RSS

Câu chuyện về cô gái sang Úc tìm lại chính mình, từng bị mẹ đánh để... chữa "bệnh đồng tính"

18:00 23/12/2018

Ít ai biết rằng, để trở thành cô gái sống đúng với giới tính của mình như hiện tại, Mia đã từng bị mẹ đánh để... chữa 'bệnh đồng tính'.

Đấy là câu chuyện về Nguyễn Công Đức, ở Giồng Luông, Bến Tre. Theo đó, trong suốt 24 năm ròng Đức luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi "Tôi là ai?,... Để rồi ngày giải đáp được câu ấy, cậu bật khóc như một đứa trẻ.

Đức chia sẻ, ước mơ đứa con đầu lòng là gái, mẹ cậu chợt buông tiếng thở dài sau cơn đau xé da thịt và thấy trước mặt là một bé trai.

Đức lớn lên trong vòng tay của bà và mẹ nên thích cái cách đi đứng, nói chuyện của những người phụ nữ quanh mình từ lúc nào mà chính Đức cũng chẳng rõ.

Công Đức ngày bé và mẹ.

Có một ngày chiếc vòng mã não cậu đeo từ nhỏ bị vỡ, mảnh nhọn đâm vào tay rướm máu khiến thầy giáo lo lắng, phải đưa về nhà.

Chính thầy giáo đã thẳng thắn nói với mẹ cậu: “Chị đừng cho cháu đeo trang sức như thế này nữa. Nó là con trai... bạn bè cứ trêu hoài". Chính lúc ấy, cậu rưng rưng và chợt phát hiện sự thật bản thân khác biệt so với những thằng con trai khác.

Và rồi vì những lời trêu đùa, vì giới tính không rõ ràng, Đức không ngừng ra sức học tập chỉ vì lí do “học giỏi sẽ không bị bạn cười, không bị bạn đánh, không bị bạn tẩy chay”.

Đức kể: "Tôi cứ sống như vậy cho đến ngày mẹ bắt gặp tôi tâm sự với con búp bê tự chế. Mẹ bật khóc, đau đớn đánh tôi rồi gào thét giữa vô vàn những nỗi lo. Có lẽ, bà mong muốn tôi trở về đúng nghĩa một thằng con trai. Bà sợ tôi bị người đời giễu cợt, gièm pha. Bà sợ tôi sẽ không có gia đình, không ai chấp nhận và không có tương lai".

Nguyễn Công Đức giờ đây đã trở thành một cô gái xinh đẹp.

Và rồi những lúc ấy, Đức luôn tự đặt ra câu hỏi giằng xé tâm can nhưng chưa bao giờ trả lời được.

Cũng vì vậy mà cậu chấp nhận sống cuộc sống "thân sâu hồn bướm" suốt quãng ngày ấu thơ nơi miệt vườn xanh mướt có bà có mẹ.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Đức đỗ vào trường Đại học Văn hóa TP. HCM và theo học ngành du lịch. Tại đây, Đức quen biết và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với bạn bè. Đặc biệt, ý thức về hai chữ “đồng tính” trong cậu dường như rõ hơn bao giờ hết.

Vậy nhưng những lúc ấy, 3 chữ “tôi là ai” vẫn chưa chịu buông tha Đức. Chàng trai ấy vẫn sống trong hàng vô vàn câu hỏi rằng: " Tại sao tôi khác họ?  Tại sao họ ngại khi phải đi cùng tôi? Tôi là ai? Là ai giữa cuộc đời này?”.

Đức cho biết, cột mốc quan trọng của cuộc đời chính là thời khắc cầm trên tay visa sang Úc chỉ với ước mong “tìm lại chính mình”.

Mia kể mình chỉ viết vùi đầu vào học để các bạn không dè bỉu, chê bai.

Đức kể visa không những là thủ tục giúp cậu nhập cảnh vào một đất nước mới, mà còn là "giấy thông hành" nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa khát khao giày vò suốt 24 năm và ước vọng được làm một người phụ nữ đúng nghĩa.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Đức xin được học bổng qua Úc du học ngành quản trị kinh doanh. Và chính tại đất nước này theo lời Đức là đã dẫn cuộc đời anh sang một trang mới.

Theo đó, trong một lần được nhóm bạn rủ giả gái, Đức nhận lời. Khoảng thời gian được bạn trang điểm, Đức nhắm tịt mắt. Lúc mở mắt ra, nhìn mình trong gương với hình hài một người phụ nữ, Đức òa khóc nức nở.

Cột mốc quan trọng trong cuộc đời Mia chính là thời khắc cầm trên tay visa sang Úc chỉ với ước mong “tìm lại chính mình”.

"Lúc ấy, tôi biết mình là ai, tôi không muốn sống thêm một ngày nào nữa trong hình hài Nguyễn Công Đức. Tôi muốn được yêu, tôi muốn là chính mình, tôi muốn được hạnh phúc”, Đức kể. Và từ đó, cái tên Nguyễn Công Đức đã chết, chỉ còn Le Mia trong hình hài một người phụ nữ. Chị để tóc dài, sống đúng với hình ảnh mà chị đã chạy trốn suốt 24 năm.

Được biết, bốn năm sau, chị chuyển giới. Ngày nằm trên bàn mổ, chị đối diện hơn 30 ca phẫu thuật với hàng loạt những biến chứng có thể xảy ra nhưng vẫn nhắm mắt chấp nhận.

Sau khi chuyển giới, Mia bỏ cả chuyên ngành đang học, chuyển hướng sang học tâm lý với ước mong giúp đỡ nhiều hơn những người như mình.

Ngày nằm trên bàn mổ, chị đối diện hơn 30 ca phẫu thuật với hàng loạt những biến chứng có thể xảy ra nhưng vẫn nhắm mắt chấp nhận.

Và công việc tại trung tâm giúp đỡ người yếu thế thuộc Bộ Xã hội Úc khiến Mia hiểu nhiều hơn về những phận người kém may mắn, cũng như giúp chị tin tưởng hơn vào quyết định của mình. Chính tại Úc, Mia đã tìm được người đàn ông của cuộc đời mình.

“Anh sẵn sàng chấp nhận và đi cùng với em trên quãng đường phía trước. Chỉ cần em cho anh cơ hội”, tin nhắn trả lời của Austin Rennie khiến trái tim cô gái bất chợt rung lên vào một sáng mùa đông lạnh nơi nước Úc.

Có 12 năm sống trong thế giới đàn bà, Mie hiểu thế nào là nỗi khổ đàn bà, thế nào là nỗi buồn, là sự hi sinh.

Mia tâm sự: “Lời hứa ngày đó anh đã giữ lời. Điều ấy chứng minh cho sự lựa chọn của cuộc đời tôi là đúng đắn. Ngày 20/10 cách đây 3 năm, khi tôi còn ở Úc, anh ấy trở về nhà và cầm trên tay một bó hoa kèm theo tấm thiệp chúc mừng. 24 năm trước chẳng ai tặng hoa cho mình cả, cầm được bó hoa đầu tiên nhân ngày phụ nữ, mọi cảm xúc đều vỡ òa”.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.