8 điều ở cha mẹ khiến con tɾẻ sợ nhất, bạn có biết không?
Là những người làm cha làm mẹ, đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, rốt cuộc con trẻ sợ điều gì nhất ở cha mẹ? Chắc hẳn nhiều người sẽ lắc đầu không biết, bởi họ chưa thực sự thấu hiểu hết cảm giác của con mình. Hãy lắng nghe xem con sợ gì nhé!
1. Cha mẹ nổi cáu giận dữ
Thực ra, trẻ nhỏ cũng giống như những cây bút sáp màu, vừa xinh đẹp mềm mại, song, cũng đùa giỡn ương bướng. Nhiều khi cha mẹ gọi thúc giục nhiều lần mà đứa trẻ vẫn không nhúc nhích có phản ứng, sau một ngày làm việc mệt nhọc, gặp tình huống như vậy thì cha mẹ thường khó mà kìm nén được cảm xúc, liền lập tức giận dữ quát to lên.
Đối với con trẻ, quát to sẽ làm cho chúng hoảng sợ, trong khi sợ hãi trẻ sẽ tạm thời không có những hành vi khiến cha mẹ phiền lòng. Nhưng đối với đứa trẻ thì nó sẽ như thế nào đây? Sẽ có một số khả năng sau:
– Một mực nghe theo cha mẹ, cha mẹ bảo làm gì thì liền làm đó.
– Bé sợ hãi ngây người, đứng sững sờ một chỗ không dám nhúc nhích.
– Bật khóc lớn, không chịu làm bất cứ việc gì.
– Cũng bắt chước biểu hiện của cha mẹ, hung hăng giận dữ, bắt lấy vật khác ném xuống đất.
Có thể nói, trẻ nhỏ rất mẫn cảm đối với tâm tình của cha mẹ. Bởi vậy, cha mẹ giận dữ, sẽ nhất định ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc của con. Song, con trẻ còn không thể nào hiểu được vì sao cha mẹ lại có thái độ giận dữ đối với mình.
Có rất nhiều cha mẹ sau khi cáu giận, đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn vâng lời, tuy nhiên chúng vẫn không biết vì sao cha mẹ cáu và cũng không biết mình đã làm gì sai. Trong cuộc sống hàng ngày, tốt nhất là không nên có thái độ giận dữ đối với con trẻ, nhưng nếu cha mẹ không giữ được bình tĩnh mà giận dữ với con, thì sau đó nên phải giải thích rõ ràng với con, nói cho con biết con làm sai điều gì, và yêu cầu lần sau không nên làm như thế.
Đồng thời cha mẹ cũng cần thông qua hành động của mình để cho con cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương. Nếu có thể, trước khi phát ra giận dữ nên đưa ra lời cảnh báo: “Mẹ đang rất giận, con có thể dừng ngay lại được không”, “Hôm nay tâm trạng mẹ không được tốt, con tốt nhất đừng…”.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nhất quyết không thể bởi vì phát giận xong rồi cảm thấy có lỗi với con mà lại buông lỏng các yêu cầu đối với con, điều gì đáng nên nghiêm khắc thì cần tiếp tục nghiêm khắc.
2. Cha mẹ xem nhẹ những ưu điểm của con
Làm cha làm mẹ, ai cũng hy vọng con của mình những điều tốt nhất, luôn mong con mình trở thành người xuất sắc nhất. Nhưng mà, cũng ở trong mắt cha mẹ, con của mình luôn không tốt bằng con người khác. Điều này cuối cùng là vì sao vậy?
Điều này bắt nguồn từ tâm lý của các bậc cha mẹ mong chờ con mình trở thành xuất sắc hơn những đứa trẻ khác. Nhưng mỗi người đều có những ưu điểm cũng như khuyết điểm của mình, thì trẻ nhỏ cũng vậy. Cha mẹ hàng ngày cùng sinh hoạt với con trẻ trong một nhà, cho nên toàn nhìn thấy những khuyết điểm của con, mà lờ đi những ưu điểm của chúng.
Trong cuộc sống, cha mẹ thường hay đem những mặt thiếu sót của con mình ra so sánh với những mặt tốt đẹp của những đứa trẻ khác, thậm chí đem những mặt xuất sắc của những đứa trẻ khác mà khen ngợi hết lời, với ý định là kích thích con của mình để nó cố gắng đạt được như vậy, nhưng thực tế lại làm tổn thương đến tâm lý của con, có khi lại trở thành nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến con trẻ cả một đời.
Mỗi đứa trẻ đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng của mình, mặc dù trẻ nhỏ có tư chất khác nhau, khả năng học tập và nắm bắt sự việc có nhanh có chậm khác nhau, thành tích học tập cũng có đứa cao đứa thấp không giống nhau, tuy nhiên để nhận xét trẻ nhỏ là thông minh hay không thông minh, có năng lực hay không, thì không thể chỉ xét về một phương diện được.
Làm cha mẹ, không thể chỉ dựa vào tướng mạo, thành tích các loại để nhận định rằng con của mình không bằng con người khác, hoặc nhận định con mình không có tương lai; mà là phải biết những ưu điểm của con cái, phải biết được những điểm khác biệt giữa con mình và người khác, tin tưởng con của mình là ưu tú để khích lệ trẻ.
3. Thiên vị – yêu thương các con không đồng đều
Bố mẹ thiên vị, làm cho con trẻ từ nhỏ lớn lên như một cái bóng thừa thãi trong mắt cha mẹ, cùng là con của cha mẹ, nhưng tiền tiêu vặt, quần áo, đi chơi… sẽ không giống nhau, việc này sẽ tạo thành một trở ngại trong tâm lý của con trẻ. Rất nhiều nghiên cứu phát hiện, cha mẹ thiên vị sẽ tạo thành ảnh hưởng không tốt đối với tâm lý của trẻ, sẽ khiến cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, thậm chí là trẻ đã trưởng thành xuất hiện những vấn đề về hành vi và tâm lý.
Cho dù sau này khi chúng đã trưởng thành và sống xa gia đình trong thời gian dài, hoặc đã xây dựng gia đình riêng của mình, thì những ảnh hưởng kia vẫn còn tồn tại.
Hơn thế nữa, cho dù là trẻ được thiên vị, hay là trẻ bị lạnh nhạt, hay là trẻ được đối xử bình thường, chỉ cần nhìn thấy cảnh cha mẹ bất công, đều sẽ bị tổn hại. Trẻ bị lạnh nhạt sẽ xuất hiện tâm lý uất ức, căm ghét và oán hận đối với cha mẹ, còn trẻ bị thiên vị sẽ xuất hiện tâm lý coi thường hay ghét bỏ người anh em hay chị em của mình.
4. Cha mẹ cãi nhau
Một tổ chức nghiên cứu tâm lý tiến hành khảo sát đối với hơn 3.000 học sinh tiểu học, trong đó có đưa ra một câu hỏi “Cháu sợ điều gì ở cha mẹ nhất?”. Và câu trả lời nhiều nhất là “điều cháu sợ nhất, đó là ba mẹ giận dữ, ba mẹ cãi nhau”. Còn có một bạn nhỏ viết tường tận rằng: “Cháu sợ nhất là lúc ba tức giận, dáng vẻ của ba lúc ấy thật hung dữ, khiến cho mẹ phải khóc, còn cháu thì sợ sệt chẳng khác nào một con chuột nhỏ, tim đập loạn xạ, cũng không nuốt nổi cơm…”.
Phụ huynh thường cho rằng con trẻ còn nhỏ, cho nên giữa vợ chồng nói như thế nào, làm việc gì thì sẽ không ảnh hưởng gì đến con. Kỳ thực, có một số trẻ nhỏ với đôi mắt trong sáng của mình đã sớm ghi nhớ như in từng hành động và lời nói của cha mẹ.
Thậm chí, có một số gia đình, vợ chồng thường xuyên cãi nhau, to tiếng mắng chửi, thậm chí là động thủ đánh nhau, không khí gia đình thường lâm vào tình trạng căng thẳng, điều này sẽ tạo áp lực lên tâm lý của con trẻ. Cũng có những gia đình, có những bất đồng trong tình cảm và tư tưởng cho nên thường ít nói chuyện, trao đổi với nhau, không khí gia đình thật lạnh nhạt, điều này cũng tạo áp lực tâm lý cho trẻ, về lâu dài sẽ tổn hại đến sức khỏe tâm lý của trẻ.
Dần dần làm cho đứa trẻ trở nên cô độc, hờ hững với mọi thứ, bướng bỉnh, hoặc sẽ lỗ mãng, tâm lý dễ trở nên lệch lạc. Cho nên, các bậc cha mẹ yêu thương con cái mình nên ghi nhớ rằng, hãy tạo không khí gia đình ấm áp, đầy yêu thương vì sự trưởng thành toàn diện của con trẻ.
5. Cha mẹ không giữ chữ tín, hay thất hứa
Không chỉ vậy, có nhiều bậc cha mẹ nói mà không giữ lời, nhất là trong việc học tập của con. Một số cha mẹ vì muốn con hoàn thành bài tập mà đã đồng ý một vài điều kiện nào đó, nhưng khi con cái đã hoàn thành xong yêu cầu, thì cha mẹ lại thay đổi hoặc từ chối.
Chẳng hạn như có vị cha mẹ nói: “con nhanh làm bài tập đi, làm xong sẽ cho con xem phim”, nhưng khi đứa trẻ làm xong bài tập rồi thì cha mẹ lại tiếp tục giao thêm một số bài tập khác. Hoặc có cha mẹ hứa với con rằng chỉ cần thi đạt thành tích tốt thì sẽ được thưởng cái này cái kia, đến khi con thi đạt được thành tích tốt rồi, cha mẹ lại lờ đi không hề thưởng gì cho con.
Trẻ nhỏ rất ghét việc cha mẹ dễ dàng đồng ý nhưng sau đó lại thay đổi không giữ lời, nói nhưng không giữ uy tín, cứ như thể “nói cho có” với mình. Mất lòng tin đồng thời mất uy tín, cha mẹ nói lời nhưng không giữ lời, không những sẽ đánh mất niềm tin của con cái, còn ảnh hưởng không tốt đối với sự trưởng thành của con trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con trẻ.
Con trẻ sẽ nhận thấy rằng, người khác nói chuyện có thể không chịu trách nhiệm, đáp ứng với người khác rồi cũng có thể không thực hiện. Như vậy, chính bản thân đứa trẻ đó cũng sẽ dễ dàng hình thành một thói quen xấu như “không giữ lời” hoặc “xem nhẹ lời hứa”. Đến lúc trưởng thành, thói quen “không giữ lời” kia sẽ khiến cho bản thân đứa trẻ đánh mất rất nhiều bạn bè và cơ hội tốt.
Làm một người cha mẹ nói lời giữ uy tín thì nhất định không nên dễ dàng và tùy tiện hứa hẹn, không cần chỉ vì đạt được mục đích trước mắt, mà tùy tiện đáp ứng yêu cầu của con. Khi con trẻ đưa ra yêu cầu, cha mẹ cần nghiêm túc suy nghĩ xem yêu cầu đó có hợp lý hay không, có thể hứa hẹn được hay không, nếu hợp lý thì nên hứa hẹn, nếu thực sự bằng lòng thì cần phải tôn trọng, thực hiện lời hứa.
6. Cha mẹ không vui vẻ với bạn bè của con
Khi con lớn lên, cũng hy vọng có được một số bạn bè thân thiết để cùng nhau chia sẻ những vui buồn. Tin chắc rằng các bậc cha mẹ cũng đều hy vọng con mình là người có các mối quan hệ, giao tiếp tốt. Song có một số cha mẹ, có thể là do một vài người bạn của con có những khuyết điểm như: không hiểu lễ phép, hoặc rất tính toán, hoặc hay bắt nạt người khác, hay nói dối… cho nên không ưa thích bọn trẻ.
Theo sự phát triển về thể chất và tâm lý, con trẻ hy vọng cha mẹ đều lấy tư cách “người lớn” để đối xử với mình, tôn trọng chúng trong việc lựa chọn bạn bè. Nếu cha mẹ luôn quản lý trong việc con nên kết giao hay không kết giao hoặc biểu đạt sự không thích đối với bạn bè của con, sẽ khiến cho con trẻ phản cảm, khó chịu, vì thế sẽ tạo thành sự ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ nên tôn trọng bạn bè của con. Cha mẹ nên đứng ở góc độ của con trẻ để có thái độ đối đãi với bạn bè của con, nên đặt mình vào vị trí của con để xem xét, tôn trọng và ủng hộ sự lựa chọn kết bạn của con. Cha mẹ cần nên chấp nhận việc chọn bạn bè chơi thân của con, tuy có lúc sẽ có sai biệt, cũng nên tôn trọng sự sai biệt đó.
Nếu có thể tôn trọng và giữ thể diện cho con trước mặt bạn bè, thì con trẻ cũng sẽ tôn trọng và giữ thể diện cho cha mẹ ở trước mặt bạn bè của cha mẹ. Con trẻ có thể cùng với người khác xây dựng được một tình bạn thân thiết, là xây dựng được mối quan hệ cơ bản nhất trong các mối quan hệ giao tiếp của con người.
7. Không kiên nhẫn giải đáp những câu hỏi của con
Thực ra, tính tò mò hiếu kỳ là bản chất của mỗi con người, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ nhỏ thì sự hiếu kỳ hết sức lớn. Nhưng có không ít bậc cha mẹ lại không xem vấn đề này của con là quan trọng, không muốn làm người thầy đầu tiên trong đời của con trẻ.
Nhiều cha mẹ ngại con trẻ phiền, nói hai ba câu liền la mắng hoặc dọa đánh con, con trẻ tuy còn nhỏ nhưng cũng có thể cảm nhận được thái độ của cha mẹ, cha mẹ có thái độ thờ ơ hay qua loa sẽ khiến cho trẻ nghĩ rằng mình hỏi vấn đề không nên hỏi, hoặc là mình không nên đặt câu hỏi, làm cho trẻ dần dần mất sự tự tin vào năng lực của bản thân.
Cha mẹ chỉ trả lời qua loa còn khiến cho trẻ dần mất đi sự nhiệt tình trong việc thắc mắc đặt câu hỏi, cũng dần dần sẽ mất đi sự hiếu kỳ và mong muốn tìm hiểu học hỏi. Hiểu biết lơ mơ, tin vào câu trả lời của cha mẹ, trẻ nhỏ luôn tin tưởng vào lời nói của cha mẹ.
Chính vì thế khi cha mẹ trả lời sai vấn đề, con trẻ cũng sẽ xem đó là chân lý và ghi nhớ kỹ, một khi quan niệm sai lầm được tiếp nhận vào đầu não, sau này muốn sửa đổi thực rất khó.
Nếu nói không có thời gian để giải đáp thắc mắc của con trẻ, thì chỉ là lấy cớ mà thôi, không nên lấy đó làm lý do. Nếu lúc con trẻ đặt câu hỏi mà cha mẹ thực sự không có thời gian trả lời, thì cũng nên khẳng định vấn đề của con, rồi mới nói rõ với con biết rằng hiện tại cha mẹ không có thời gian trả lời con, sẽ trả lời con khi có thời gian và đưa ra mốc thời gian có thể thực hiện điều đó.
Thích đặt câu hỏi hay thắc mắc là thể hiện lòng hiếu kỳ ham tìm hiểu của đứa trẻ. Đứa trẻ hay đặt câu hỏi thường ham học hỏi và suy xét phân tích, thích hoạt động. Cha mẹ nên kịp thời giải thích và khuyến khích những câu hỏi của con, để con trẻ cảm thấy đặt câu hỏi là một việc vui vẻ thích thú. Việc đưa ra những câu hỏi sẽ có lợi cho việc phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
8. Cha mẹ chỉ trích con trước mặt người khác
Người đến khách đi, bạn bè gặp nhau, nói chuyện hỏi han, đề tài con cái thường hay được nhắc đến nhiều nhất. Có rất nhiều cha mẹ thường ở trước mặt mọi người vui vẻ ‘vạch trần’ những điểm không tốt của con mình, tựa như muốn kể khổ với người khác, ý muốn nói rằng mình nuôi dạy được một đứa trẻ như vậy thật không dễ dàng gì.
Cũng có cha mẹ chỉ một mực kể những điểm yếu của con, chỉ muốn tranh thủ được những lời cảm thông của người khác, nhiều khi nói con mình thành như “vô dụng”. Kỳ thực, điều này, vô tình khiến cho con trẻ cảm thấy mình thật vô dụng, cái gì cũng không làm tốt, không được ai công nhận, học tập không tốt, tướng mạo cũng không đẹp, giao tiếp không tốt, việc nhà làm cũng không xong, đứa trẻ cảm thấy mình làm cho cha mẹ xấu hổ, cũng cảm thấy cha mẹ đối với mình bất mãn, từ đó nảy sinh tâm lý mặc cảm, tâm lý tự ti, xa lánh mọi người.
Có thể nói 8 việc nêu trên là những việc mà con trẻ sợ nhất về cha mẹ mình. Bên cạnh đó, chúng còn rất sợ trong gia đình có không khí lãnh đạm, căng thẳng, nặng nề, bạo lực hoặc một gia đình thờ ơ lặng lẽ như không có sự sống vậy. Trong mắt con trẻ, cha mẹ là những người tốt nhất, yêu thương chúng nhất, và một gia đình hạnh phúc là một gia đình có không khí ấm áp, tràn ngập sự thương yêu, thoải mái, khoan dung, và tràn ngập vui vẻ và sự sống.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.