RSS

‘Chợ giải cứu thức ăn thừa’ đầy ý nghĩa tại Sydney

21:00 24/03/2019

“Chợ giải cứu thức ăn thừa” OzHarvest hoạt động theo công thức “lấy thứ bạn cần, cho thứ bạn có thể cho”, có nghĩa khách hàng có thể mua thức ăn tùy theo số tiền có được, và nếu họ muốn thì họ có thể tặng thức ăn cho dự án này.

Siêu thị OzHarvest ở khu Kensington (phía đông Sydney) là “chợ giải cứu” thức ăn thừa đầu tiên được mở ở Úc, nhằm tránh thức ăn bị lãng phí và giúp người nghèo bớt phải lo toan kiếm tiền chi cho những nhu cầu hàng ngày.

Bà Alicia Kirwan, giám đốc OzHarvest ở bang New South Wales, cho biết mỗi ca làm việc có từ 5 đến 10 tình nguyện viên, phục vụ 150 lượt khách/ngày và có thể số khách sẽ tăng thêm. Chợ cũng nhận từ 20 đến 30 thùng bánh mì/ngày của Dự án Bánh mì và bơ, một chương trình dạy nghề nướng bánh cho người xin tị nạn ở Úc.

OzHarvest mở cửa từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều những ngày làm việc. Siêu thị cung cấp sản phẩm thừa hoặc được tặng cho khách hàng theo công thức “trả tiền tùy theo khả năng”, trong nỗ lực kéo giảm thức ăn bị lãng phí, bị vứt bỏ trị giá từ 8 đến 10 tỉ đô la Úc/năm. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, khoảng 1/3 lương thực của thế giới bị thất thoát hoặc bị lãng phí, tức khoảng 1,3 tỉ tấn.

“Chợ giải cứu thức ăn thừa” OzHarvest hoạt động theo công thức “lấy thứ bạn cần, cho thứ bạn có thể cho”, có nghĩa khách hàng có thể mua thức ăn tùy theo số tiền có được, và nếu họ muốn thì họ có thể tặng thức ăn cho dự án này.

OzHarvest cung cấp thức ăn từ quả táo hỏng đến khúc xúc xích lạnh ngắt, cùng các sản phẩm vệ sinh, bàn chải đánh răng, dầu gội đầu… Sản phẩm của chợ thay đổi từng ngày, tùy theo nguồn hàng hóa được tặng.

Khách mua được bảo đảm hàng hóa còn “đát”, và không phải là thức ăn “mót từ thùng rác” rồi đem bán lại, mà là thức ăn còn chất lượng, lành mạnh, được các đơn vị đem tặng cho OzHarvest, nơi có các thông điệp “Đừng để thức ăn bị lãng phí” hoặc “Vẫn còn an toàn để ăn”...

Bà Ronni Kahn là nhà sáng lập kiêm giám đốc OzHarvest, nói siêu thị này chỉ trữ thức ăn thừa mà các dây chuyền siêu thị, quán ăn, tiệm cà phê và các hãng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các hãng bay…có thể đem vứt bỏ.

Bà Kahn nói: “Mục đích là nuôi dưỡng đất nước chúng tôi theo một cách bền vững và đánh động ý thức về tình trạng lãng phí thức ăn. Nếu chúng tôi có thể giúp người nghèo giữ được nhân cách thì đấy là một cách làm mà mỗi bên đều thắng”.

Bà Sylvia có hai đứa con lớn bị bệnh nặng, nên dù có việc làm, bà vẫn phải chật vật dành ra chút tiền để mua đồ ăn.  Nhưng khi đến siêu thị  OzHarvest, bà không phải lo chuyện tiền nữa. Bà nói: “Vẻ đẹp của nơi này là nó cho bạn sự tôn trọng, không bị người khác dè bỉu. Cũng giống như vào tiệm nhưng nhân viên tiệm rất chịu khó giúp. Đấy là nét hay của tinh thần Úc”.

Bà mẹ hai con Julie còn phải chăm sóc một đứa cháu trai, nói bà đang khó khăn tài chính nên OzHarvest là nơi bà chỉ mất chút tiền cho việc đi chợ, chứ nếu vào một siêu thị đúng nghĩa thì “tiền của tôi bị bay nhanh lắm”. Dù không có một số mặt hàng bà muốn, Julie cũng không phải căng thẳng vì giá bán.

Jun là một sinh viên nước ngoài của đại học New Wales, cho biết cô chỉ mất 5 đô la Úc để mua số thức ăn trị giá 20 đô la Úc. Cô nói: “Đấy là một cách tiết kiệm hay. Tôi gần thi xong và đã ngưng làm việc bán thời gian nên thu nhập bị giảm nhiều”.

Lãng phí thức ăn ở Úc được ước tính 20 tỉ đô la Úc/năm. 4 tỉ tấn thức ăn bị đưa đến bãi rác. Cứ 5 túi mua sắm thì 1 bị ném vào thùng rác, tương đương số hàng tạp hóa trị giá 1.036 đô la Úc mà một gia đình mua mỗi năm.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.