Cảnh báo kinh tế Hồng Kông đi vào suy thoái
Nhà lãnh đạo của Hồng Kông, Carrie Lam, cho biết các cuộc đụng độ đang diễn ra giữa các cơ quan thực thi pháp luật và những người biểu tình ủng hộ phe dân chủ đã gây tổn hại cho nền kinh tế. Một cuộc suy thoái kinh tế sắp sửa xảy ra sau mười tuần bất ổn ở Hồng Kông.
Hồng Kông là một trong những điểm đến mua sắm nổi tiếng nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều tháng đụng độ giữa cảnh sát và những phe ủng hộ dân chủ được cho là đã khiến nền kinh tế của thành phố này bị tổn thất.
Chính phủ Hồng Kông cho biết lượng khách du lịch đã giảm 26% vào cuối tháng trước so với cùng thời điểm năm ngoái.
Ngành du lịch chiếm 4,5 phần trăm nền kinh tế của Hồng Kông và chiếm khoảng bảy phần trăm lượng nhân sự toàn quốc.
Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam nói rằng tác động kinh tế có thể trở thành một minh chứng tồi tệ, hoặc có khi tồi tệ hơn cả, ảnh hưởng của sự bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng, còn gọi tên là vi rút SARS hồi năm 2003.
'Suy thoái kinh tế đang diễn ra nhanh một cách chóng mặt. Ai đó từng mô tả chuyện này như một cơn sóng thần. So sánh giữa suy thoái kinh tế do bệnh SARS và sóng thần kinh tế lần này: Tôi e là tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng.'
Thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ông Ho Kai-ming muốn tình trạng bất ổn chấm dứt càng sớm càng tốt.
'Tôi nghĩ hiện tại có một số tác động rõ ràng trong các ngành nghề có kết nối với bên ngoài, như ngành du lịch và bán lẻ. Một số hướng dẫn viên du lịch không có việc làm trong tháng này. Nhiều người làm việc trong ngành bán l ẻ cũng phải đối mặt với tình trạng tương tự. Chúng tôi kêu gọi người dân khắp nơi hãy chấm dứt biểu tình vì những cuộc bạo loạn như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế nơi đây của chúng ta.'
Người biểu tình và những người dân ủng hộ họ phủ nhận bất kỳ sự đổ lỗi nào.
Chính trị gia dân chủ Claudia Mo phát biểu những người biểu tình không phải là nguyên nhân cho việc khách du lịch không muốn đến thành phố này.
'Chính phủ Hồng Kông đã dự báo rằng Hồng Kông sẽ phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế bắt đầu từ hồi năm ngoái vì tranh chấp thương mại và vì tất cả mọi thứ đang diễn ra. Vì vậy, xin làm ơn ngừng đổ lỗi suy thoái kinh tế cho các cuộc biểu tình đi.'
Các nhà phân tích dự đoán lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ sẽ giảm ít nhất 10% trong năm 2019 vì sự bất ổn ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Một số khách sạn và cửa hàng phải đóng cửa trước các cuộc biểu tình, trong khi nhiều nơi khác giảm thời gian hoạt động lại.
Chris Beauchamp, chiến lược gia phụ trách thị trường có kinh nghiệm là nhà giao dịch tài chính của tập đoàn I-G Group có trụ sở tại London, nói rằng bất kỳ vấn đề suy thoái kinh tế nào cũng có thể có tác động lâu dài.
'Tôi nghĩ rằng chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy tác động nghiêm trọng hiện tại, và nó sẽ bắt đầu xuất hiện xa hơn nữa trong các số liệu GDP và tôi nghĩ rằng chúng ta nên lo lắng về điều đó. Thực tế là bạn nhìn thấy nhiều cửa hàng có khả năng phải đóng cửa trong thời gian dài hơn, bạn có thể thấy nhiều người mất việc làm hơn và tất nhiên những điều đó bắt đầu thể hiện trên các số liệu lương bổng và nhân công.'
Các cuộc biểu tình, bắt đầu từ mười tuần trước nhằm phản đối luật dẫn độ gây tranh cãi của chính phủ Hồng Kông, không có dấu hiệu dừng lại.
Trong khi chính phủ đang tạm hoãn dự luật này, những người biểu tình yêu cầu họ phải rút lại dự luật này hoàn toàn.
Người dân Hồng Kông đang ra sức biểu tình đòi nhiều quyền dân chủ cũng như yêu cầu bà Carrie Lam phải từ chức.
Nguồn: Sbs.com.au
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.