RSS

Bác sĩ ở Úc kể về nỗi sợ bị kỳ thị g.iết c.hết bệnh nhân ung thư gốc Á

18:09 29/12/2018

Chỉ vì sợ bị kỳ thị, nghĩ rằng ung thư có thể lây lan mà nhiều người gốc Á đã giấu giếm bệnh tật và qua đời vì căn bệnh nguy hiểm này.

Câu chuyện trên được chính bác sĩ Cannas Kwok, 50 tuổi ở Úc chia sẻ.

Theo nữ bác sĩ, khi bà mới 14 tuổi, mẹ bà qua đời vì ung thư vú vào năm 1983 ở Hong Kong. Hiện tại, dù đã chuyển tới Sydney, Úc sinh sống nhưng nữ bác sĩ vẫn nhớ lại những ngày mẹ mình không thể ăn, ngủ hay thở.

Bác sĩ Kwok cho biết, khi mẹ bà bị bệnh, ung thư là chuyện riêng và chỉ được đề cập đến trong phạm vi gia đình.

Năm 1993, khi tới Sydney, Kwok nhận thấy chính phủ Australia nỗ lực thúc đẩy sàng lọc ung thư vú thông qua áp phích, quảng cáo trên truyền hình và mạng xã hội.

Vậy nhưng những phụ nữ gốc Á còn rất e dè. Và chính vấn đề này trở thành lý do để nữ bác sĩ 50 tuổi thực hiện đề tài tiến sĩ vai trò của văn hóa trong hành vi sàng lọc ung thư vú.

Đề tài này được đăng tải trên tờ Australian and New Zealand Journal of Public Health. Theo đó, nghiên cứu của bác sĩ Kwok chỉ ra người Úc gốc Á có tỷ lệ mắc ung thư cao.

Lúc được phát hiện, hầu hết đã bước sang giai đoạn nặng. Xu hướng trên cũng xuất hiện ở người nhập cư Mỹ gốc Á.

Cụ thể, Viện Phòng tránh Ung thư California phát hiện tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ Mỹ gốc Á tăng liên tục từ năm 1988 đến 2013.

Còn tại Canada, nghiên cứu do Bệnh viện Đại học Phụ nữ và Viện Dịch vụ Đánh giá Lâm sàng tiến hành kết luận người gốc Á là nhóm ít sàng lọc ung thư vú nhất do rào cản ngôn ngữ, sự kỳ thị văn hóa và mạng lưới hỗ trợ yếu kém.

Nói về vấn đề này, Nabila Farooq 52 tuổi, một người Anh gốc Pakistan, làm nhiệm vụ trợ giúp bệnh nhân ung thư ở Manchester cho biết bà đã gặp không ít phụ nữ Đông Nam Á cố giấu giếm thân nhân về tình trạng sức khỏe.

Quyết định này xuất phát từ nỗi lo ung thư vú có thể di truyền hoặc niềm tin căn bệnh do chúa trời trừng phạt.

Ảnh: MIMS General News.

Bác sĩ Kwok cũng nói thêm: "Một số phụ nữ tin rằng họ sẽ không bị ung thư vú nếu chung thủy với chồng. Đối với chuyên gia y tế, điều này thật vô lý nhưng quan niệm này vẫn đeo bám nhiều chị em".

Còn theo Judi Mark 62 tuổi chuyển từ Hong Kong đến Canada từ nhỏ. Bà sống tại Montreal, nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính và bố của bà không thể giao tiếp với bác sĩ khi bị ung thư gan.

Đáng nói, bốn thành viên khác trong gia đình Mark cũng qua đời vì ung thư khiến người xung quanh tưởng rằng bệnh có thể lây lan.

Jenny Truong 24 tuổi, người Canada gốc Việt cho biết, ung thư trở thành chủ đề "không được nhắc đến" từ ngày ông cô bị ung thư tuyến tiền liệt.

Liên quan đến vấn đề này, bà Grace Yoo, chuyên gia nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học Bang San Francisco chia sẻ, phần lớn người cao tuổi gốc Á vẫn nghĩ ung thư là bản án tử hình vì thiếu hiểu biết.

Trước tình trạng trên, một số cá nhân và tổ chức quyết định hỗ trợ người gốc Á thay đổi.

Theo đó, bà WaiLo Li, một phụ nữ quốc tịch Anh gốc Trung Quốc chia sẻ video thân nhân ôm hôn người mẹ bị ung thư vú giai đoạn IV của mình nhằm khuyến khích cộng đồng cởi mở hơn về căn bệnh. C

Còn các tổ chức như Joylife Club (Mỹ) và Asian Breast Cancer Support Group (Anh) tổ chức những buổi gặp mặt để cải thiện cảm xúc, tâm lý cho bệnh nhân ung thư gốc Á.

Bác sĩ Kwok thừa nhận rất khó thay đổi suy nghĩ thế hệ trước về ung thư.

Nhưng thế hệ trẻ chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt nếu được tìm về những người chiến thắng ung thư cũng như gia đình họ.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.