Bố mẹ kinh hoàng khi phát hiện con gái mới sinh nằm bất động, vô hồn, mềm oặt trong chiếc cũi
Mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc này người mẹ lại không kìm được nước mắt, bởi cô con gái bé bỏng của mình đã c.hết bởi một hội chứng vô cùng nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Một người mẹ đã cố ngăn những giọt nước mắt khi cô nhớ lại khoảnh khắc đứa con sơ sinh của mình được thấy đã chết trong một chiếc cũi du lịch, chỉ bốn ngày sau khi bé được đưa từ bệnh viện về nhà.
Lúc đó cô Kelly Hardman đến từ Wigan, Greater Manchester (Anh) và chồng mình, anh Michael O'Donnell thức dậy và thấy cô con gái 19 ngày tuổi Lilly-May nằm trong chiếc cũi bên cạnh không có phản ứng gì. Anh O'Donnell đã cố gắng cứu con mình nhưng cô bé được cho là đã chết một giờ sau đó trong bệnh viện.
Các xét nghiệm cho thấy bé Lilly-May đã chết vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), hay còn được gọi là "cái chết trong nôi". Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác cho tình trạng này.
Tại phiên điều trần ở Bolton, cô Hardman, một bà nội trợ đã có một đứa con năm tuổi, cho biết bé Lilly-May chào đời ở tuần thứ 37 vào ngày 7 tháng 11 năm ngoái và nặng 3kg.
"Con là một người rất đáng yêu, mặc dù bị vàng da một chút", cô Hardman cho biết. Cuộc điều tra cũng cho bé Lilly-May đã được xuất viện từ Bệnh viện Hoàng gia Wigan trong ngày sau khi sinh và "bé được cho ăn tốt và thường xuyên nhưng không hiểu bằng cách nào đó lại bị giảm cân".
Cân nặng của bé đã giảm xuống còn 2,69kg và đã được đưa trở lại bệnh viện và bé đã tăng cân trở lại thành 2,77kg và được đưa trở về nhà khi tăng thêm 0,1kg.
Vào ngày 26 tháng 11, bé Lilly-May được đặt lên giường trong một chiếc cũi du lịch còn vợ chồng cô Hardman thì ngủ trên ghế sofa bên cạnh.
Cô Hardman cho biết: "Con được cho ăn sau 2 giờ 30 phút sáng và lúc tôi đặt con trở vào cũi thì bé đã ngủ rồi. Con nằm ngửa và chắc chắn đã ngủ vào lần cuối tôi nhìn thấy con. Sau đó, tôi nằm ngả lưng trên chiếc ghế sofa bên cạnh cũi để tôi cũng có thể ngủ một chút. Michael nằm ở phía đối diện bên cạnh tôi".
Phiên điều trần cho biết anh O'Donnell thức dậy lúc 6.45 sáng và nhìn vào cũi nhưng không thể thấy bé Lilly-May đang thở. Khi anh cúi xuống chạm vào con, thì thấy bé "vô hồn và mềm oặt người".
Nhà tư vấn mô bệnh học, bác sĩ Rajeev Shukla, người đã kiểm tra em bé sau khi chết cho biết: "Có rất nhiều sự khác biệt trong cách trẻ sơ sinh tăng và giảm cân. Điều này hoàn toàn bình thường.
Chúng tôi đã kiểm tra nhiễm trùng hoặc vi khuẩn nhưng có gì cả. Khi kiểm tra vi-rút thì bé đã dương tính với một loại vi-rút có tên là Virus hô hấp đồng bộ (RSV).
Em bé đã tiếp xúc với vi-rút RSV nhưng điều này không thể được coi là nguyên nhân của cái chết. Có rất nhiều cái chết của em bé mà chúng tôi không tìm thấy gì. Thật không may là một số điều không thể được nhìn thấy hoặc phát hiện theo phương pháp hiện tại".
Vào ngày bé Lilly-May qua đời, một người họ hàng cho biết gia đình đã vô cùng "đau lòng" và nói thêm: "Lilly là cô bé xinh đẹp được cả gia đình yêu thương và bé cũng mang lại tình yêu thương đến cho mọi người. Điều này thực sự khiến Michael và Kelly của chúng tôi tan vỡ".
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?
Thuật ngữ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) được sử dụng để mô tả cái chết đột ngột, không giải thích được của một em bé khỏe mạnh, thường là trong vòng sáu tháng đầu tiên của cuộc đời.
Trẻ sơ sinh sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ bị hội chứng này cao hơn và SIDS phổ biến hơn ở các bé trai.
SIDS thường xảy ra khi em bé ngủ và còn được gọi là "cái chết trong nôi".
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết ngoài ra có thể còn do có các yếu tố khác góp phần như cha mẹ hút thuốc, bệnh nhẹ hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Thêm nữa còn có sự liên kết giữa việc ngủ chung và hội chứng SIDS và NHS khuyên cha mẹ không nên ngủ chung giường với em bé.
Lời khuyên của NHS về cách cha mẹ có thể giảm nguy cơ SIDS:
- Không hút thuốc trong khi mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
- Không ngủ trên giường, ghế sofa hoặc ghế bành với em bé.
- Đừng để trẻ bị quá nóng hoặc quá lạnh.
- Đặt em bé nằm ngửa khi ngủ.
- Hãy để con ngủ cùng phòng với cha mẹ trong sáu tháng đầu.
- Sử dụng nệm chắc chắn, bằng phẳng, không thấm nước và trong tình trạng tốt.
- Giữ cho đầu của bé không bị che chắn và chăn không được đắp cao hơn vai của bé.
- Cho con bú sữa mẹ nếu bạn có thể.
Hãy đưa con đi cấp cứu ngay nếu thấy con có những dấu hiệu sau:
- Bé ngừng thở hoặc chuyển sang màu xanh.
- Bé đang cố gắng để thở.
- Bé trong tình trạng vô thức hoặc dường như không biết chuyện gì đang xảy ra.
- Bé không thức dậy.
Nguồn: Mirror
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.