Cách có thể kiếm ra tiền, nhưng nhiều người Úc lại đang chưa biết tận dụng
Những người Úc gặp khó khăn về tài chính đang được thúc giục khai thác nền kinh tế đồ cũ tiềm năng trị giá 34 tỷ đô.
Ross Marais đã biến việc dọn dẹp bớt nhà của mình thành một kỳ nghỉ ở Bali, sau khi anh đã bán các mặt hàng không còn dùng đến trên mạng với giá 1,500 đô.
"Tôi đã bán một chiếc iPhone cũ, ngoài ra còn một chiếc tủ lạnh cũ và một chiếc ghế dài," người làm nghề cố vấn tài chính này cho biết.
"Sau đó, tôi nhắm vào một vài chiếc xe máy, tôi đã mua một vài cái và bán lại với giá cao hơn một chút để kiếm được lợi nhuận."
Trang web giao dịch trực tuyến Gumtree cho biết điều này có thể được nhân rộng bởi bất cứ ai.
Theo nghiên cứu của trang web, một ngôi nhà trung bình của người Úc có chứa khoảng 25 mặt hàng không còn dùng đến nữa, và đó lại là những thứ có thể bán được. Với mức giá trực tuyến, Gumtree tuyên bố nó trị giá 4,200 đô cho mỗi hộ gia đình trung bình hoặc tương đương 34 tỷ đô trên cả nước.
Tổng giám đốc Gumtree Australia, ông Martin Herbst tin rằng "chúng ta chỉ đang nhìn ở bề mặt về quy mô lớn lao mà nền kinh tế đồ cũ có thể trở thành."
"Rác của người này lại là kho báu của một người khác, nhưng thực sự là còn có cả những thứ hoàn toàn mới không được sử dụng", ông Herbst nói.
Cựu tổng thống Tony Abbott cũng từng nổi tiếng với việc mua tủ lạnh qua Gumtree vào năm 2015.
Nghiên cứu từ Roy Morgan cho thấy có gần 14 triệu người Úc trên 14 tuổi tới các điểm bán đấu giá hoặc mua sắm hàng tháng.
eBay dẫn đầu, tiếp theo là Gumtree, Amazon, Kogan và Groupon. Đó là những điểm đến phổ biến nhất tại Úc.
Mặc dù thế hệ trẻ - những người có hiểu biết về công nghệ đang dẫn đầu, nhưng cố vấn của E-Commerce, ông Scott Kilmartin nói rằng thế hệ baby boomers là một thị trường chưa được khai thác.
Ông Kilmartin cho biết: “Có rất nhiều người thuộc thế hệ này đã thực sự tham gia. Có 60% số người thuộc thế hệ này đã bán thứ gì đó trên mạng trong năm qua.”
"Mức trung bình trong cả năm là 2,000 đô một người thuộc thế hệ Y, với thế hệ X là khoảng 1,600 đô và sau đó thế hệ baby boomers là gần 1,000 đô. Không có gì đáng ngạc nhiên cả."
Mặc dù có nhiều người Úc đang mua hàng nhưng thời gian vẫn là rào cản lớn nhất để bán các mặt hàng không còn dùng đến.
Hơn 70% người Úc thay vì bán đồ lại chọn quyên góp cho tổ chức từ thiện, và 50% thừa nhận sẽ ném các vật có giá trị vào thùng rác.
Anh Ross Marais nói rằng một hộ gia đình trung bình không nên lãng phí một nguồn có thể sinh ra tiền như vậy.
"Mọi người đang gặp khó khăn mỗi tuần trong việc trả các hóa đơn của họ."
"Nếu bạn nhìn xung quanh ngôi nhà của mình và những thứ đồ có tổng giá trị 4,000 đô nằm ở đó, thì hãy đem bán chúng đi."
Theo: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.