RSS

Người dốt nghĩ mình luôn đúng trong mọi trường hợp

Gặp xung đột, người thông minh có thể đồng cảm với người khác và nhìn nhận tình huống từ quan điểm của người khác. Họ kiên nhẫn, sẵn sàng lắng nghe và thay đổi ý kiến của mình nếu cần thiết.

Ngược lại, người dốt không ngừng tranh luận và sẽ không thay đổi ý kiến ngay cả khi người kia có những lý lẽ rất hợp tình hợp lý. Thêm vào đó, những người ngu dốt không thể nhận ra rằng người khác có năng lực và thông minh hơn mình.

Trong tâm lý học, đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger. Nó xảy ra khi những người kém năng lực đánh giá quá cao bản thân và khả năng của mình trong khi đánh giá thấp các kỹ năng và trí thông minh của người khác.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người thông minh luôn cho rằng người khác đúng. Họ chỉ là phân tích các lập luận và cố gắng khách quan trước khi quyết định điều gì đúng và điều gì sai.

Người dốt thường lớn tiếng và quá tự hào vào bản thân. Ảnh: New York Post.

Người dốt thường lớn tiếng và quá tự hào vào bản thân. Ảnh: New York Post.

Người dốt đổ lỗi cho người khác vì sai lầm của chính mình

Một người thông minh và chân chính sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình mà luôn có trách nhiệm và nghiêm túc nhận lỗi khi mắc sai lầm. Trong khi những người dốt thì làm ngược lại. Họ thích được người khác thương hại hơn là thừa nhận mình đã phạm sai lầm. Và họ sẽ đẩy trách nhiệm của mình cho người khác bất cứ khi nào có thể.

Bằng cách này người ngu dốt sẽ mãi không thể tiến bộ, còn người thông minh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ chính sai lầm của mình.

Người dốt không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của người khác

Người thông minh là người biết đồng cảm. Họ không gạt bỏ cảm xúc và ý kiến của người khác, để từ đó họ hiểu các quan điểm khác nhau và nhìn vào một tình huống từ nhiều khía cạnh, xem xét vấn đề một cách khách quan.

Russel James, một giáo sư tại Đại học Texas Tech, đã phân tích hơn 1.000 người Mỹ và phát hiện ra rằng những người thông minh thường cho đi mà không mong đợi nhận lại bất cứ điều gì, trái ngược so với những người dốt. Điều này chỉ ra rằng những người thông minh hiểu hơn về nhu cầu và cảm xúc của người khác và có xu hướng giúp đỡ người khác nhiều hơn.

Người dốt hung hăng và tức giận trong mọi tình huống xung đột

Người thông minh cũng không tránh khỏi sự tức giận. Nhưng, họ học được cách kiểm soát cảm xúc và chấp nhận chúng để có một tâm trạng tốt hơn, trong khi người dốt thì luôn luôn tức giận trong mọi trường hợp.

Người dốt thường nổi giận và hung hăng mỗi khi mọi thứ không diễn ra theo cách mà họ muốn. Họ gây hấn để bảo vệ bản thân và vị trí của mình mỗi khi cảm thấy không kiểm soát được tình huống hoặc một ai đó.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan phát hiện ra rằng hành vi hung hăng có tương quan trực tiếp với chỉ số IQ thấp hơn.

Người dốt luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác

Người thông minh không sợ sự cạnh tranh. Họ cố gắng giúp đỡ người khác và truyền cảm hứng cho người khác để họ tốt hơn mình. Những người thông minh có lòng tự trọng cao và họ chia sẻ kiến thức của mình với người khác một cách vô tư.

Trong khi đó những người ngu dốt cố gắng để được công nhận là giỏi hơn những người khác. Họ thậm chí sẽ tìm cách thao túng và hạ bệ người khác vì sự ích kỷ của mình. Họ luôn phán xét, đầy định kiến và nghĩ rằng mình giỏi hơn bất kỳ ai khác.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.