Bầu với bạn trai Tây hơn 20 tuổi quen qua mạng, cô gái Việt sang Úc nuôi con sung sướng
Chỉ sau 3 tháng nói chuyện qua app hẹn hò, chị Huyền đã tìm được một người đàn ông ngọt ngào và có một cuộc sống làm mẹ viên mãn ở nước Úc.
Chuyện yêu và cưới qua mạng xã hội vốn không còn xa lạ nữa, nhưng việc chọn được một anh chồng Tây “chuẩn soái ca” thì vẫn chưa có nhiều. Câu chuyện của chị Huyền (30 tuổi) quen anh chồng người Úc hơn 20 tuổi của mình - Aaron qua một app hẹn hò và nên duyên sau 3 tháng chuyện trò từ xa là một trong số ít những mối tình đẹp như cổ tích. Bởi ngờ đâu, chị Huyền lại tìm được một người chồng tâm lý, cưng chiều mình hết mực và dành cho chị tất cả những điều tốt đẹp nhất. Sau khi chị sinh con, cuộc sống làm mẹ nơi xứ người cũng trở nên êm ái và ngọt ngào hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ từ chồng.
Câu chuyện tình yêu của chị Huyền với người chồng Úc nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng.
Khi chia sẻ câu chuyện của mình lên một group mạng xã hội, Huyền đã nhận lại được “bão like” từ cộng đồng. Hàng nghìn bình luận để lại đều bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tổ ấm nhỏ dễ thương của Huyền và Aaron.
Những sẻ của chị Huyền xoay quanh tình yêu và cuộc sống làm mẹ chắc chắn sẽ chứa đựng rất nhiều điều thú vị:
Nhiều người tò mò khi biết chị quen ông xã qua app hẹn hò. Chị có thể kể rõ hơn về câu chuyện tình đặc biệt của mình?
Cách đây 3 năm, hai vợ chồng mình vô tình quen nhau qua một app hẹn hò. Cứ nói chuyện thấy hợp thì bị cuốn vào nhau cả ngày 24/24. Sau 3 tháng nói chuyện, gọi video, anh ấy sang Việt Nam để gặp mình. Và ngay từ lần gặp đầu tiên, mình đã vô cùng ấn tượng và đổ rạp hoàn toàn bởi sự ngọt ngào của anh ấy. Bởi không chỉ là sự ngọt ngào dành cho mình mà còn là dành cho mọi người xung quanh.
Bạn tưởng tượng nhé: Anh ấy mở cửa xe cho mình mọi nơi mình đi vào, và nếu có ai ở phía sau mình, anh cũng giữ cửa đợi mọi người qua hết. Lần đi Đà Lạt chơi, thấy 2 người phụ nữ bị chết máy xe, anh vòng xe quay lại giúp tới khi xe 2 chị ấy chạy được mới chịu về. Có lần chờ xe ở bến xe miền Đông, gặp 1 cặp đôi cãi nhau, chị gái quỳ xuống khóc lóc năn nỉ anh kia, còn chồng mình cứ đứng 1 bên nhìn để đảm bảo chị kia không bị đánh…
Anh ở lại Việt Nam 2 tuần. Trong 2 tuần ấy, anh đến nhà mình gặp và nói chuyện với mẹ mình và hứa sẽ chăm sóc mình. Mẹ mình lúc đầu còn sợ mình bị lừa, nhưng dần dà sự chân thành của anh đã chứng minh tất cả. Rồi khi mình thuê nhà ở riêng cho thoải mái, anh lo lắng dọn dẹp tất cả đồ đạc trong nhà. Anh còn dành riêng một ngày để dọn dẹp khắp khu phố mình ở vì anh nói: “Anh không muốn em sống ở nơi mà xung quanh bẩn thỉu và bừa bộn. Anh muốn đảm bảo em phải an toàn và thoải mái nhất trước khi anh về nước”.
Chị Huyền "đổ rạp" chồng ngay từ lần đầu tiên gặp mặt.
Anh về Úc, bọn mình giữ liên lạc qua video call. Rồi anh bảo mình làm visa du lịch và anh đón qua Úc. Mình sang đó và thấy anh còn “ngọt” hơn cả lần đầu tiên tiếp xúc nữa. Anh sống cùng với 1 bạn chó con, cưng như cưng con vậy, cho ngủ chung, ngày nào cũng dẫn đi bơi và công viên. Còn mình nếu đi vệ sinh, anh cũng gõ cửa bảo: “Nhớ quá, em ra lẹ đi!”. Anh đi làm mình ở nhà là cứ 1-2 tiếng anh lại nhắn tin nhớ nhung, dặn dò ăn uống.
Sau đó mình và anh về Việt Nam, định quyết định là sẽ sống ở Việt Nam. Nhưng được khoảng 4 tháng anh lại có công việc cần trở về Úc. Trước ngày anh đi, mình phát hiện có thai. Khi đó anh vẫn phải về, nhưng biết mình có thai thì anh bàn hai đứa nên quay sang Úc sống. Điều kiện môi trường và khí hậu ở Úc tốt hơn để cho bé phát triển. Mình gia hạn visa du lịch sang theo anh và sinh con. Mình đang làm visa kết hôn, vì đợt này dịch nên thủ tục phải đợi lâu hơn.
Bọn mình chưa kết hôn, vì lúc định kết hôn thì phát hiện ra em bé. Mình hoãn lại vì quyết định sẽ sinh sau khi sinh bé. Nhưng sinh bé xong thì mình bị gầy quá, xuống sắc nhiều nên muốn đợi con lớn hơn chút nữa thì mới làm đám cưới.
Em bé của chị hiện được bao nhiêu tháng tuổi rồi? Chị có thể kể qua một chút về thiên thần nhỏ?
Em bé nhà mình được 7 tháng tuổi rồi. Tên ở nhà của con là Charli Bear, bọn mình hay gọi con là Charli hoặc bé Gấu. Gấu đặc biệt rất hay cười, con cười toe toét suốt cả ngày, trừ những lúc nhõng nhẽo với Ba ra thôi. Con đã ngồi vững, biết tự vịn vào đồ vật để đứng dậy. Trái cây yêu thích của con là dâu tây. Con chưa có chiếc răng nào đâu. Ba con lúc nào cũng nói mấy câu kiểu như: “Con là nàng công chúa xinh đẹp và đáng yêu nhất trên hành tinh này”. Và hai ba con thì nghiện nhau nhất trần đời, ở giữa họ là mẹ toàn bị “ra rìa” thôi.
Con gái 7 tháng tuổi rất hay cười và chỗ nằm yêu thích nhất là trên tay ba.
Cuộc sống của một bà mẹ chăm con ở nước ngoài diễn ra như thế nào, có vất vả không khi bên cạnh không có ông bà trợ giúp?
Nói thật mình đã làm qua rất nhiều công việc, từ chạy bàn, phục vụ cho đến ngồi văn phòng nhưng đối với mình, làm mẹ vẫn là công việc khó khăn nhất. Đặc biệt là hồi mới sinh xong, bé Gấu rất khó. Trong 3 tháng đầu, con chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn, không chịu ngủ trong nôi, chỉ chịu nằm trên tay mẹ hoặc bố để ngủ. Vợ chồng mình ở riêng nên bận tối mắt tối mũi để chăm con, phải tự làm hết mọi việc, thay phiên nhau bế ẵm con.
Khi con lớn hơn một chút, như bây giờ thì mọi chuyện cũng đỡ hơn vì đã quen với việc chăm con rồi, con cũng đã có nề nếp tốt hơn. Con cũng đã tự ngồi chơi được rồi, bố mẹ chỉ cần đến giờ là cho con ăn, đưa con đi dạo hoặc chơi với con thôi. Buổi tối khi con ngủ, hai vợ chồng sẽ có thời gian để cùng nhau xem chương trình truyền hình yêu thích và đi ngủ. Đêm con vẫn thức dậy 3-4 lần, mình sẽ cho con ti rồi đi ngủ. Cũng có khi ba sẽ dậy ru con, nhưng mình thấy con ti thì ngủ lại nhanh hơn nên thường chọn thức dậy thay chồng.
Hồi đầu, bọn mình cũng tìm hiểu mấy phương pháp luyện ngủ nhưng con khóc nhiều quá, khóc đến tận lúc bế lên mới thôi chứ không phải là khóc mệt rồi sẽ đi vào giấc ngủ như trong sách nói. Nhớ có hôm chồng đi làm, mình ở nhà luyện ngủ, để con khóc, chồng thấy vậy cũng khóc theo luôn. Nên rồi thôi, chịu khó một chút xíu để dỗ con, ru con ngủ vậy. Chồng mình nói, sao phải để con khóc mà đi vào giấc ngủ trong khi tất cả con cần là được ôm ấp và cảm nhận tình yêu, hơi ấm, sự an toàn từ ba mẹ. Dù sau này con lớn lên, đi ra ngoài có bị trêu nhọc hay gì đi nữa, thì ba mẹ vẫn luôn là nơi an toàn và hạnh phúc nhất. Và điều đó nên được xây dựng từ bây giờ.
Dù ở đâu, làm mẹ vẫn là một công việc khó khăn nhất nhưng chứa đầy hạnh phúc.
Có vẻ như chồng chị luôn là người đồng hành với chị trong mọi chuyện liên quan đến nuôi con? Chị có thể kể rõ hơn về cách chăm con của anh ấy không?
Nếu không có chồng đồng hành, mình không biết phải làm sao để nuôi con luôn đấy (cười). Từ khi mình bầu bí cho đến khi mình sinh con, anh ấy đều chăm sóc tỉ mẩn từng chút một, chăm cả mẹ cả con. Chỉ trừ việc cho con bú ra là anh ấy không làm được thôi, chứ còn nữa là anh giành làm hết. Mình chưa bao giờ thấy anh nổi nóng hay nói gì đó to tiếng, điều đó quả thật kỳ lạ. Nhưng bản tính anh ấy trước nay là vậy, phụ nữ luôn được ưu tiên số 1.
Hồi đầu, mình buổi đêm thức cho con ti nên cũng có hôm rất mệt, nổi cáu lên. Mình bực mình và quạu. Nhưng những lần như thế anh đều nhắc mình rất nhẹ nhàng. Anh nói không bao giờ cho phép mình la lớn tiếng hoặc đánh con. Mình có thể quạu, nhưng lúc ấy hãy đưa con cho anh bế. Rồi anh nói mình đi ra ngoài phòng khách ngồi thư giãn, uống một tách trà, bình tĩnh hãy quay lại với con. Anh luôn muốn con được sống trong môi trường hạnh phúc và bình yên nhất.
Anh là người đàn ông to lớn, cực kỳ mạnh mẽ và trưởng thành. Nhưng đối với con gái, nhiều lúc anh cũng mong manh như cậu nhóc lần đầu biết yêu vậy, luôn nhẹ nhàng, ấm áp và nuông chiều con hết mức. Như khi con gái được 7 tháng, tiêm mũi vắc xin thứ 4, mỗi lần tiêm là mỗi lần ba khóc hu hu vì không nỡ nhìn cái chân bé xíu xiu của con bị đau. Anh cũng không bao giờ để con khóc hơn 2 phút vì nói con còn nhỏ xíu sao lại nỡ để con buồn hay giận. Rồi khi con kẹp nơ màu đỏ, anh cũng kẹp nơ màu đỏ như con mà không sợ ai cười.
Anh bảo cả thế giới nằm gọn và say ngủ trong vòng tay ba là đủ đầy lắm rồi. Anh luôn dành những gì tốt nhất cho con, không hề suy nghĩ hay đắn đo gì. Như sắp tới đây, anh bảo cả nhà chuyển ra Queensland sống, vì anh nói ở đấy có những bờ biển đẹp, bé con sẽ thích lắm. Nhiều khi mình còn thấy ghen tị với tình yêu to lớn mà ba dành cho con gái. Nhưng đùa thế thôi, vì con là món quà to lớn nhất mà cuộc đời dành tặng cho ba mẹ, còn ba chính là món quà quý giá nhất mà mẹ dành tặng cho con.
Dường như những kiến thức chăm con của ông xã chị rất chuẩn chỉ, không biết anh ấy học từ đâu hay tất cả đàn ông Tây đều có bản năng trở thành một người bố tốt như thế?
Thật ra chồng mình có một người con trai riêng, năm nay đã 19 tuổi rồi. Con trai sống cùng bố từ nhỏ, khi anh ly hôn vợ cũ cách đây khoảng 20 năm. Anh một tay chăm con, nuôi con lớn khôn. Cậu ấy rất ngoan, tự lập và thành đạt. Chắc có lẽ kinh nghiệm của anh ấy từ đây mà ra.
Còn bạn đừng hỏi mình về việc có ghen hay bận lòng về quá khứ hay không. Vì mình sống cho hiện tại và tương lai bây giờ mới là điều quan trọng nhất. Chồng mình chăm và chiều mình như vậy, mình không đòi hỏi thêm gì nữa.
Đến tận bây giờ bên nhau 3 năm, anh vẫn luôn rất ngọt ngào. Anh thường gọi mình là “bánh ngọt nhỏ của anh”, còn sợ mình bỏ anh ấy. Lâu lâu anh lại hỏi: “Em thương anh không? Em sẽ không bỏ anh chứ?”, rồi ngày nào cũng nói mấy câu yêu đương sến sẩm, ngọt muốn xỉu. Có những buổi sáng thức dậy thấy anh đang rửa chén bát, mình tự dưng thấy cuộc đời này thế là quá đủ rồi. Ngày tháng sau này còn dài, không biết sẽ ra sao, nhưng hiện tại với mình đã vô cùng hài lòng với mọi thứ.
Theo quan sát của chị, đàn ông Tây và đàn ông Việt khác nhau gì không?
Mình thấy sự khác nhau rõ ràng lắm. Tiếp xúc nhiều người mình đều thấy đàn ông bên này sống chỉn chu hơn, rất ít hút thuốc phì phèo hay rượu chè bê tha. Dù cũng có người này người kia, nhưng mình thấy bên này đàn ông biết chăm lo cuộc sống gia đình hơn. Ở đây không có hàng quán vỉa hè tấp nập như Việt Nam, nên muốn uống chỉ có đến bar hoặc pub mà họ cũng hiếm khi đến. Những người chồng ở đây đi làm vào buổi sáng, buổi chiều về cơm nước, quây quần với vợ con rồi đi ngủ.
Một điều nữa là đàn ông bên này rất tôn trọng phụ nữ, trong từng chi tiết nhỏ xíu. Họ ra ngoài là nhận trách nhiệm mở cửa xe, kéo ghế, nhường bước… những người phụ nữ. Còn về nhà thì việc gì nặng nhọc chồng cũng làm hết. Trong nhà nếu chia ra vợ nấu cơm thì chồng rửa chén, còn chồng nấu cơm thì chồng cũng rửa chén luôn (cười). Ở bên này không có quan niệm phụ nữ là phải làm hết mọi việc từ A đến Z như bên Việt Nam mình đâu.
Cảm ơn chị vì cuộc trò chuyện rất thú vị. Chúc gia đình nhỏ của chị mãi hạnh phúc!
Link nguồn: https://eva.vn/lam-me/bau-voi-ban-trai-tay-hon-20-tuoi-quen-qua-mang-co-gai-viet-sang-uc-nuoi-con-sung-suong-c10a438306.html
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.