3 пɢày Tếł ᵭừпɢ qᴜêп ℓàɱ ᵭiềᴜ пày ᵭể Tɦầп łài ưпɢ ɓụпɢ, пăɱ ɱới ɓɑп łài ℓộc, ɢiɑ ᵭìпɦ sᴜпɢ łúc
Tɦeo пɦư łậρ łục ℓâᴜ ᵭời củɑ пɢười Việł, ɱᴜối có łɑ́c ɗᴜ̣пɢ łɾừ łɑ̀, xᴜɑ ᵭᴜổi пɦữпɢ ℓᴜồпɢ ƙɦí xấᴜ łấп côпɢ пɢôi пɦɑ̀. Hơп пữɑ, ʋị ɱặп ɱòi cᴜ̉ɑ ɱᴜối còп łượпɢ łɾưпɢ cɦo łìпɦ cɑ̉ɱ ƙɦăпɢ ƙɦíł cᴜ̉ɑ cɑ́c łɦɑ̀пɦ ʋiêп łɾoпɢ ɢiɑ ᵭìпɦ.
Mua muối
Theo như tập tục lâu đời của người Việt, muối có tác dụng trừ tà, xua đuổi những luồng khí xấu tấn công ngôi nhà. Hơn nữa, vị mặn mòi của muối còn tượng trưng cho tình cảm khăng khít của các thành viên trong gia đình. Vì thế, ngay sau giao thừa, nhiều người mua muối như một lời nguyện cầu cho năm mới nhiều phước lành, các thành viên trong gia đình bình an, sum họp.
Theo các cụ ta, mua muối đầu năm cần lưu ý mua bát đầy có ngọn, tuyệt đối không được gạt miệng để tránh mất lộc, vơi đi sự mặn mà. Muối mua về có thể chia thành những túi nhỏ đặt ở những nơi thông thoáng để phát huy tác dụng cầu may. Theo đó, nếu làm ăn buôn bán, có thể đặt một túi nhỏ ở quầy thu ngân. Nếu làm công việc văn phòng, hãy đặt muối ở bàn làm việc.
Hái lộc đầu năm
Dân gian quan niệm, lộc là những cành nhỏ với đầy đủ lá non lá già của những loại cây quanh năm tươi tốt. Người đi hái lộc đầu năm là rước sự sinh sôi nảy nở về nhà. Đây là hoạt động mang tính tín ngưỡng tôn giáo được lưu truyền qua nhiều thế hệ, giúp tạo dựng niềm tin trong mỗi người Việt.
Theo các cụ ta ngày xưa, hoạt động hái lộc thường diễn ra ngay sau khoảnh khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết tại các đình chùa, miếu để được Thần Phật phù hộ, ban phước cho cả năm.
Bên cạnh đó, lộc của mỗi loại cây sẽ tượng trưng cho những điều khác nhau. Lộc cây trứng gà đem đến may mắn về đường con cái. Lộc cây hải đường biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý còn cành cây phát lộc sẽ mang đến sự may mắn về công danh cho các thành viên trong gia đình.
Đi lễ chùa
Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm là việc nên làm để cầu phúc, cầu may cho cả năm. Trong làn khói hương, sự thanh tịnh nơi chốn Phật khiến cho lòng người an yên, xua đi mọi phiễn não, khổ đau, bắt đầu một năm với tâm thế mới.
Theo quan niệm xưa, đi lễ chùa ngày mùng 1 sẽ mang lại bình an cho gia đạo. Muốn cầu công danh, tài lộc hãy đi lễ chùa ngày mùng 2 Tết - ngày chào đón thần tài. Mùng 4 Tết là ngày chào đón các vị chư Phật, do đó nếu muốn cầu tình duyên, các nam thanh nữ tú nên đến chùa vào ngày này,…
Ngoài ra, trải qua thời gian, tục xin chữ của những thầy nho nơi cửa chùa vẫn được gìn giữ. Đằng sau những nét bút rồng bay phượng múa đầy phong lưu là sự gửi gắm những ước mong tốt đẹp về học vấn, thi cử.
Mặc đồ mới màu đỏ
Đón chào năm mới bằng những màu rực rỡ để thể hiện không khí tươi vui, hoan hỉ, mọi sự việc sau đó sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt màu đỏ và màu vàng còn tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc trong năm mới. Do đó, vào dịp Tết trang phục mọi người thường mặc là màu đỏ, vàng hoặc những màu sáng.
Mở cửa ra vào và cửa sổ
Người xưa tin rằng việc mở cửa sổ, cửa chính trong những ngày đầu năm sẽ hấp thu được những tinh hoa của trời đất, đón may mắn và tài lộc trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài ra, cũng là để đón gió Đông – gió Xuân với quan niệm mang lại những điều mới mẻ.
Đó còn tượng trưng cho sự cởi mở, hoan hỉ của bản thân đối với những người xung quanh, hòa mình trong không khí xuân trong dịp Tết.
Ăn những món ăn mang ý nghĩa tốt
Những món ăn có tên gọi vui vẻ như hạt dẻ cười; hoặc có màu sắc bắt mắt như dưa hấu đỏ, táo xanh – đỏ…; hay có ý nghĩa cho sự may mắn, tài lộc như: bánh chưng, bánh tét… được ưu ái bày biện trong những ngày đầu năm mới.
Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc thì những món ăn này còn mang lại nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của chúng ta trong những ngày Tết. Vì vậy bạn nên ăn những món ăn gợi ý này để được mọi điều như ý trong năm mới.
Khai bút đầu năm
Khai bút đầu năm là việc nên làm dịp Tết, đặc biệt là khoảnh khắc giao thừa đối với học sinh, sinh viên và những người có công việc cần phải viết nhiều như: phóng viên, giáo viên, nhà thơ, nhà văn…
Học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp khai bút bằng cách giải bài tập. Nhà thơ, nhà văn khai bút bằng tác phẩm xuất phát từ cảm hứng trong khoảnh khắc giao thừa hoặc đơn giản chỉ là một câu thơ, câu văn… với ý nghĩa một năm mới suôn sẻ trong học tập và công việc.
Các cụ xưa vẫn có câu “Có kiêng có lành”, việc thực hiện những phong tục lễ nghĩa trong ngày Tết dù chưa từng được kiểm chứng nhưng khi thực hiện chính là mong muốn có một năm mới may mắn, sự nghiệp thăng hoa, thuận buồm xuôi gió.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.