Cɑ sĩ ᵭẻ łɦườпɢ 2 łᴜầп ʋẫп ρɦải пɢồi xe ℓăп, các ɱẹ łɾáпɦ 2 sɑi ℓầɱ łɾoпɢ siпɦ пở
Sɑᴜ ƙɦi siпɦ łɦườпɢ, ɓà ɱẹ пày ɓị łổп łɦươпɢ пɢɦiêɱ łɾọпɢ пêп ƙɦôпɢ łɦể ᵭi ℓại ʋà łự ᵭi ʋệ siпɦ łɾoпɢ 2 łᴜầп.
Các cɦᴜyêп ɢiɑ ʋà ɓác sĩ sảп ƙɦoɑ ᵭềᴜ ƙɦᴜyếп ƙɦícɦ sảп ρɦụ пêп siпɦ łɦườпɢ ƙɦi có łɦể ʋì sẽ ɱɑпɢ ℓại пɦiềᴜ ℓợi ícɦ cɦo cả ɱẹ ʋà ɓé. Mộł łɾoпɢ пɦữпɢ ℓợi ícɦ cɦo sảп ρɦụ siпɦ łɦườпɢ ℓà łɦời ɢiɑп ɦồi ρɦục пɦɑпɦ ɦơп sɑᴜ siпɦ пở. Vậy пɦưпɢ łɦực łế, пếᴜ ɱẹ ɢặρ sɑi ℓầɱ ƙɦi siпɦ пở łɦì ʋẫп có łɦể ɗẫп ᵭếп łìпɦ ɦᴜốпɢ xấᴜ пɦư ɓà ɱẹ ɗưới ᵭây.
Lin Caiwei là một ca sĩ tại Trung Quốc. Cô sinh con trai đầu lòng vào năm ngoái và đã có một ca vượt cạn đầy khó khăn. Lin cho biết sau khi sinh con, cơ thể cô bị tổn thương rất nghiêm trọng vì rặn quá sức, nhất là ở phần dưới. Sau khi sinh thường, các mẹ thường mất khoảng một ngày đã có thể xuống giường, đi lại, vệ sinh dễ dàng dù vẫn còn thốn đau.
Lin Caiwei phải ngồi xe lăn trong 2 tuần sau sinh.
Tuy nhiên đến lượt Lin Caiwei thì suốt một tuần sau sinh, cô không thể tự ngồi dậy hay ra khỏi giường. Thậm chí, cô còn phải chèn ống dẫn tiểu vì không thể tự đi được. Vì di chứng sau sinh, cô phải ngồi xe lăn và luôn nơm nớp lo sợ bản thân trở thành người tàn phế.
Nhiều lần, cô đau đớn đến mức ngã quỵ, nước tiểu của chị trộn lẫn nhiều máu. Chứng kiến vợ đau đớn, kiệt sức, chồng Lin chỉ chỉ biết ôm vợ rồi cả hai cùng nhau khóc. Cô cảm thấy mình quá may mắn vì gặp được người chồng thương yêu, khó khăn không rời bỏ. Chính anh luôn ở cạnh cô và tiếp thêm sức mạnh. Lin tâm sự nếu không có chồng, cô không biết làm sao mình có thể sống sót được.
Ông xã là người giúp đỡ và tiếp thêm động lực cho Lin vượt qua khó khăn sau sinh.
Trên mạng, người ta chỉ nhìn thấy hình ảnh lung linh của vợ chồng cô lúc đón con chào đời. Nhưng không một ai biết những khó khăn, nỗi đau bà mẹ mới sinh đang phải chịu. Cô cho biết không muốn chia sẻ với bạn bè, người quen vì sợ phải nhận những lời hỏi han đầy mỉa mai. "Khi tôi nói với một người quen thì họ thản nhiên hỏi sao bao nhiều người đẻ không sao, đến lượt cô lại gặp tình huống như vậy. Tôi cảm thấy tủi thân, thấy mình thật vô dụng vì những lời đó", Lin chia sẻ.
May mắn thay sau 2 tuần đặt ống thông tiểu, bác sĩ đã tháo bỏ và cho cô tập đi vệ sinh lại. Lúc đó cô đã khóc, phần vì đau, phần vì hạnh phúc khi mình không phải là người tàn phế.
Lin đã rất lo lắng mình sẽ tàn phế sau sinh nhưng may mắn mọi thứ đã qua.
Cần tránh 2 sai lầm khi sinh thường
Theo các bác sĩ, tình trạng tổn thương nghiêm trọng phần dưới khi sinh con không hiếm. Nguyên nhân là do các mẹ lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm nên rặn không đúng. Sinh thường đòi hỏi phải có lực rặn và thở đúng lúc, đồng thời phải bắt nhịp theo cơn co. Tùy tiện rặn mạnh hay không nghe theo sự hướng dẫn, đếm nhịp của bác sĩ đều sẽ khiến phần dưới tổn thương nặng nề.
Dùng sức rặn không đúng cách có thể khiến quá trình chuyển dạ gặp khó khăn. Hoặc là mẹ dễ mất sức trong lúc sinh, hoặc sẽ bị tổn thương do bác sĩ không kịp xử lý.
1. Rặn quá sớm
Khi cổ tử cung chưa mở hết hoặc khi vượt cạn mà không có cơn co trợ lực, mẹ rặn quá mạnh, quá nhanh sẽ gây vết rách lớn. Lời khuyên là các mẹ đừng gắng sức quá sớm, đừng vì đau mà vô ý rặn trong khi mới mở 3, 4 phân.
2. Gồng cứng nửa trên mà không dồn lực xuống dưới
Dùng lực không đúng chỗ cũng sẽ gây cản trở khi sinh thường. Nhiều mẹ lần đầu sinh con không biết, thường cố kìm lại, hít thở sâu nhưng lại dồn hết lên thân trên, cụ thể là mặt, vai và tay.
Kết quả là khiến mặt đỏ bừng, vai gồng cứng. Trong khi phần dưới nhận lực quá yếu, không thể đẩy bé ra ngoài. Điều này sẽ khiến ca sinh kéo dài, mẹ dễ kiệt sức hoặc gặp các di chứng hậu sản.
Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?
Tɦeo lời ƙể củɑ ɓác sĩ пɦi ɾằпɢ ôпɢ ƙɦá ɓấł пɢờ ƙɦi пɦiềᴜ ɓà ɱẹ łɦườпɢ пɦầɱ lẫп ɢiữɑ ɦɑi ʋiệc: cɦo пước łɾước ɦɑy ᵭổ ɓộł sữɑ łɾước?