RSS

50 vận động viên Commonwealth Game bỏ trốn tại Úc xin cấp visa tị nạn

22:00 24/05/2018

Trong số hơn 250 vận động viên và các quan chức ngoại quốc đã trốn lại ngay khi Đại Hội Thể Thao Khối Thịnh Vượng Chung kết thúc, có 200 người đã nộp đơn xin visa tỵ nạn và đã được cấp visa tạm thời trong lúc chờ xét hồ sơ.

Tổng trưởng Di trú quyết truy tìm 50 người còn lại và sẽ trục xuất họ.

Hầu hết hiện xin tỵ nạn và đã được cấp visa tạm thời trong khi các trường hợp của họ được cứu xét. Thế nhưng có 50 người không nạp đơn để được phép tạm trú và ông Dutton cho biết họ sẽ bị tìm thấy và bị trục xuất.

Tổng Trưởng Di Trú Peter Dutton trước đây từ chối tuyên bố về chuyện nầy, thế nhưng Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ là bà Malisa Golightly đã tiết lộ các con số trong một buổi điều trần trước Ủy Ban Ước Chi Thượng Viện.

“Có 200 người hiện được tạm trú hợp pháp ở Úc do họ nạp đơn xin các loại visa khác nhau, như vậy hiện còn khoảng 50 người còn ở lại Úc một cách bất hợp pháp.”

“Thông điệp của tôi đến những người nầy là họ nên xét lại trường hợp của mình một cách cẩn thận, bởi vì chúng tôi không để cho bất cứ ai lợi dụng và sẽ xem xét chặt chẽ các đơn xin của những cá nhân nầy,” Tổng trưởng di trú Peter Dutton.

Một công tác phối hợp giữa Bộ Nội Vụ và cảnh sát nhắm vào việc trục xuất 50 người có visa hết hạn, thế nhưng không xin visa bảo vệ.

Ông Dutton cho biết, chính phủ sẽ hành động nhanh chóng với những người nầy.

“Chúng tôi cần cộng tác với các nước, với Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Khối Thịnh Vượng Chung và các cơ quan của tiểu bang, để nhanh chóng xét duyệt tình trạng của các cá nhân nầy và nếu họ bị tìm thấy mà không có visa nào bảo vệ, thì họ sẽ bị trục xuất ngay chyến bay sớm nhất”.

Trong khi đó luật sư tranh đấu cho người tỵ nạn là ông David Manne đại diện cho một số người xin visa bảo vệ, đã bác bỏ các bình luận nói trên.

“Hãy xem, mọi chuyện chỉ xoay quanh việc chính phủ  bắt bớ và trục xuất họ không chỉ không cần thiết, mà thực sự thiếu mất quan điểm là xin tỵ nạn là một cái quyền chứ không phải là tội lỗi chi cả”.

Hàng năm có khoảng 60 ngàn người ở quá hạn visa tại Úc và ông cho biết nhiều người đã nạp đơn xin ở lại.

“Thực sự chẳng có gì bất thường đối với những người đến nước nầy bằng một visa và sau đó xin được bảo vệ như một người tỵ nạn, tôi muốn nói là chuyện nầy xảy ra mỗi ngày trong tuần”.

Những người tầm trú và ở quá hạn visa sau Đại Hội Thể Thao Khối Thịnh Vượng Chung được tổ chức tại Gold Coast, được biết đến từ 12 quốc gia trong số 53 nước thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung.

Chính phủ Úc đã ra các cảnh cáo về đi lại với hầu hết những người nầy, thế nhưng ông David Manne cho biết nhiều người mất tích có các lý do của họ.

“Đây là những người lo sợ khi trở về quê quán của họ, một số các nước đó là ở Phi Châu nơi nổi tiếng với những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng và rộng khắp đối với người dântại những nước đó”.

Được biết sau Đại Hội Thể Thao tổ chức tại Melbourne hồi năm 2006, hàng chục người thuộc các quốc gia tương tự đã nhận được tư cách tỵ nạn.

Trong khi đó ông Dutton bênh vực cho cách giải quyết của Bộ ông, về vấn đề visa của Đại Hội Thể Thao Khối Thịnh Vượng Chung.

“Rõ ràng là mọi việc kiểm tra về sức khỏe, an ninh mọi thứ đều được thực hiện và chẳng có sự thoả hiệp nào trong bất cứ tiến trình xét duyện nói trên, thế nhưng đây là phí tổn khi tổ chức một sự kiện như Đại Hội Thể Thao nầy”, Peter Dutton.

Theo SBS Vietnamese

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.