RSS

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn. Chẳng hạn như thời kỳ đầu, các mẹ bầu sẽ trải qua những tháng ngày ốm nghén vật vã. Sau đó, đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 thì cơ thể lại ngày một nặng nề, đau nhức kinh khủng, đi lại khó khăn. Thậm chí, có một vài mẹ bầu gần “nằm ổ” đến nơi rồi đột nhiên lại kém ăn, đau tức ngực, đau khớp háng khiến cả nhà phải lo lắng.

Kể từ khi mang thai, Diễm An (24 tuổi, sống ở Thương Châu, Trung Quốc) vẫn ngày ngày tự lái xe một tiếng đồng hồ đến công ty. Vì chồng là bộ đội, lại đóng quân ở xa, nên bất kỳ việc gì Diễm An cũng đều tự làm một mình, kể cả đi khám thai. Điều này khiến anh chồng vô cùng lo lắng, ngày nào cũng phải gọi điện thoại để trò chuyện an ủi động viên vợ.

Chẳng mấy chốc là Diễm An đã mang thai được 8 tháng. Dạo gần đây, tình trạng mệt mỏi của mẹ bầu này ngày càng tăng, cô ăn cũng không còn cảm thấy ngon miệng như trước nữa. Do đó, cô đã nộp đơn xin nghỉ thai sản sớm.

Tuy nhiên, dù đã nghỉ làm rồi, nhưng Diễm An vẫn ăn uống kém. Đã thế, cô còn bị đau lưng và đau xương mu, mỗi một động tác đứng lên ngồi xuống, nhấc chân đi… đều khiến mẹ bầu này đau đến mức nhăn mặt nhíu mày. Chồng Diễm An lo lắng quá liền hối vợ đi khám thai xem sao.

 

""
4 dấu hiệu amp;#34;nguy hiểmamp;#34; ở mẹ bầu nhưng lại chứng tỏ em bé đang phát triển tốt - 1

 

Đã nghỉ ngơi ở nhà rồi, nhưng tình trạng chán ăn của Diễm An không thuyên giảm, cô còn bị đau thắt lưng và xương mu nên di chuyển khó khăn (Ảnh minh họa).

Kết quả là, sức khỏe của thai phụ không có vấn đề gì, đặc biệt, em bé đang phát triển rất tốt. Thắc mắc, Diễm An liền hỏi bác sĩ: “Tại sao lúc tôi còn đi làm, tôi không cảm thấy đau nhức? Mà bây giờ chỉ ở nhà chơi không thôi cũng đứng ngồi không yên”. Bác sĩ liền giải thích, đơn giản là vì khi đi làm, Diễm An quá tập trung vào công việc nên không để ý đến sự đau nhức này. Còn bây giờ cô chỉ ở nhà tập trung vào cơ thể của mình nên sẽ phát hiện ra những đau đớn đó.

Song, Diễm An cũng như các mẹ bầu khác cũng đừng quá lo lắng vì bạn có những dấu hiệu này nghĩa là thai nhi đang rất khỏe mạnh:

1. Ăn ít đi

Trong giai đoạn ốm nghén, các mẹ bầu sẽ có cảm giác nhạt miệng, chán ăn. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ biến mất khi họ bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và sẽ mau đói hơn nữa ở tam cá nguyệt thứ 3. Thế nhưng, theo bác sĩ, trên thực tế có một số thai phụ mang bầu ở tuần thứ 32 rồi đột nhiên lại cảm thấy chán ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi đã lớn, nên đè lên một số cơ quan nội tạng của người mẹ trong đó có cả đường tiêu hóa. Điều này khiến nhu động ruột hoạt động chậm hơn, dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu… ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của các mẹ bầu.

Song, bác sĩ cho biết đây là một hiện tượng bình thường, vì vậy các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Và để cải thiện tình trạng chán ăn này, mẹ bầu có thể chia nhỏ ra ăn thành nhiều bữa, 5 – 6 bữa/ngày để giảm cảm giác bị đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…

4 dấu hiệu amp;#34;nguy hiểmamp;#34; ở mẹ bầu nhưng lại chứng tỏ em bé đang phát triển tốt - 3

Để giảm tình trạng chán ăn khi mang thai, các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn ra, từ 5-6 bữa/ngày (Ảnh minh hoa).

2. Đau mu

Triệu chứng đau xương mu gây khó khăn trong cử động ở tam cá nguyệt thứ 3 là điều bình thường và triệu chứng này sẽ dần hồi phục sau khi sinh con. Theo bác sĩ, do thai nhi lớn lên từng ngày nên áp lực lên vùng bụng của mẹ bầu cũng tăng theo. Do đó, một số mẹ bầu có vóc người nhỏ thì triệu chứng đau xương mu và đau thắt lưng sẽ xảy ra và ngày một đau hơn. Điều này khiến các mẹ bầu khó khăn trong chuyện thay đổi tư thế ngồi nằm đứng hay đi lại.  

3. Đau tức ngực

Theo bác sĩ, có đến 90% các mẹ bầu bị đau tức ngực trong quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể của thai phụ tiết hormone để chuẩn bị tạo sữa cho em bé bú sau khi sinh nở. Thế nên, các mẹ bầu đừng quá lo lắng về hiện tượng này.

4. Cơn gò tử cung

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ thỉnh thoảng có cảm giác căng cứng bụng và hơi đau nhẹ. Vì thế, nhiều mẹ lo lắng sợ mình sinh non nên vội vàng đi khám bác sĩ. Song, bác sĩ cho biết đây chỉ là những cơn co thắt giả mà cơ thể tạo ra để chuẩn bị cho ca vượt cạn chính thức. Do đó, nếu mỗi cơn gò diễn ra dưới 30 giây là tuần suất lặp lại cơn gò không nhiều thì bạn không nên lo lắng. Hãy thả lỏng cơ thể, thư giãn, hít thở sâu rồi cơn co thắt giả sẽ mau chóng qua đi.

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Tɦeo lời ƙể củɑ ɓác sĩ пɦi ɾằпɢ ôпɢ ƙɦá ɓấł пɢờ ƙɦi пɦiềᴜ ɓà ɱẹ łɦườпɢ пɦầɱ lẫп ɢiữɑ ɦɑi ʋiệc: cɦo пước łɾước ɦɑy ᵭổ ɓộł sữɑ łɾước?