4 thói quen của mẹ khi mang thai làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn quấn cổ có thể không nguy hiểm cho tất cả trường hợp nhưng đặt mẹ và thai nhi vào tình huống sinh khó, phải theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ.
Bạn em có thai được 6 tháng. Chồng đi công tác xa. Hai vợ chồng lại không có ai có đỡ đần vì cha mẹ đều già yếu. Thế nên, mỗi lần nhỏ đi khám thai đều phải đi một mình. Sẵn hôm trước đúng ngày nghỉ phép, em cùng nhỏ đi khám cho yên tâm. Đến lúc siêu âm, bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Vừa không có chồng bên cạnh, vừa lo lắng con trong bụng sẽ bị ngạt nên khi hay tin nhỏ bật khóc, liên tục hỏi bác sĩ nguyên nhân là gì bởi đã rất cẩn thận trong suốt thời gian mang thai.
Bác sĩ có giải thích rằng phần lớn dây rốn quấn cổ thai nhi không phải ngẫu nhiên. Mặc dù tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có liên quan đến độ dài của chính dây rốn nhưng nước ối và chuyển động của thai nhi lại liên quan mật thiết hơn đến thói quen sinh hoạt của mẹ. Vậy những thói quen xấu khi mang thai dễ khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ gồm những gì?
Thứ nhất: Mẹ bầu tập thể dục quá sức
Nếu mẹ bầu tập thể dục quá sức khi mang thai, thai nhi không được nằm yên trong bụng, dễ bị bồn chồn dẫn đến việc thai nhi buộc phải cử động thường xuyên. Điều này có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Thế nên, trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, bà bầu không nên vận động gắng sức. Nếu muốn vận động nên đi bộ ngoài trời vào ban đêm khoảng 30 phút sẽ có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi.
Thứ hai: Tư thế ngủ không đúng
Nếu mẹ bầu nằm ngủ không đúng tư thế hoặc trở người liên tục trong khi ngủ rất dễ khiến dây rốn quấn cổ. Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu cố gắng ngủ nghiêng về bên trái, tư thế ngủ này giúp tử cung không đè nén động mạch chủ và có thể cung cấp cho thai nhi nhiều oxy và dinh dưỡng hơn.
Thứ ba: thường xuyên thức khuya khi mang thai
Một số bà bầu trẻ rất thích thức khuya bởi có thói quen lướt mạng, xem tin tức hoặc xem phim. Nếu lịch làm việc của mẹ bầu không đều đặn sẽ dễ khiến thời gian vận động của bé bị xáo trộn và có thể khiến thai nhi phải di chuyển thường xuyên, đẩy nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi tăng cao.
Thứ tư: Thích sờ bụng phụ nữ mang thai
Sau 4 tháng mang thai, mẹ bầu đã cảm thấy thai nhi chuyển động. Một số bà bầu muốn tương tác với con nên mỗi khi thấy em bé cử động là mẹ bầu lại thích được chạm vào. Nếu bà bầu chạm vào bụng quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bé sẽ di chuyển qua lại khiến dây rốn quấn cổ.
Vì vậy, để tránh thai nhi bị dây rốn quấn cổ, bà bầu nên làm những điều sau:
1. Kiểm tra cử động của thai nhi thường xuyên. Nếu phát hiện những cử động bất thường của thai nhi cần đến bệnh viện ngay lập tức;
2. Giảm những động tác mang tính kích thích lên vùng bụng và ít vận động gắng sức hơn;
3. Không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày;
4. Chọn ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm không đúng tư thế.
Link nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/4-thoi-quen-cua-me-khi-mang-thai-lam-tang-nguy-co-day-ron-quan-co-thai-nhi
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.