RSS

Dạy con hiệu quả với chiêu thức 'lạt mềm buộc chặt' được các bậc cha mẹ thông thái áp dụng

22:00 21/10/2019

Trẻ nhỏ đôi khi sẽ có những hành vi nghịch ngợm và không nghe lời, thay vì quát mắng, cha mẹ nên có phương pháp nhẹ nhàng mà hiệu quả đưa con vào nề nếp.

 

Để một em bé "ương bướng" trở nên ngoan ngoãn, việc bố mẹ cần làm là giúp con sửa đổi hành vi từ "hư" thành "ngoan" của mình.

Những phương pháp để sửa đổi hành vi cho con mà bố mẹ hay làm, đơn giản thì nhắc con KHÔNG ĐƯỢC làm những việc đó, nặng hơn chút là mắng hoặc dọa nạt con để con nhớ, nặng hơn nữa có thể là phạt con như tịch thu đồ chơi, không cho ra ngoài. Tất cả chỉ nhằm mục đích để con nhớ không phạm phải những hành vi không tốt kia nữa.

Nhưng có một sự thật bố mẹ cần biết đó là, con không suy nghĩ như một người lớn, con vẫn chỉ là một bé con với những suy nghĩ ngây thơ của riêng mình mà thôi. Nên gần như con khó mà hiểu hết những gì bố mẹ đưa ra cho mình nếu không được giải thích cụ thể. Có thể với những phương pháp dọa nạt, con sợ mà sẽ nghe nhưng lâu dần sẽ trở thành vết hằn tâm lý khiến con trở nên tiêu cực hơn. Vậy đâu mới là những phương pháp tích cực để dạy con ngoan?

Hình phạt tích cực

Đã là hình phạt sao lại có thể tích cực được? Hoàn toàn có thể nếu bố mẹ bỏ công sức để đưa ra những hình phạt phù hợp mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến con. Nghĩa là hình phạt không nặng nề nhưng vẫn kèm theo bài học đúng đắn. Dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em, chăm sóc thú cưng hay phụ giúp người lớn trong nhà là những hình phạt tích cực mà bố mẹ có thể dùng khi con không ngoan.

- Khi con đánh em, đừng nổi nóng với con. Hãy phạt con giúp mẹ chăm em. Tùy theo độ tuổi, hãy yêu cầu con lấy khăn cho em, lấy bình sữa cho em. Điều này sẽ giúp con thấy mình có ích và quan trọng với em. Đánh em sẽ không còn là điều mà con muốn nữa.

- Con vẽ bậy lên tường nhà. Hãy đưa khăn ướt và yêu cầu con lau sạch tường. Con sẽ biết sau này khi muốn vẽ, phải vẽ vào giấy vở đàng hoàng thay vì vẽ bậy lên tường để phải mất công xóa đi.

- Yêu cầu con viết thư xin lỗi khi lỡ gây ra tổn thương cho một ai đó mà con quen biết. Đây là cách rèn cho con tính cách dũng cảm nhận lỗi và biết cảm thông với mọi người.

Trước khi phạt, hãy nói cho con biết những hành động mà con làm sai là không đúng, con cần phải làm gì ở trường hợp đó. Và sau khi con hoàn thành hình phạt, bố mẹ cần luôn nói yêu con, để con không cảm thấy tổn thương và biết mình vẫn luôn được bố mẹ yêu thương.

Phần thưởng đúng lúc

Thưởng cho con không cần phải là sinh nhật, cuối năm học hay một dịp gì quan trọng với những món quà đắt tiền mà chỉ cần đúng lúc và phù hợp với chính con. Bởi vì, điều đó sẽ khiến con biết bố mẹ luôn quan tâm đến mọi cảm xúc của mình và tự điều chỉnh hành vi của mình tích cực hơn để được nhận nhiều quà hơn.

- Cho con thêm thời gian xem tivi nếu con hoàn thành sớm bài tập về nhà hơn bình thường.

- Tặng con một cuốn truyện mới khi con được thành tích tốt trong một bài kiểm tra ở trường.

- Khen con trong bữa ăn hoặc trước cả gia đình vì một việc tốt con đã làm giúp bố/mẹ hoặc anh chị em trong nhà.

Mỗi hành động con làm đều có mục đích, để con hành xử tích cực nhiều hơn thì những khuyến khích của bố mẹ đến con mỗi khi hành động ấy xảy ra lại càng quan trọng. Đó mới là cách để con trở thành một người con muốn bằng chính những hành vi của mình.

Nhất quán trong cách dạy con

Điều quan trọng không kém khi dạy con đó là sự nhất quán. Bố mẹ cần thống nhất với nhau về cách dạy con và chỉ sử dụng một cách duy nhất với con xuyên suốt quãng đường lớn lên của con.

Đừng để xảy ra tình huống mẹ dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng bố lại dùng đòn roi với con để dạy dỗ. Điều đó sẽ khiến con hoang mang và tạo vỏ bọc cho chính mình với người mà con không muốn tiếp xúc, hình thành nên những tính cách tiêu cực và hậu quả khó lường với con.

Mỗi đứa trẻ là một em bé duy nhất trên đời, bất kì phương pháp giáo dục nào mà bố mẹ sử dụng cũng cần tìm hiểu thật kĩ vấn đề của con để có thể áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp nhất với con. Yêu con chính là hiểu con.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.