Cẩn thận trước các luận điệu trong cuộc thảo luận về di dân trước ngày ‘Super Saturday’
Các nhóm doanh nghiệp và di dân hiện khuyến cáo nên cẩn thận khi cả hai chính đảng gia tăng việc thảo luận về di dân trước ngày diễn ra các cuộc bầu cử bổ túc vào cuối tuần nầy.
Liên đảng cho biết lập trường gắt gao hơn đã khiến cho số người mới đến luôn luôn giảm xuống trong khi Lao động đổ lỗi cho các công nhân tạm thời khiến cho nạn thất nghiệp gia tăng.
Chính sách về di trú thường được các chính trị gia bàn luận đặc biệt là trong các cuộc vận động, cũng như trước ngày diễn ra 5 cuộc bầu cử bổ túc vào cuối tuần nầy, cũng không có gì ngoại lệ.
Một nhóm doanh nghiệp hàng đầu đã nêu lên các quan ngại, về những gì được mô tả là cuộc thảo luận về di trú có hại, khi cáo buộc cả Lao động lẫn chính phủ đã đưa ra các con số không đúng thật.
Chính phủ Turnbull hiện quảng cáo cho các con số di dân thường trú mới nhất, vốn sụt giảm đến mức thấp nhất trong 10 năm, để hỗ trợ cho các thủ tục gắt gao hơn đối với các trường hợp giả mạo.
Để đáp lại, Lao động chỉ trích chính phủ đã cho phép khoảng 1,6 triệu người sống ở Úc theo visa tạm thời, trong đó có quyền được đi làm.
Người đứng đầu Phòng Thương mại và Kỹ Nghệ Úc, ông James Pearson nói rằng, những ngôn từ đó hiện hướng dẫn sai lạc.
“Quí vị biết có những lời nói dối, những con số thống kê và tôi rất tiếc phải nói rằng các con số đã bị nói qua nói lại trong cuộc thảo luận nầy, theo các thức gần như là hướng dẫn sai lạc”.
Ông Pearson nói rằng, những đòn tấn công và phản công của chính phủ và đối lập, đều khiến cử tri thất vọng và lầm lẫn, cũng như chấm dứt chương trình di trú cho những người có tay nghề được lưỡng đảng ủng hộ trong nhiều năm qua.
Tranh luận của Lao động nhắm vào những người có visa tạm thời có quyền làm việc, bao gồm các sinh viên quốc tế, những người Tân tây Lan có visa đặc biệt và các du khách ba lô.
Thế nhưng ông James Pearson nói rằng, những người làm việc trong kỳ nghỉ hè đã bị giới hạn về số công việc họ có thể làm tại Úc, trong khi các sinh viên quốc tế cũng bị hạn chế, với mức tối đa là 40 giờ trong 2 tuần.
“Vâng có khoảng 1,4 triệu người với một số quyền được đi làm theo visa của họ, thế nhưng để riêng những người làm việc toàn thời, khi cho rằng mọi người đều làm việc toàn thời là sai lầm, bởi vì phần đông là không phải như vậy".
"Nó bao gồm những người lam việc vào dịp nghỉ hè, vốn chỉ làm việc 6 tháng và rồi nếu có thể, họ sẽ làm việc 6 tháng nữa".
"Nó cũng gồm các sinh viên chẳng hạn, chỉ có thể làm việc tối đa là 40 giờ đồng hồ trong 2 tuần lễ và nhiều người khác chẳng làm gì cả”, James Pearson.
Trong khi đó, bà Carla Wilshire thuộc Hội đồng Di trú cho biết, các bên trong cuộc thảo luận cần nhớ rằng, nền kinh tế Úc phụ thuộc nhiều vào một mức độ di dân nào đó.
“Chúng ta cần hết sức cẩn thận khi nói về chương trình di dân, mà chúng ta đã duy trì một mức độ tin tưởng của công chúng, bởi vì một khi chúng ta mất niềm tin đó thì nó rất khó khăn để phục hồi lại được".
"Tôi nghĩ chúng ta cần ghi nhớ rằng, chúng ta điều hành một chương trình di dân vì quyền lợi của nước Úc".
"Mọi dấu hiệu là rất rõ ràng cho tương lai của chúng ta, vì vậy việc cắt giảm quá nhiều hay quá ít thì tôi nghĩ là có nhiều vấn đề”, Carla Wilshire.
"Không nói đến chuyện toàn cầu, mức độ dân số nào chúng ta cần duy trì trong vùng, để trở thành một cường quốc đáng kể?”, Carla Wilshire.
Còn Lao động cho rằng vấn đề sinh viên quốc tế hiện được đề cập quá nhiều, do các sinh viên vi phạm các hạn chế khi làm việc, thường là dưới áp lực của các chủ nhân.
Hội đồng Di Dân nói rằng, trong khi có những vấn đề tuân thủ dành cho giới sinh viên quốc tế, thì mức độ nầy không cao lắm.
Bà cho biết, việc nối kết mới đây giữa các dữ kiện di trú với hồ sơ của Sở Thuế đã cải thiện vấn đề tuân thủ nầy.
"Ý nghĩa của chúng tôi khi nhìn vào dữ liệu, là chúng tôi đang xem xét nhiều hơn một thiểu số, thế nhưng không nhất thiết phải là một phần đáng kể của số sinh viên, làm việc vượt quá 20 giờ".
"Một điều khác cần nhớ là đã có một nỗ lực để thắt chặt dữ liệu, do đó ATO có thể truy cập dữ liệu di trú và ngược lại, cũng như việc ghép nối đó thực sự giúp củng cố chế độ tồn tại, liên quan đến di cư tạm thời", Carla Wilshire.
Bà Wilshire còn cho biết, cuộc thảo luận nên chuyển sang việc xem xét về vấn đề di trú, liên quan đến tương lai của nước Úc.
“Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ về chuyện nầy, trong 20 hay 30 năm nữa".
"Dân số đến mức độ nào mà chương trình di dân cần đến để duy trì thứ hạng, rồi vị thế của chúng ta trong nền kinh tế toàn cầu?"
"Không nói đến chuyện toàn cầu, mức độ dân số nào chúng ta cần duy trì trong vùng, để trở thành một cường quốc đáng kể?”, Carla Wilshire.
Theo: SBS
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.