RSS

Cấm sản phẩm có thịt heo vào Úc nhằm tránh lây lan dịch tả lợn Phi châu

18:00 13/09/2019

Chính phủ Úc hiện cảnh báo mọi người chớ mang các sản phẩm có thịt heo vào Úc từ những nước bị ảnh hưởng của dịch cúm heo Phi châu do lo sợ rằng dịch nầy có thể lan truyền cho các đàn gia súc tại Úc.Nạn dịch nầy tại Việt Nam gọi là DịchTả Lợn Phi châu làm giảm bớt đàn heo tại Á châu trong 12 tháng qua, mới nhất là tại Phillipines dẫn đến nhiều quan ngại là dịch bệnh có thể lan truyền xa hơn xuống miền Nam nước nầy.

Các du khách, sinh viên quốc tế, những người trở về sau kỳ nghỉ ở ngoại quốc cùng người khác, hiện được khuyến cáo không mang các sản phẩm có thịt heo vào Úc, từ những quốc gia bị ảnh hưởng với dịch bệnh cúm heo Phi châu, dịch bệnh nầy tại Việt Nam còn gọi là dịch tả lợn Phi châu.

Được biết dịch bệnh được báo cáo đầu tiên tại Phi châu, Nam Mỹ, nhiều nơi ở Âu châu và quần đảo Caribbean, với các dịch bệnh bùng nổ trong 12 tháng qua tại một số quốc gia Á châu.

Dịch bệnh nầy vô hại với con người, thế nhưng gây tử vong và rất lây nhiểm với loài heo.

Trong một thông cáo, Tổng trưởng Nông nghiệp Úc châu là Thượng nghị sĩ Bridget McKenzie cho biết dịch bệnh lây lan nhanh chóng, trong khi chẳng có cách chữa trị cũng như không có thuốc chủng ngừa.

“Dịch bệnh giết chết 80 phần trăm đàn heo bị lây nhiểm và dường như là sẽ có đến 1 phần 4 số heo trên thế giới sẽ bị chết sạch vào cuối năm nay".

"Ưu tiên đầu tiên của chúng ta là giữ cho dịch bệnh ở ngoài nước Úc và chúng ta cũng cần chắc chắn là chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh đến Úc, sau khi có khoảng 15 phần trăm các sản phẩm có thịt heo bị tịch thu ở biên giới và được thử nghiệm dương tính”, Bridget McKenzie.

Trong khi đó, Philippines là quốc gia mới nhất ở Á châu bị dịch bệnh nầy lan đến, kết quả là những vụ hạ sát qui mô các con heo bị bệnh.

Tại Trung quốc, vốn là nơi số heo chân nuôi chiếm phân nửa đàn heo trên thế giới và riêng tại Việt Nam, virus khiến phải tiêu hủy hơn 4 triệu con heo, ngoài ra các trường hợp khác được báo cáo tại Mông Cổ, Cam Bốt, Lào và Bắc hàn.

Bà Deb Kerr là Tổng Giám Đốc về Chính sách của công ty Heo Úc, vốn hỗ trợ và quảng bá về kỹ nghệ heo Úc châu.

Bà cho biết, có nhiều khả năng nhất là dịch bệnh có thể vào nước Úc, qua hành lý của hành khách hay qua đường bưu điện, từ ngoại quốc gởi đến những người tại Úc.

Bà Kerr nói rằng, kết quả là nước Úc đã đề ra các hình phạt gắt gao cho những người không phải là cư dân Úc, mang những sản phẩm không được phép vào nước Úc.

“Đối với những người mang thịt heo vào Úc hoặc qua cách mua hàng trên mạng, hay trong hành lý của họ",

"Bộ Nông nghiệp cũng thực hiện các thay đổi, liên quan đến đế số tiền phạt sẽ áp dụng".

"Ngoài ra chính phủ cũng cho biết nếu tái phạm, những người nầy có khả năng bị trục xuất về lại nước họ”, Deb Kerr.

Kể từ ngày 17 tháng 4 năm 2019, luật lệ mới có hiệu lực khi cho phép nhân viên tại các phi trường cắt ngắn hay hủy bỏ visa, nếu một du khách không khai báo những món hàng cấm, trước khi vào nước Úc.

Thượng nghị sĩ McKenzie yêu cầu nhân viên các cấp thuộc Bộ của bà, tích cực thông báo đến các tổ chức sinh viên quốc tế và những công ty tổ chức các chuyến du lịch, để chắc chắn rằng thông điệp của Bộ đã được chuyển đến những người nói trên.

Được biết virus có thể sống sót trong các thịt heo sống hay thành phẩm, trừ khi chúng đã được nấu chín trong thời gian đòi hỏi cùng nhiệt độ rất cao để giết chết virus, ngoài ra virus có thể sống sót trong các thịt đông lạnh cho đến 3 năm.

Loại thịt heo duy nhất được phép mang vào Úc, từ các quốc gia bị tuyên bố có dịch bệnh là các loại thịt hộp, vốn được chưng cất với nhiệt độ cao đáng kể, để giết chết các loại virus.

Bà Kerr cho biết nếu dịch bệnh bùng nổ tại Úc, thì con đường chính yếu của việc lây nhiểm, sẽ là các sản phẩm nhập cảng vô tình cho các con heo tại địa phương ăn.

“Khi vô tình, các thực phẩm nầy được cho heo ăn và dĩ nhiên đó là bất hợp pháp ở Úc, nhưng khi được cho heo ăn thì virus vẫn còn sống sẽ lây nhiễm cho lợn".

"Hoặc nếu thực phẩm đó bị bỏ đi, thì và lợn hoang có thể ăn sản phẩm và virus sẽ xâm nhập vào quần thể lợn hoang".

"Không quan trọng là lợn hoang hay heo thương phẩm, virus vẫn sẽ có tác động tàn phá".

"Thị trường xuất khẩu của chúng ta sẽ đóng cửa và chính những con lợn hoang sẽ có thể tiếp cận những con lợn thương phẩm được giữ bên ngoài chẳng hạn và những con lợn hoang sẽ có thể truyền bệnh cho đàn heo thương phẩm”, Deb Kerr.

Trong khi đó, giáo sư Michael Reichel là một nhà nghiên cứu tại Đại học Thú Y Úc đại lợi và Tân tây Lan và là cựu Khoa trưởng Khoa Thú Y tại Đại học Thành phố Hong Kong.

Ông cho biết, với việc không có thuốc chủng cho loại dịch bệnh nầy, việc hạ sát đàn heo trở thành một chiến thuật để kiểm soát việc bùng phát dịch bệnh, tại các quốc gia bị ảnh hưởng.

“Không có thuốc chủng nào cho loại virus nầy cả".

"Mọi nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh phần lớn là tiêu hủy và giết mổ heo bệnh, xác định các heo bị lây nhiểm và giết chúng theo một cách thức nhân đạo".

"Đã có các tiêu chuẩn để đối phó với dịch bệnh và đó là việc người Hoa đã làm tại Hoa Lục, Việt Nam và các quốc gia khác đã báo cáo dịch bệnh xảy ra tại nước họ”, Michael Reichel.

Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng nước Úc có một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, vốn đã từng ngăn chận các vụ bùng phát dịch bệnh với qui mô lớn lao, về các dịch bệnh cúm heo hay bệnh long mồm lở móng tại nước Úc, thế nhưng giáo sư Reichel cho biết chớ nên tự mãn.

“Tôi không nghĩ quí vị có thể hạ thấp những nguy cơ nầy chút nào".

"Chúng ta nên rất cảnh giác về những gì đang làm và mọi người nên khai báo thực phẩm khi mang qua biên giới, còn các viên chức nên quyết định xem liệu có cho phép họ mang sản phẩm có thịt heo vào Úc hay không?”, Michael Reichel.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.