RSS

Cựu tɦí siпɦ Olympia bỏ việc lươпg пgɦìп đô sau kɦi du ɦọc Úc để làm tɦợ xăm ɦìпɦ

14:00 27/09/2020

Kɦôпg cɦấp пɦậп cuộc sốпg aп pɦậп, Lươпg Việt Nga bước ra kɦỏi cái bóпg “coп пgoaп, trò giỏi” để trở tɦàпɦ пgười “kể cɦuyệп” trêп cơ tɦể пgười kɦác bằпg mũi kim và пét mực.

Sinh trưởng trong gia đình gia giáo ở Thanh Hóa, Lương Việt Nga (27 tuổi) cảm thấy may mắn và biết ơn đấng sinh thành bởi từ nhỏ luôn được theo học trường chuyên, lớp chọn.

Kể từ dấu mốc đại diện ngôi trường chuyên nổi tiếng xứ Thanh – THPT chuyên Lam Sơn – dự thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ bảy (2006), Việt Nga trong mắt mọi người càng xứng đáng với danh hiệu: “Con ngoan, trò giỏi”.

Cuộc đời của Việt Nga từ đó cũng như trải hoa hồng, tuy không “đi Đông về Tây” hay trở thành doanh nhân thành đạt như nhiều thí sinh dưới mái nhà chung Olympia khác.

Đó là tốt nghiệp ĐH quốc tế RMIT, làm việc cho công ty bất động sản của Đức, rồi công tác tại một tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam.

Những tưởng mức lương 1.000 USD/tháng sẽ giữ chân Nga lâu dài. Sau 3 năm, 9X thấy không thể gò bó mình mãi trong không gian máy lạnh với 4 bức tường suốt 8 tiếng/ngày.

Với cô nàng cá tính, luôn muốn làm chủ cuộc đời mình như Việt Nga, bỏ việc chỉ là điều sớm hay muộn. Chỉ có điều, sau nhiều năm được xếp vào hàng “con ngoan, trò giỏi”, 9X chọn theo nghề chẳng hề liên quan tới kiến thức học được, lại còn bị định kiến ở Việt Nam – xăm hình.

‘Con chỉ biết dựa dẫm thì bố mẹ nuôi thú cưng còn vui hơn’

Việt Nga tự nhận từ nhỏ không phải đứa con luôn vâng lời, mà là “nỗi đau đầu” của cha mẹ bởi luôn có chính kiến trong mọi chuyện. Bởi vậy, việc Nga không chấp nhận cuộc sống an phận cũng là điều dễ hiểu.

Gia đình Nga vốn sở hữu hiệu ảnh tuổi đời hơn 20 năm, từ thời chụp ảnh phim và có phòng tối để in tráng ảnh, nên sáng tạo nghệ thuật “ngấm” vào cô từ nhỏ.

Lúc còn làm cho tập đoàn viễn thông cách đây 5 năm, Việt Nga học thêm lớp thiết kế đồ họa. 9X như “cá gặp nước” khi nhóm bạn học kiến trúc và nghệ thuật sẵn sàng làm mẫu cho cô xăm hình bằng đồ nghề tự sắm. Dù rất thích công việc sáng tạo và ghi dấu lên da người khác, Nga quyết định dừng lại.

Cô cảm thấy nếu mình không được đào tạo bài bản, không hiểu quy trình vệ sinh khi xăm hình thì không nên tiếp tục. Ý nghĩ đó thôi thúc Nga nghỉ việc văn phòng, dùng số tiền tích lũy được theo học lớp xăm hình chuyên nghiệp vào tháng 3/2014.

“Khi mình thấy cuộc sống không ổn thì phải thay đổi, không chờ ai đến cứu mình được cả”, Nga nói đơn giản về quyết định “quay ngoắt 180 độ” so với định hướng của cô ngày trước.

Xăm hình khi đó là lĩnh vực không nằm trong “sở trường” vốn có của Việt Nga nên như ma lực thu hút cô bước chân vào. Hơn nữa, nhiều năm đi làm khiến cô nhận ra cuộc sống công nghiệp coi trọng năng suất làm việc hay hiệu quả kinh tế quá mệt mỏi.

“Tôi đến với xăm có thể nói do tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nên nghề chọn mình. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ mình phải học, phải giỏi để những bạn mình từng xăm không trở thành ‘giấy nháp’ hoặc trò chơi thoáng qua”, Việt Nga tâm sự với Zing.vn.

Tin đứa “con ngoan, trò giỏi” như Nga nghỉ công việc thu nhập 1.000 USD/tháng để theo nghề xăm, mọi người xung quanh từ bất ngờ, tiếc nuối đến lo lắng.

Họ thường bàn tán: “Con bé có việc lương nghìn đô, nhiều đứa mơ chẳng được, lại có cơ hội thăng tiến mà gạt hết đi, theo nghề khách hàng toàn thành phần xã hội, phức tạp”, “nhiều đứa thi Olympia về học lên kiếm việc lương tính bằng đô, lập gia đình hay xuất ngoại… ấy thế mà con bé chọn nghề vẽ vời lên người khác” hay “làm thợ xăm thì phí cả bằng đại học”…

Cha mẹ Việt Nga ban đầu không nói gì, nghĩ con làm người lớn sớm quá, có lẽ nghỉ việc chỉ để “dạo chơi” một chút. Sau khi ngày càng nhiều lời đàm tiếu tới tai, con gái lại có vẻ nghiêm túc, mở tiệm thì họ mới phản ứng vì thương con.

Hai người lúc đó nói với cô nhiều nhất tới hai từ “trách nhiệm”. Thế nhưng, 9X nghĩ trách nhiệm lớn nhất của một người là phải làm chủ cuộc đời và phải tự mình tạo ra hạnh phúc. Cô đơn giản đang làm điều hiển nhiên như bao người trẻ là theo đuổi công việc bình thường mình thích.

“Cuộc sống quá yên ả thì chẳng đáng tuổi trẻ. Thà đói một, hai bữa không sao chứ đừng sống an phận. Tôi muốn làm một cái cây đứng thẳng, chứ không muốn trở thành cây dây leo. Nếu đứa con chỉ biết dựa dẫm thì cha mẹ nuôi thú cưng còn vui hơn”, Việt Nga thẳng thắn bày tỏ.

Sau một thời gian, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Cha mẹ không thay đổi được Việt Nga thì đành chấp nhận. Đi qua một thử thách khá lớn, Nga nhận thấy không có giới hạn nào cho tình yêu của cha mẹ dành cho con cái.

Không muốn đấng sinh thành thêm phiền lòng, cô tự cho mình thời gian 2 năm để vùng vẫy trong khoảng trời mới. Nếu không làm nên “cơm cháo” gì, không thể khiến xăm hình trở thành công việc có thể nuôi sống bản thân, Nga sẽ dừng lại và “vác” CV đi xin việc.

Không cố chấp cũng chẳng nổi loạn

Việt Nga không coi quyết định của mình cách đây gần 4 năm là nổi loạn, càng không phải kiểu “trẻ trâu”, cố chấp để “tỏ vẻ nguy hiểm”.

Với Nga, việc một người đi làm điều mình muốn là hết sức bình thường, nên không hiểu vì sao mọi người gọi đó là nổi loạn. Thợ xăm hình đơn giản là lựa chọn của cả lý trí và con tim của cô gái khi ấy 24 tuổi có trong tay nhiều điều đáng ao ước nhưng chẳng chấp nhận 2 chữ “an phận”.

“Một số người từng bảo tôi cố chấp, ngông nghênh khi từ bỏ con đường trải phẳng để theo lối nhỏ và lạ lẫm, chưa biết sẽ về đâu. Nhưng tôi nghĩ quyết định theo nghề xăm không hề to tát hay kinh khủng. Chỉ là trong khi tất cả đi theo những con đường an toàn, tôi có chút dũng cảm khi chọn lối ít người đi hơn”, Việt Nga mỉm cười nói.

Còn vì sao theo đuổi xăm hình mà không phải nghề nào khác, cô gái Thanh Hóa bảo thích sự sáng tạo và có niềm say mê vô bờ bến với cái đẹp. Chẳng như mọi người nói “làm thợ xăm phí cả bằng đại học”, Nga nghĩ nghề nào, miễn là không gây hại cho người khác, thì đều đáng trân trọng.

Từ lần đầu tiên đưa mũi kim ghi dấu lên da đầy kỳ diệu và xúc động, Việt Nga luôn tự hỏi mình “Là ai mà để lại dấu ấn lên người khác suốt đời?” để luôn hoàn thiện bản thân xứng đáng với công việc.

“Sai lầm là điều hoàn toàn chấp nhận được, điều không chấp nhận được là bạn không có trách nhiệm với những điều mình làm và không ngừng nghỉ hoàn thiện bản thân.

Mỗi lần xăm, tâm trí tôi tự động gạt đi tất cả ồn ào, chỉ có máy xăm, hình xăm và người được xăm. Từng di chuyển nhỏ nhất sẽ ở lại trên da một người đến suốt đời. Vì vậy, thợ xăm phải giữ tâm tĩnh mới có thể tạo đường nét đẹp. Cảm giác này ngày càng sâu sắc trong tôi chứ không hề khác đi”, 9X Thanh Hóa tâm sự.

Xuất phát điểm dân trí thức, văn phòng, Việt Nga thừa nhận làm việc với cái đầu “tỉnh”, có phong độ ổn định nhưng thiếu một chút “điên” để tiến xa hơn trong nghệ thuật.  Dù là nữ nhân viên văn phòng hay “tay ngang” sang nghề thợ xăm, Việt Nga giữ gần như nguyên vẹn tình cảm yêu quý từ bạn bè, người thân. Vẫn là Việt Nga cá tính, quyết đoán và truyền cảm hứng dám nghĩ, dám theo đến cùng điều mình thật sự thích.

“Nghệ sĩ thực thụ đôi khi tính nghệ sĩ vượt lên trên cả con người họ. Nếu không có cảm hứng, họ không làm việc được, hoặc cảm hứng nhiều quá cũng không làm được gì. Sự ‘tỉnh’ của tôi là lợi thế nhưng cũng là giới hạn, bởi thêm một chút ‘điên’ nữa thì sẽ tiến xa hơn”, Việt Nga chia sẻ.

May mắn được ‘kể chuyện’ trên cơ thể người khác

Nếu không ai tin hình xăm có phép nhiệm màu, Việt Nga sẽ là người duy nhất tin điều đó. Bởi đằng sau mỗi họa tiết là những câu chuyện, cuộc đời cần người khác biết tới.

Đằng sau hình xăm tên mẹ trên tay của một thiếu nữ Ai Cập 20 tuổi là hành trình trốn chạy khỏi cuộc sống nhục nhã, ê chề, có cả máu và nước mắt khi trót sinh ra trong gia đình còn nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Trở về đồng nghĩa với cái chết, cô gói hết nhớ thương vào tên của người mẹ không biết từ nay đến cuối đời còn có thể gặp lại.

Đằng sau hình xăm chữ “be strong” của một cô gái là 11 năm thanh xuân yêu hết lòng một chàng trai, để rồi khi tan vỡ chẳng còn tin vào chuyện tình yêu mãi mãi.

Đằng sau hình xăm chữ “I love you” của cô bạn người Đức là dòng tin nhắn yêu thương gửi và nhận từ em trai mỗi ngày trước khi đi ngủ. Nó cũng là lời hứa sống có trách nhiệm hơn của chàng trai từng suýt chết vì dùng chất kích thích quá liều với người chị ở nơi cách nửa vòng trái đất.

Hay đằng sau hình xăm bản đồ có chữ ký người cha quá cố là lời hứa đi khắp thế giới của một nữ phượt thủ 8X dám bán nhà, xe… đi du lịch.

Việt Nga có thể dành hàng giờ để lắng nghe, hay đưa ra lời khuyên cho khách hàng từ kinh nghiệm sống của bản thân. Cứ thế nhiều năm trôi qua, cô gói ghém cho mình hàng nghìn câu chuyện được kể từ người giàu, nghèo, làm văn phòng, làm báo… “hay ho” như vậy.

Cuu thi sinh Olympia bo viec luong nghin do lam tho xam hinh hinh anh 6
Nhiều năm trôi qua, Việt Nga gói ghém cho mình hàng nghìn câu chuyện “hay ho” được kể từ người giàu, nghèo, làm văn phòng, làm báo…

“Đến tiệm xăm, nếu chỉ đưa hình, xăm, trao tiền tiền rồi về thì không khác nào đi chợ mua bó rau, hoàn toàn không có cảm xúc. Tôi trân trọng từng con người, từng hình xăm mang ý nghĩa nhất định trong cuộc đời họ. May mắn lớn nhất với tôi là được ‘kể chuyện’ trên cơ thể người khác”, Việt Nga nói.

Sau cú chuyển mình có thể nói là ngoạn mục cách đây 5 năm, cái được lớn nhất với Việt Nga là làm chủ cuộc đời của chính mình, tự do, dành thời gian cho người mình yêu mến, đi du lịch.

Tất nhiên, điều Nga yêu thích, bỏ tất cả để theo đuổi cũng mang lại thu nhập cao hơn trước, đủ để cô sống thoải mái, tự trả lương cho mình làm mọi thứ mong muốn.

Gần 4 năm theo nghề xăm chuyên nghiệp, nếu Việt Nga nói “chưa bao giờ chán” thì chẳng ai tin. Quả thật, không ít lần, nhất là thời gian đầu Nga thấy chán nản, áp lực kinh tế đề nặng lên vai. Tuy nhiên, 9X quả quyết chưa bao giờ hối hận.

Cuu thi sinh Olympia bo viec luong nghin do lam tho xam hinh hinh anh 7
Cái được lớn nhất với Việt Nga khi quyết định theo đuổi nghề xăm hình là làm chủ cuộc đời của chính mình, tự do, dành thời gian cho người mình yêu mến.

“Tôi không thấy lãng phí những kiến thức mình học được khi làm việc trong ngành bán lẻ hay viễn thông, hay thi Olympia, học RMIT… Bởi tất cả đều tạo nên con người tôi ngày hôm nay, dạy tôi bài học về kinh doanh, lập nghiệp và sự lựa chọn”, Nga chia sẻ.

Để giữ vững niềm tin vào lựa chọn của mình, cũng như biến mọi mong muốn thành hiện thực, 9X tuân theo quy tắc 10.000 giờ: Nếu bỏ ra 10.000 giờ làm một việc, bạn sẽ là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Ở tuổi 27, hỏi Lương Việt Nga có trong tay những gì sau quyết định đi theo tiếng gọi con tim, cô nở nụ cười: “Chủ một tiệm xăm ở Hà Nội với thu nhập trên 7 con số, có gia đình với cha mẹ luôn thương yêu vô điều kiện, một bạn trai người Pháp luôn thấu hiểu, sẻ chia”.

Theo Zing news

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.