RSS

Không ít trong số những người bệnh đó đã đi về thế giới bên kia do suy kiệt trước khi bị chết vì ung thư”, GS Khoa nói và nhấn mạnh, “mọi việc cần dựa trên thực chứng và được kiểm chứng rõ ràng”.

Trong suốt nhiều năm làm lâm sàng của mình, GS.TS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng.

Bỏ đói tế bào ung thư, nguyên PGĐ BV Bạch Mai chưa gặp ai khỏi bệnh - Ảnh 1.

GS.TS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

GS.TS. Mai Trọng Khoa không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh một số người bệnh sau khi nhận được thông báo kết quả của bệnh viện thì bỏ mọi phác đồ điều trị do bác sĩ tư vấn, bỏ bệnh viện để về ăn theo chế độ “bỏ đói tế bào ung thư”, rồi tu luyện theo 1 pháp môn nào đó.

Kết quả, khi trở lại bệnh viện, người bệnh đó rơi vào tình trạng suy kiệt nặng, nhiều bệnh nhân lúc phát hiện mới ở giai đoạn rất sớm có nhiều cơ hội điều trị thì giờ đã vào giai đoạn 3, giai đoạn 4, thậm chí giai đoạn cuối trên một thân thể suy kiệt.

Lúc này, theo GS. TS Mai Trọng khoa, các bác sĩ thay vì áp dụng phác đồ điều trị, thì lại phải chống suy kiệt bằng việc truyền đạm, đường, các chất dinh dưỡng... để nâng cao thể trạng.

“Không ít trong số những người bệnh đó đã đi về thế giới bên kia do suy kiệt trước khi bị chết vì ung thư”, GS Khoa nói và nhấn mạnh, “mọi việc cần dựa trên thực chứng và được kiểm chứng rõ ràng”.

“Chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, một cơ thể khỏe mạnh, thì mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, khỏe mạnh thì mới có các tế bào miễn dịch khỏe mạnh đủ khả năng phát hiện, ức chế,  tiêu diệt các tác nhân gây bệnh - trong đó có tế bào ung thư. Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh.

Trong Y học hiện đại, dinh dưỡng lâm sàng được coi là một phương pháp điều trị phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị khác. Quan điểm “bỏ đói tế bào ung thư” để dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là nhận thức không đúng.

Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị….

Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém tiền bạc, thời gian để rồi đánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng”, GS Mai Trọng Khoa nhấn mạnh.

GS. Khoa cho biết thêm, bên cạnh các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, điều trị nội tiết, điều trị đích, gần đây có thêm một phương pháp mới là điều trị miễn dịch.

Theo đó, nếu trước kia chúng ta tác động và tiêu diệt trực tiếp các tế bào ác tính bằng phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích… thì bây giờ, bằng phương pháp điều trị miễn dịch tức là giúp các tế bào miễn dịch (tế bào T…) của hệ thống miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào khối u. Đây là phương pháp điều trị gián tiếp.

Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì cần một cơ thể đủ khỏe. Muốn vậy người bệnh cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đủ chất… Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp  điều trị đặc hiệu thì dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh nói chung và đặc biệt đối với người bệnh  ung thư.

“Cần phải coi ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, khoa học là một phần không thể thiếu trong việc phòng và chống ung thư”, GS Khoa nhấn mạnh.

Nguồn: Cafef.vn

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.