Cha ʍẹ nên bảo vệ con đúng cách: Dạყ con gái ranh giới ʜành xử, ᴅạყ con trai tích cực vươn ℓên
Khi đã trưởng thành, cuộc đời sẽ không cho con bạn nhiều cơ hội để “thử” và “sai” vì đôi khi cái “sai” có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để con biết cách bảo vệ bản thân, bậc cha mẹ hãy chỉ dẫn cho các con sức chịu đựng giới hạn của mình.
- Bà пgoại từ cɦối tɾôпg cɦáᴜ, coп gái пói 1 câᴜ kiпɦ độпg tất cả пɦữпg пgười ℓàʍ cɦɑ ʍẹ
- Quan niệm 'trẻ cậy cha, già cậy con' coi con như là tấm 'thẻ bảo hiểm’ lúc về già đã dần lỗi thời
- Cɦa ʍẹ còп, cᴜộc ᵭời νẫп còп пơi ᵭể ta ᵭếп - Cɦa ʍẹ ʍấɫ, ᵭời пày cɦỉ còп lại lối νề: Hãy ɦiếᴜ kíпɦ νới cɦa ʍẹ kɦi còп có cơ ɦội!
Chúng ta hãy bắt đầu từ việc hiểu biết đường giới hạn của bản thân.
Một nhà văn đã chia sẻ hai câu chuyện như sau:
Câu chuyện thứ nhất kể về một cô con gái
Một ngày mùa hè, cô con gái 17 tuổi trở về nhà vào sáng sớm của ngày hôm sau. Vài ngày sau, người cha muốn con gái cùng ra ngoài uống rượu với mình, ông nói với con: “Tối nay chúng ta cùng ra ngoài uống rượu, con hãy uống hết sức, uống cho thật say, ba sẽ đưa con về nhà”.
Tối đó, cô con gái say mèm tại quán rượu, về đến nhà mà cô không hay biết gì hết, khi tỉnh dậy, cô nhìn thấy lá thư người cha nhắn gửi lại cho mình.
Nội dung bức thư người cha viết: Tối qua con có nhớ con uống được bao nhiêu ly cho đến lúc con say không? Con uống được tổng cộng 2 ly rượu và 5 ly bia, đó là điểm giới hạn của con. Trên đời này có rất nhiều kẻ xấu, cha không thể lúc nào cũng ở bên cạnh để bảo vệ con, vì vậy cha đã cho con biết điểm giới hạn của mình. Hãy học cách bảo vệ bản thân, cha tin con sẽ làm được.
Câu chuyện thứ hai kể về một cậu con trai
Trong hiệu sách, một cậu bé 14 tuổi trông thấy cuốn sách mà mình đã yêu thích từ lâu nhưng lại không mang đủ tiền để mua nên cậu bèn giấu cuốn sách vào trong áo, đúng lúc ông chủ hiệu sách quay người nhìn lại và phát hiện ra. Ông chủ hiệu sách đưa cậu bé đến đồn cảnh sát, đồng thời thông tin cho cha cậu.
Nhận được tin, cha cậu bé vội vàng đến nơi, cậu bé cúi đầu chuẩn bị chịu nhận sự mắng mỏ của cha.
“Tôi nghĩ đây chắc chắn là sự hiểu lầm”. Người cha từ tốn nói: “Tôi rất hiểu con trai mình, cháu là đứa trẻ biết suy nghĩ, có lẽ vì cháu quá thích cuốn sách này nhưng lại không mang đủ tiền nên mới làm vậy. Ông xem cách giải quyết này có được hay không nhé, tôi sẽ mua quyển sách này với số tiền gấp 3 lần…”.
Ra khỏi đồn cảnh sát, người cha dừng bước, hai tay ôm lấy khuôn mặt còn đang vừa xúc động, vừa ngại ngùng, xấu hổ của con trai và nói: “Con trai, bất cứ ai cũng đều mắc lỗi lầm, chỉ khác ở chỗ nhiều hay ít. Con nghe này, hãy quên đi chuyện hôm nay, đừng để nó vấn vương trong lòng, từ từ học tập và trưởng thành. Chỉ cần sau này con không mắc lại sai lầm như vậy nữa, con vẫn luôn là niềm tự hào của cha mẹ”.
Khi trưởng thành, cuộc đời sẽ không cho con cái chúng ta nhiều cơ hội để “thử” và “sai”. Hai câu chuyện trên đây muốn nhấn mạnh rằng: Cách bảo vệ tốt nhất đối với con gái là chỉ dẫn cho con hiểu biết về giới hạn hành xử của mình, còn cách bảo vệ tốt nhất đối với con trai là chỉ dẫn con luôn tích cực vươn lên.
4 điểm cần lưu ý khi chỉ dẫn đường giới hạn cho con gái
1. Ranh giới thân thể
Từng có một bài viết trên mạng xã hội đã gây sốc với tiêu đề: “Tôi muốn công bố danh tính một giảng viên đại học đã quấy rối tình dục các nữ sinh viên trong trường”.
Tác giả bài viết đã tố cáo các hành vi quấy rối tình dục của người giảng viên đối với 7 nữ sinh ở các mức độ khác nhau, trong đó, một nữ sinh đã bị xâm hại đến mức mang thai.
Tác giả bài viết đã không âm thầm chịu đựng như những nữ sinh kia khi bị giảng viên xâm hại và đe dọa. Bởi vì cô đã được cha chỉ bảo: “Con không bao giờ được bán, đổi thân thể của mình để lấy bất kỳ lợi ích nào”.
Vậy chỉ dẫn giới hạn thân thể cho con như thế nào?
Cha mẹ hãy dạy bảo con gái cẩn thận: Không bao giờ được bán, đổi hay làm tổn hại thân thể của mình để lấy bất kỳ lợi ích nào.
2. Ranh giới cuộc sống
Một câu chuyện khác như sau:
Khi con gái đã vào đại học, người cha hỏi con: “Hàng tháng ba gửi cho con khoản tiền 3 triệu, có đủ chi tiêu không con?”
Con gái trả lời: “Đủ ạ!”
Người cha nói thêm: “Con cần mua gì cứ mua, không phải quá tiết kiệm”.
Con gái ngần ngừ nói: “Bạn cùng phòng với con mỗi tháng cũng nhận được khoảng tiền 3 triệu giống như con, nhưng bạn ấy tiêu xài nhiều hơn con, mỗi ngày đều ăn thêm các bữa nhẹ, mỗi tuần đều có thêm quần áo mới”.
Người cha nói: “Bạn con làm thêm để kiếm tiền đúng không? Con không nên như vậy, ảnh hưởng đến việc học”.
Con gái nói: “Cô ấy không làm thêm, cô ấy đang yêu. Nhưng cô ấy nói với con, cô ấy không thích người bạn trai đó mà chỉ thích cậu ấy trả các khoản chi tiêu cho cô ấy thôi”.
Người cha đặt điện thoại xuống, liền gửi ngay cho con 4 triệu và một tin nhắn: “Từ tháng này, mỗi tháng ba sẽ gửi cho con thêm 1 triệu, tổng cộng là 4 triệu. Con có thể mua thêm đồ ăn nhẹ. Khi nào có bạn trai, hãy nói với ba, mỗi tháng ba sẽ gửi cho con thêm 1 triệu nữa, coi đó là chi phí cho tình yêu. Con hãy nhớ, mỗi lần hẹn hò đều mang theo ví tiền của mình nhé!”.
Sao người cha kia lại làm như vậy? Bởi vì ông muốn con gái mình thật sự hiểu về đường giới hạn trong cuộc sống – cần có khả năng tự chủ trong cuộc sống.
Người phụ nữ biết tự chủ là người phụ nữ trang nghiêm nhất.
Nếu trong cuộc sống việc gì cũng không tự chủ, thì tính cách cũng sẽ không tự chủ. Tính cách không tự chủ thì tình yêu cũng không tự chủ.
3. Ranh giới tình cảm
Có một chuyện tình cảm đau buồn như sau:
Thời sinh viên năm 3, cô yêu một nam sinh. Để làm vui lòng người yêu, trời mùa đông lạnh giá, cô ra bãi biển từ sớm, chờ đợi hàng giờ để mua những mẻ cá tươi ngon nhất về nấu cho anh.
Khi hai người cãi nhau, rõ ràng không phải là vấn đề của một người, nhưng cô chờ tàu cả đêm để đi đến chỗ anh nói lời xin lỗi.
Kỳ nghỉ đông, cô ngồi giặt sạch sẽ giúp anh hết đống quần áo dơ bẩn.
Cô nghĩ rằng, những việc làm này có thể đổi lấy một tình yêu chân thật. Nhưng khi cô nấu cho anh một bát canh cá ngon, đổi lại là một câu nói: “Phiền quá, tôi đang bận”. Khi cô giặt sạch sẽ cho anh đống quần áo dơ bẩn ngay trước mặt anh, đổi lại là câu nói: “Phụ nữ cần phải làm những việc như vậy”.
Nhiều năm sau, cô viết: “Tôi nghĩ những việc tôi làm có thể đổi lấy một vị trí trong trái tim anh, nhưng sau này tôi đã hiểu, sẽ chẳng bao giờ thay đổi được tình cảm của người không yêu mình”.
Dạy bảo con gái về đường giới hạn tình cảm, đừng lãng phí thời gian cho người không có tình cảm với mình, càng không nên vì anh ta mà hy sinh bản thân một cách vô hạn.
4. Ranh giới tính mạng
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi việc va chạm với kẻ xấu. Nếu bạn không có khả năng chống lại những tên côn đồ, lưu manh đó thì nên sử dụng chiến thuật, không trực tiếp lộ diện. Dù trong tay bạn có thứ bảo vệ tốt đến mấy cũng không nên xông pha trực diện với chúng.
Sự chọn lựa tốt nhất trong tất cả các tình huống là phải bảo vệ được tính mạng của mình, vì tính mạng của mình là thứ quý giá nhất hơn mọi thứ trên đời.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện đau buồn xảy đến. Nhưng dù có đau buồn tới đâu cũng không được làm tổn hại thân thể hay tự tử vì đó là cách giải quyết vấn đề ngu ngốc nhất.
4 điểm cần lưu ý khi chỉ dẫn con trai tích cực vươn lên
1. Can đảm
Một nhà thám hiểm địa chất rất thích đưa con trai cùng đi thám hiểm, những người lớn tuổi trong nhà ra sức khuyên can vì núi sâu hoang vắng có lợn rừng, quá nguy hiểm.
Thực tế nơi đó chỉ là điểm du lịch thông thường, nhưng nhà thám hiểm vẫn nói với con là buổi tối có thể có lợn rừng xuất hiện, ông muốn luyện tập lòng can đảm cho con trai.
Đêm đó, hai cha con ở trong lều, họ dường như đều nghe thấy tiếng kêu của lợn rừng. Nhà thám hiểm đưa cho con một cây gậy và ông cũng cầm một cây gậy giả vờ tự vệ.
Nhờ sự chỉ bảo của người cha qua nhiều cuộc thám hiểm như vậy, lòng can đảm của cậu bé tốt hơn nhiều so với những đứa trẻ khác, trở thành một chàng trai dũng cảm, kiên cường và nghị lực.
Ngày nay, con cái của mọi gia đình đều được ôm giữ trong vòng tay của cha mẹ, sợ té ngã, sợ đụng chạm đủ thứ. Richard Feynman – nhà khoa học và nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ từng nói: “Những đứa trẻ không dám mạo hiểm thường không chịu thay đổi, tính cách yếu đuối và tính sáng tạo kém”.
2. Luật pháp
Một cậu con trai đánh nhau với bạn học, òa khóc khi về nhà.
Người cha thấy vậy liền hỏi: “Con rất oan ức, rất tức giận đúng không?”
Con trai trả lời: “Đúng, con muốn trả thù”.
“Con định trả thù như thế nào?”
“Kiếm một cây gậy làm thanh kiếm đâm nó giống như trên tivi”.
“Được, việc này xem ra hả giận đấy, để ba giúp con chuẩn bị nhé”.
Nói xong, người cha vào phòng mang ra một đống quần áo và chăn.
Cậu con ngạc nhiên hỏi: “Ba mang ra nhiều quần áo thế để làm gì ạ?”
Người cha trả lời: “Nếu con dùng một cây gậy đánh người, con sẽ được đưa đến nơi quản lý trẻ nhỏ, ở đó ít nhất một tháng, vậy nên phải chuẩn bị quần áo cho con thay. Nếu con dùng kiếm để đánh người, có thể con phải ở đó lâu hơn và phải dùng đến chăn”.
Cậu con đỏ mặt hỏi: “Thật là như thế ạ?”
Người cha nghiêm túc trả lời: “Chà, luật pháp quy định như vậy”.
Lúc này, người con ấp úng: “Vậy chúng ta bỏ qua chuyện đó đi”.
Cha: “Không phải con đang rất tức giận sao?”
Cậu con nói: “Kỳ thực con cũng sai. Con không giận nữa, con sẽ đi xin lỗi bạn ấy”.
Người cha nói: “Được, ba ủng hộ con”.
Trên cơ sở hướng dẫn về can đảm, cần hướng dẫn song song về Quy tắc để cân bằng và hạn chế rủi ro.
Cho dù làm việc gì, hãy nghĩ đến kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra. Nếu chấp nhận được kết quả tồi tệ nhất thì hãy làm, còn nếu chưa thể chịu đựng được thì hãy dừng lại.
3. Thất bại
Vào tháng 12/2017, một lập trình viên của công ty sản xuất điện thoại thông minh ZTE tên là Âu Kiến Tân (Ou Jianxin) đã nhảy lầu tự sát từ tầng 26 tòa nhà văn phòng nơi anh làm việc, kết thúc cuộc đời khi mới 42 tuổi, để lại cậu con trai 9 tuổi, cô con gái 2 tuổi và tứ thân phụ mẫu cho vợ chăm sóc. Trước khi chết, anh bị buộc thôi việc khi đang giữ chức quản lý và phải bán lại cổ phần với giá rẻ vì công ty thay đổi cơ cấu tổ chức
Có câu nói: “Sự tức giận lớn nhất là hận mình bất lực”. Nhưng ở góc độ nào đó, lý do dẫn đến quyết định tự tử của Âu Kiến Tân là thiếu sự chỉ dẫn về Thất bại.
Lại có một câu chuyện như sau:
Một người tài xế lái xe buýt đường dài đã không ở nhà trong thời gian dài. Nhân kỳ nghỉ đông, anh cùng con thực hiện một chuyến đi.
Trên con đường gồ ghề và dốc thẳng đứng, chiếc xe lăn bánh thận trọng và hành trình khá nguy hiểm. Khi đang leo qua một ngọn núi lớn, chiếc xe đột nhiên bị hỏng, người cha phải nằm bò trên tuyết để sửa xe trong hai giờ liền.
Sau khi xe được sửa xong, họ lại tiếp tục hành trình, người cha quay sang nói với con: Cuộc đời là vậy đó con, khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, phải cắn răng chịu đựng, hướng về phía trước. Vững bước tiến về phía trước mới có thể thấy được ánh quang huy hoàng.
Người cha chỉ có trình độ tiểu học, nhưng con trai ông đã tốt nghiệp làm bác sĩ. Trong buổi lễ tốt nghiệp, cậu nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lý do tôi thi đỗ bác sĩ là vì từ nhỏ cha đã dạy tôi, điều khiến chúng ta gục ngã không phải là thất bại, mà đó là thái độ chạy trốn tiêu cực khi phải đối mặt với thất bại”.
Chúng ta cần học cách biến mọi khó khăn thành cơ hội học hỏi. Khi một cánh cửa đóng lại thì nhất định sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Hoặc, bạn cũng có thể tự mở cửa ra cho mình.
4. Tự lập
Một người mẹ đã chịu bao khó khăn vất vả để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Nhưng khi cậu con trai tốt nghiệp đại học, lại không thể tìm cho mình được một công việc ưng ý.
Làm việc tại mỗi công ty chưa đầy một tháng cậu đã xin nghỉ, luôn phàn nàn rằng công việc vất vả, đi làm rất khổ, rất mệt, chịu không được.
Đã hai năm, cậu con trai thoải mái ở nhà chơi các trò chơi trực tuyến, hoặc tìm mẹ chìa tay xin tiền tiêu xài. Cậu con còn lớn tiếng chỉ trích mẹ: “Nếu như mẹ không thể nuôi con cả đời, tại sao khi bé mẹ chiều con như vậy?”
***
Hướng dẫn con tự lập là việc nên làm trước tiên. Cần phải có sự quyết tâm buông con ra để con tự khôn lớn. Cha mẹ cứ luôn bao bọc con, rồi một ngày khi chúng phải đối mặt một mình trước cuộc sống, chúng sẽ không biết phải xoay sở thế nào.
Cha mẹ có tầm nhìn xa rộng sẽ luôn dạy dỗ con cái tự lập từ nhỏ, đó là tình yêu thương sáng suốt nhất của cha mẹ dành cho con cái. Dạy con là cả một quá trình, sự trưởng thành của con phụ thuộc lớn vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi con còn nhỏ đến khi lớn khôn.
Hy vọng rằng những gợi ý về cách ‘Dạy con gái ranh giới hành xử, dạy con trai tích cực vươn lên’ ở trên sẽ mang lại hữu ích cho các bậc làm cha mẹ.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.