Bị mảnh vỡ chai thủy tinh SNS văng vào tay, thợ nail phải khâu 10 mũi
Sự việc xảy ra vào năm 2017, được bạn Đức Nguyễn đăng trên nhóm All About “Nghề” Nails : Bán tiệm – Cần thợ – License – Tax – Training. Nhưng mới cách đây 2 tuần, post này đã tình cờ được ”khai quật” lại và nhận được sự quan tâm của rất nhiều thợ nail, đồng thời cũng giải thích được câu hỏi vì sao hãng SNS lại phải bán cả chai nhựa bên cạnh chai thủy tinh.
Hình ảnh đã được xử lý để bớt chân thật. (Ảnh: Đức Nguyễn)
Vào ngày 4/6/2017, bạn Đức Nguyễn đăng hình ảnh bàn tay bị cắt sâu rất đau đớn của 1 thợ nail, kèm lời chia sẻ:
Ảnh: Đức Nguyễn
”Các anh chị em mới làm SNS nails nên lưu ý nhe:
Các chai keo của SNS chất lượng không được tốt nên rất dễ vỡ và sẽ làm chảy máu tay.
1- Nếu chai keo bị khô không mở được nên lật chai lên và đổ acetone vào.
2- Để trong máy khăn nóng vài phút. Không được để lâu keo sẽ hư luôn nguyên chai.
3- Dùng kềm mở, tay kia cầm lót cái khăn nếu không chai vỡ sẽ cắt tay chảy máu rất nguy hiểm.
Tiệm mình đã bị cũng gần 10 chai nhưng có 2 vụ là nặng nhất. 1 người khâu 19 mũi và người khác khâu 3 mũi.
Phần ác nhất là keo nó dính lên vết cắt xong bác sỹ phải ngâm acetone vô trong khi máu đang chảy để tan keo thì mới khâu lại được. Tổng cộng trong phòng cấp cứu là 5 tiếng”.
Một bàn tay bị khâu nhiều mũi. (Ảnh: Đức Nguyễn)
Bài viết của anh nhận được vô số sự đồng tình lẫn giật mình của người dùng SNS. Không ít thợ nail cũng từng bị chai SNS vỡ văng vào tay. Theo như anh Đức Nguyễn thì sau khi vết thương lành, ”bàn tay không được như trước 100% nữa, mấy ngón tay tê tê khi cử động”.
Bạn Kevin Tuấn cho biết: ”Cái này xảy ra như cơm bữa. 2 năm trước trong tiệm cũng có 1 người thợ đã bị và may 8 mũi”.
Bạn Penny Pham kể: ”Chồng mình cũng bị, khâu hết 10 mũi, trước khi khâu phải ngâm vào thuốc để keo nó tan ra mới khâu được. Cái thân chai bị bể chứ không phải cổ chai”.
Bàn tay bị khâu nhiều mũi. (Ảnh: Hang Lê)
Ngón tay bị bay mất một mảng thịt. (Ảnh: Hang Lê)
Bàn tay bị khâu 8 mũi. (Ảnh: Lida Nguyen)
Thân chai bị bể. (Ảnh: Đức Nguyễn)
Một số shop quyết định không dùng SNS nữa, nhưng khá nhiều shop vẫn trung thành với chai keo thủy tinh này. Vậy bạn cần lưu ý điều gì khi dùng chai thủy tinh SNS:
– Theo bạn Trang Nguyen: ”Ráng làm sao đừng để keo dính vào miệng chai, nếu không sẽ bị cứng, không vặn ra được, có khi còn gãy cọ, bể chai như vậy đó”.
– Bạn Shally Nguyen thì ”bị 2 lần rồi nhưng mà chỉ nhẹ thôi. Nên giờ mang theo cái mỏ lếch sửa xe để dễ mở. Hoặc là bỏ chai này vào tủ khăn 10 phút là sẽ mở đượ dễ. Mỗi lần làm xong chịu cực chùi miệng chai (bằng acetone) trước khi đóng nắp.
– Bạn Ngan Minh Ngo thì ”Ngâm nước nóng là mở được không cần dùng kềm”.
– Bạn Tdeptrai Ho thì cho rằng: ”Đừng bao giờ vặn nắp chặt quá. Vặn vừa vừa, hơi hơi thôi sẽ đỡ cho mình lắm. Với lại ráng dùng giấy chấm acetone lau miệng chai là đỡ cho mình lắm”.
– Bạn Kim Pollard chia sẻ kinh nghiệm: ”Khi mình xài vài lần, trên đầu cổ họng chai sẽ khô cứng, ace lấy kiềm lục cắt tỉa những mảnh keo khô đó ra hết. Sau đó nhớ đừng đóng chặt quá! vì chính những mảng keo khô dính trên đầu miệng chai nó bám vào trên bên trong nắp chai lâu ngày là nó dính chặt khỏi mở luôn”.
Một số người tẩy chay SNS. (Ảnh: NBS Supply)
Một số người chuyển qua chai plastic. (Ảnh: snsnails)
Bàn tay thợ nail là bàn tay hái ra tiền, hãy bảo vệ ”cần câu cơm” bằng cách lau miệng các chai keo sau mỗi lượt khách, đừng lười biếng mà để sơn chảy nhiễu, khô cứng khó sử dụng lần sau bạn nhé.
Theo Viethome.
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.