RSS

Câu chuyện về tỷ phú kỳ lạ keo kiệt với mình hào phóng với người - ‘Tấm vải che tử thi không có túi’

19:00 02/09/2018

Trong suốt cuộc đời, ông đã sử dụng số tiền hơn 8 tỷ đô la Mỹ của mình để làm từ thiện, hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học. Vậy ông là ai?

Đó là một ông lão thoạt nhìn trông có vẻ nghèo khó và keo kiệt. Nhưng những việc ông đã làm lại trở thành tấm gương cho các nhà tỷ phú nổi tiếng nước mỹ. Các ông trùm kinh tế như: Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông.

Câu chuyện kể về một ông già Người Mỹ gốc Ireland. Năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện đang sống cùng vợ trong một căn hộ cho thuê tồi tàn ở thành phố San Francisco thuộc Mỹ quốc. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, cặp kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng lỗi thời. Ông không thích món ăn ngon, món ăn ưa thích nhất là bánh sandwich và sữa nóng. Ông cũng không có xe hơi riêng, phương tiện đi lại chủ yếu của ông là xe buýt, túi xách mà ông thường dùng để đi làm là chiếc kẹp bằng nilon đã cũ.

Mặc khác, nếu bạn đi cùng ông đến một quầy bar nhỏ để uống bia, ông nhất định sẽ kiểm tra và đối chiếu hóa đơn rất cẩn thận. Nếu bạn ngủ qua đêm ở nhà ông ấy, chắc chắn trước khi ngủ ông ấy sẽ nhắc bạn tắt điện.

Một ông già nghèo khó lại keo kiệt như vậy, bạn có biết trước đó ông đã làm được những việc gì chăng?

Trong suốt cuộc đời, ông đã sử dụng số tiền hơn 8 tỷ đô la Mỹ của mình để làm từ thiện, hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học. Vậy ông là ai?

Ông là Chuck Feeney, người được coi là ‘cha đẻ’ của tập đoàn kinh tế được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, rất thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền, đó là những nét chính mà người ta thường diễn tả khi nhắc đến con người này.

Dưới đây là một số đóng góp của Chuck Feeney trong lĩnh vực từ thiện và hỗ trợ phúc lợi xã hội mà nước Mỹ và cộng đồng quốc tế đều biết tới:

Ông là người sáng lập tổ chức The Atlantic Philanthropies (Quỹ từ thiện Đại Tây Dương), một trong những quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới. Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển…

Khoản tiền lớn nhất mà Chuck Feeney từng tặng cho hoạt động từ thiện thiện là 7 triệu đô la vào cuối năm 2016. Đây cũng là số tiền lớn cuối cùng mà cả đời ông dành dụm được.

Một điều đáng khâm phục là hầu hết mọi hoạt động từ thiện của Chuck Feeney đều không công bố tên nhà tài trợ.

Chuck Feeney đã nêu lên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời cũng nghĩ cho mọi người”. Hai nhà đại tài phiệt của Mỹ là: Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông mà đã thay đổi cách nghĩ và hành động của mình.

Về cuối đời, sau khi việc thiện của Chuck Feeney được giới truyền thông tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước một gia tài hàng tỷ đô la như vậy?

Đối diện trước câu hỏi của các phóng viên, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người nghe một câu chuyện:

“Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no nê nhưng giờ nó mập quá, không thể chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được!

Hồ ly ăn no căng bụng, cảm thấy vô cùng thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra nổi. Bất đắc dĩ hồ ly đành phải giở trò cũ: lại nhịn ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả là lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào!”.

Nghe xong câu chuyện, các phóng đều cười ồ! Còn Chuck Feeney thì trầm ngâm kết luận:

– Người ta đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc rời đi. Không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm suốt cả một đời.

Có hãng truyền thông lại hỏi Chuck Feeney: Vì sao ông quyên góp hết cả gia tài của mình?

Chuck Feeney cười đôn hậu rồi đưa ra một câu trả lời dung dị ngoài sức tưởng tượng của giới truyền thông:

– Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.