ ra biết bao công sức vào đó. Kiểu cha mẹ này hoàn toàn xem nhẹ sự nỗ lực của con cái. Những nhận xét sai lệch có thể hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của con cái, bởi vì cảm giác thất bại trong con tích tụ theo thời gian, bởi vì niềm tin “con là sự thất vọng của cha mẹ” ngày càng lớn lên do những nhận xét tiêu cực mà cha mẹ gieo vào tâm trí con cái.
4. Khuyến khích con mở lòng tâm sự sau đó lại mỉa mai, trách móc
Họ muốn con cái cởi mở, thành thật nói với họ tất cả, đôi khi họ ép buộc và làm cho con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc với cha mẹ. Nhưng sau khi chia sẻ với cha mẹ xong, cái mà họ nhận được chỉ là tổn thương, vì cha mẹ lại dựa vào những chia sẻ đó để làm khổ sở con cái.
Có hai tình huống có thể xảy ra, một là tất cả người thân, hàng xóm bạn bè của cha mẹ đều biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải do cha mẹ đem chuyện đó đi phàn nàn với tất cả những ai có tiếp xúc mà không hề cảm thấy việc lan truyền chuyện đó là sai trái, hai là thay vì cảm thông cùng nhau giải quyết vấn đề thì cha mẹ lại lấy đó làm nguyên nhân để mắng chửi hoặc mỉa mai con cái.
5. “Thôi đừng cố nữa, con chẳng khá hơn chút nào đâu”
Họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con. Thông thường vấn đề ngoại hình của con sẽ được các bậc cha mẹ kiểu này đem ra để chê bai khi con họ không có sai sót. Chẳng hạn khi đi mua quần áo, họ chê bai con mình không phù hợp với loại trang phục đó đâu vì con quá mập, sau đó con muốn giảm cân, muốn ăn kiêng thì lại bị mắng ‘chỉ biết làm chuyện vô nghĩa’.
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa “phản nghịch” không biết nghe lời cha mẹ.
6. “Làm cho tốt việc của bản thân đi, đừng mơ mộng tương lai xa vời”
Cha mẹ kiểu này luôn muốn con cái họ thành công, nhưng họ chỉ quan tâm đến kết quả mà không hề muốn biết con của họ làm thế nào để đạt được. Họ muốn con cái kiếm thật nhiều tiền, thành công nổi trội, nhưng lại muốn con phải bỏ thời gian ra ở cạnh bên mình. Họ cũng thường nói với con mình về khoảng cách xa vời giữa hiện thực và các kế hoạch tương lai mà con đang ấp ủ, họ cho rằng đó là những điều mơ mộng hão, xa vời, không có khả năng thực hiện, họ muốn con an phận với những gì đang có.
Họ muốn con mình thành công chỉ để thỏa mãn hư vinh của bản thân, để người khác phải ganh tị với họ, con họ thành công thì sẽ mang đến cho họ một cuộc sống thoải mái hơn.
7. Phải biết nghe lời cha mẹ nhưng nếu thất bại thì đó là lỗi của con
Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con mình như một đối tượng để họ lập kế hoạch và muốn rằng con cái của phải theo đúng kế hoạch đó. Nhưng họ không quan tâm đến kết quả của việc kiểm soát toàn bộ. Nếu có gì sai, đó không phải lỗi của họ mà là lỗi của con.
8. Không bao giờ muốn con cái sống cuộc sống theo ý mình
Nếu ở một gia đình bình thường, cha mẹ sẽ giúp con dọn đồ để chuyển ra sống cuộc sống riêng của mình, thì đối với cha mẹ cực đoan họ hoàn toàn không muốn con cái rời khỏi tầm mắt của mình, họ muốn kiểm soát ở mức tối đa có thể. Họ sẽ nói về những vấn đề tiêu cực khi con dọn ra ngoài ở như tiền thuê nhà, vấn đề ăn uống… họ muốn con mình bỏ ý định ra ở riêng.
Kiểu cha mẹ này luôn muốn con cái lúc nào cũng ngoan ngoãn nghe lời và ở bên cạnh họ mãi.
9. Giúp đỡ con cái nhưng sau lại lấy đó làm nguyên nhân để ca thán
Những bậc cha mẹ này thường xuyên buộc con cái phải nhận sự giúp đỡ từ họ, người con có thể nghĩ rằng cha mẹ giúp đỡ họ vô điều kiện, muốn mang những điều tốt đẹp đến cho họ vì thế họ chấp nhận sự giúp đỡ đó, thật lòng cảm ơn cha mẹ và cũng hồi đáp trở lại. Nhưng kết quả đôi khi không như họ nghĩ, vì cha mẹ họ cứ luôn luôn nhắc nhở về những “ân huệ” mà họ đã nhận được từ cha mẹ, được nhắc đi nhắc lại rằng họ phải biết nhớ ơn vì những gì cha mẹ đã làm cho họ.
Con cái của kiểu cha mẹ này lúc nào cũng sống trong một tâm trạng tù túng, bức bí. Nếu không nhận sự giúp đỡ từ cha mẹ, họ sẽ nhận được những lời trách móc liên miên rằng họ không được phụ lòng cha mẹ, không hiểu được tấm lòng cha mẹ… Còn nếu như chấp nhận, thứ mà họ nhận được cũng chẳng khác bao nhiêu chính là sự nhắc nhở về những “ân huệ”, nên biết ơn cha mẹ vì sự hỗ trợ này và phải sẵn sàng hồi đáp một cách vô điều kiện trong bất kỳ trường hợp nào.
10. Lúc nào cũng nói tin tưởng nhưng lại dò xét con mọi lúc mọi nơi
Cuộc sống riêng tư? Không gian cá nhân? Đây làm một khái niệm hoàn toàn không tồn tại với những bậc cha mẹ cực đoan.
Khi bạn cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập quá sâu của cha mẹ vào cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ bị buộc tội không tin tưởng vào cha mẹ. Ngay cả khi bạn đã ở riêng thì sự riêng tư của bạn cũng không là gì cả, vì bố mẹ bạn có thể sử dụng chìa khóa dự phòng khẩn cấp để tiến vào không gian riêng tư của bạn và rồi những câu hỏi đại loại như: “Tại sao chén bát lại bừa bãi không dọn rửa nhiều như vậy?”, “Tại sao phí phạm tiền bạc vào những món đồ nội thất như thế?”, “Tại sao không hỏi bố mẹ trước khi con mua chúng?”…
Những cha mẹ này sẽ chẳng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của con cái bất kỳ lúc nào. Họ muốn áp đặt những suy nghĩ của mình lên cách sống của con, muốn cuộc sống của con phải ở trong tầm kiểm soát của họ.
Làm cách nào để chung sống với cha mẹ cực đoan?
Thật khó để loại bỏ hoàn toàn những cực đoan của bố mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra một số mẹo có thể giúp con cái bảo vệ ranh giới cá nhân của mình và cứu vớt mối quan hệ giữa cha mẹ cực đoan và con cái. Đầu tiên, chúng ta phải nhận ra rằng:
-
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ.
-
Mối quan hệ giữa cha mẹ cực đoan và con cái giống như một căn bệnh mãn tính không thể chữa lành, nhưng hãy cố gắng đừng để phát sinh biến chứng.
-
Con cái cũng có quyền và nhu cầu riêng của mình, không nên cảm thấy xấu hổ hay cảm thấy tội lỗi vì làm đúng những gì mình cần phải làm:
-
Khi bạn ở trong ngôi nhà riêng của mình, bạn hoàn toàn có thể có những quy tắc riêng của bản thân mình.
-
Không tham gia giải quyết các vấn đề của giữa cha mẹ hoặc những người thân khác nếu điều đó làm bạn cảm thấy không thoải mái.
-
Bạn có thể hạn chế quyền xâm nhập của cha mẹ vào những khu vực riêng tư.
-
Tự mình có những quyết định theo kinh nghiệm của bản thân chứ không xuôi theo cha mẹ bởi vì họ nói rằng “cha mẹ ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm”.
-
Tự quản lý tiền bạc, thời gian và những ước mơ cũng như nỗ lực của bản thân.
-
Hãy thuận theo sở thích của cá nhân bạn chớ không phải của cha mẹ bạn.
Tuy nhiên, nên nhớ rằng những quy tắc này nên được thực hiện công bằng ở cả hai phía. Có nghĩa là con cái không thể cắt đứt mọi liên hệ với cha mẹ, chặn cha mẹ bên ngoài cuộc sống của mình hay chỉ muốn nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ như một sự hiển nhiên mà không cần phải hồi đáp.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.