Địпɦ cư пước пgoài: 10 lời kɦuyêп giúp bạп tɦàпɦ côпg ở 'đất kɦácɦ quê пgười'
Địпɦ cư пước пgoài đaпg là xu tɦế của rất пɦiều пgười Việt. Làm tɦể пào để một пgười Việt có tɦể ɦòa пɦập và tɦàпɦ côпg kɦi cɦuyểп saпg siпɦ sốпg và làm việc ở một vùпg đất mới.
Định cư nước ngoài là khái niệm chung chỉ những cá nhân trong nước có cơ hội ra nước ngoài sống trong một thời gian dài với mục đích học tập, làm việc, kinh doanh, đoàn tụ gia đình và nhiều mục đích lâu dài khác.
Đóng gói hành lý và đặt mua vé máy bay một chiều tới một đất nước mới là cơ hội tuyệt vời ai cũng mơ ước bởi nó giúp mở ra một chân trời mới khám phá một nền văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ mới, kết thêm những người bạn mới, có thêm vô vàn những trải nghiệm mới. Định cư khác với du lịch thăm người thân bởi khả năng gia hạn thị thực hoặc giấy phép cư trú vô thời hạn và khả năng nhập quốc tịch để trở thành công dân của đất nước mình yêu thích.
Ngoài niềm vui vô cùng bởi ước mơ thành hiện thực chúng ta cũng không kém phần lo lắng chuẩn bị cho một hành trình dài với nhiều điều mới mẻ và hoàn toàn xa lạ với đất nước và nền văn hóa tại quê nhà. Chúng tôi gợi ý một số hành trang cần thiết cho du học sinh tương lai, người đi làm, đoàn tụ gia đình hay cho bạn đọc đang lên kế hoạch cho hành trình mới của cuộc đời mình.
Xác định rằng đây không phải là một kỳ nghỉ
Trước khi lên đường, hẳn chúng ta ai cũng mơ đến những thành phố lộng lẫy với những công trình kiến trúc nối tiếng trên toàn thế giới như tháp Eiffel, tháp nghiêng Pisa, nhà hát Opera Sydney hay những bãi biển đẹp xanh ngắt? Nếu đây là một chuyến du lịch hẳn nhiên là đó là đích chúng ta nhắm tới. Tuy nhiên, hành trình sắp tới sẽ rất dài với những nhiệm vụ vô cùng nghiêm túc như học tập, làm việc và xây dựng. Nếu như những nhiệm vụ này ở trong nước đã vốn rất vất vả, giờ ở nước ngoài sẽ còn vất vả hơn gấp nhiều lần. Do sự khác biệt về nhiều mặt trong đó có múi giờ, thời tiết, ngôn ngữ, văn hóa, do thiếu thốn tình cảm gia đình bạn bè, người thân, do những nỗi nhớ quê hương. Khi xác định sẵn tinh thần, lúc đối diện với những gian khó nơi miền đất mới, bạn sẽ không bị khủng hoảng, mất phương hướng và muốn bỏ dở hành trình tươi đẹp đó.
Bắt đầu học ngôn ngữ địa phương bạn sắp tới
Ngay khi bắt đầu có kế hoạch ra nước ngoài định cư, bạn hãy học ngôn ngữ của đất nước bạn sẽ tới. Cho dù tiếng Anh ngày nay đã trở nên thông dụng trên toàn thế giới, nếu bạn biết tiếng Anh bạn đã có rất nhiều lợi thế nhưng nếu điểm đến của bạn là một nước không nói tiếng Anh bản ngữ, điều đó có nghĩa là bạn thực sự cần biết ngôn ngữ chính thức của họ, ít nhất là để giao tiếp cơ bản tại những nơi thiết yếu như siêu thị, ngân hàng, trường học, bệnh viện… Đặc biệt nếu bạn làm việc bạn cần biết ngôn ngữ đủ dùng cho đặc thù công việc của bạn, Bên cạnh đó bạn cũng có thể theo dõi tin tức và đọc báo chí địa phương, đọc biển báo trên đường giao thông.
Chuẩn bị thủ tục xin giấy phép định cư
Thị thực dài hạn hoặc giấy phép định cư là một thủ tục không hề đơn giản đặc biệt với những người xin thị thực hoặc giấy phép cư trú lần đầu. Ngay khi có thông tin về việc được chấp nhận học, đi làm hay có quyết định đoàn tụ với một thành viên gia đình ở nước ngoài, bạn hãy liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc di trú của đất nước bạn sắp tới đang có mặt gần địa phương bạn sống nhất.
Tham khảo thông tin và quy định trên trang web của các cơ quan liên quan. Nếu không đủ thời gian hoặc không đủ khả năng tự tìm hiểu và chuẩn bị thủ tục, bạn hãy thuê một công ty hướng dẫn thủ tục hoặc nhờ bạn bè người thân giúp đỡ. Văn hóa làm việc tại các Đại Sứ Quán, các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam có thể khác nhau và khác hoàn toàn với các công sở hành chính tại quê nhà nên tốt nhất bạn hãy làm theo quy định của cơ quan đó. Thời gian giải quyết thủ tục của bạn có thể sẽ kéo dài lâu nên bạn nên bắt đầu chuẩn bị thủ tục càng sớm càng tốt.
Lên kế hoạch tìm việc làm
Thu nhập luôn không bao giờ là thừa cho việc chuyển ra nước ngoài sinh sống bởi có quá nhiều thứ cần phải chi tiêu cho một cuộc sống mới như vé máy bay, đồ dùng cá nhân, đồ đạc trong nhà ở, tiền thuê nhà, chi phí đi lại, thực phẩm, y tế, trang phục và rất nhiều các chi phí không tên khác. Vì vậy, dù bạn đã có chuẩn bị sẵn một khoản tiền dự trữ hay có gia đình ủng hộ, bạn cũng nên bắt đầu tìm một công việc cho mình dù chỉ là bán thời gian, công việc tự do, công việc online.
Công việc có thể được thuê bởi cơ sở trong nước hay nước ngoài đều tốt bởi mọi nguồn thu nhập đều ích lợi. Hơn nữa nó cũng giúp bạn giảm thiểu thời gian ở một mình do ít bạn bè và ít các mối quan hệ xã hội. Hãy dạy thệm ngoại ngữ, dịch thuật, gia sư, thủ công, bán hàng online trong nước còn ở nước ngoài tùy kinh nghiệm và năng lực bạn có thể bắt đầu các công việc như quét dọn, bưng bê, trợ lý, thu ngân, hoặc những vị trí khác tùy vào năng lực cá nhân, các mối quan hệ xã hội và nhu cầu lao động của địa phương bạn sắp tới.
Tìm hiểu việc khám chữa sức khỏe và phúc lợi xã hội
Hãy tìm hiểu xem đất nước bạn sắp tới có những phúc lợi xã hội gì cho trường hợp nhập cư cho bạn. Nếu không được hưởng các khoản phúc lợi đó, bạn hãy chuẩn bị một số tiền đủ để mua bảo hiểm ý tế, xã hội trong khoảng thời gian bạn dự định nhập cư. Nếu có những danh mục nào không có trong bảo hiểm, hay phúc lợi bạn hãy làm sẵn ở quê nhà như làm sạch sửa chữa răng, khám sức khỏe định kỳ, mang theo một số loại thuốc cơ bản cần thiết như đau bao tử, đau đầu sốt, thuốc kháng sinh, các loại dầu xoa, thuốc bổ, vitamin… tránh trường hợp cảm sốt nhẹ, bạn không phải đặt lịch hẹn bác sỹ và trả những chi phí lớn. Trường hợp bạn được hưởng những phúc lợi đó, hãy bắt đầu làm thủ tục theo quy định của địa phương ngay khi bạn mới đến.
Chuẩn bị các thủ tục hành chính cần thiết khác
Ra nước ngoài sinh sống trong thời gian dài, có thể bạn sẽ không đủ thời gian, tài chính để thường xuyên đi về làm các thủ tục hành chính cần thiết nên trước khi đi, bạn hãy lên danh sách những việc cần thiết như làm thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán hết các khoản nợ tín dụng hay đáo hạn các sổ tiết kiệm, công chứng hay hợp thức hóa các giấy tờ cần thiết cho cuộc sống sắp tới của bạn theo quy định nhập cư của địa phương, kiểm tra hạn hộ chiếu, mang theo bằng lái xe các chứng chỉ liên quan, lên kế hoạch quản lý tài sản hay các khoản nợ, khai báo tạm vắng,… Cũng thế, ngay khi đặt chân đến mảnh đất mới, bạn cũng cần làm ngay các thủ tục tương tự cần thiết tại địa phương mới như khai báo tạm trú, làm thủ tục ngân hàng, bằng lái xe, hợp đồng thuê nhà, gia hạn giấy phép định cư, …
Tìm hiểu các thông tin khái quát về điểm đến
Trước ngày xuất hành, càng sớm càng tốt, bạn hãy tìm hiểu các thông tin về đất nước mình sắp chuyển tới nhiều nhất có thể. Đầu tiên là về tình hình thời tiết để có thể chuẩn bị các loại quần áo và phụ kiện thích hợp. Bạn cần tìm hiểu về văn hóa ẩm thực nếu là nước ít ăn cơm bạn cần mang theo một số đồ dùng cơ bản hiếm thấy như nồi cơm điện, đũa, bát, … Bạn cũng cần mang sẵn bên mình một số tiền mặt là tiên tệ thông dụng của địa phương để tiện chi tiêu dọc đường nhưng không mang quá nhiều tiền mặt tránh mất mát hoặc gặp rắc rối tại hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, hãy tìm hiểu về văn hóa ứng xử, mua sắm, giao thông, chào hỏi, văn hóa gia đình, công sở, bạn bè tại nơi bạn sắp đến để giảm thiểu nhất những va chạm văn hóa hoặc những tình huống ứng xử vụng về dễ để mình rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”.
Lên kế hoạch đi du lịch các vùng xung quanh
Du lịch tới nhiều miền đất mới là niềm mơ ước của hầu hết chúng ta và khi bạn có cơ hội di chuyển địa điểm sống đến một miền đất mới, hãy tận dụng cơ hội tuyệt vời này để đi thăm các thành phố của đất nước bạn đang tới và các quốc gia thành phố lân cận. Tùy tình hình tài chính, lịch làm việc, học tập, nghỉ lễ, bạn nên lên kế hoạch để xách ba lô lên và đi. Còn chưa biết bạn sẽ ở lại miền đất mới lâu dài hay sẽ quay trở về quê hương sau một thời gian sống, vậy hãy tranh thủ đi khám phá càng nhiều càng tốt bởi khi bạn trở về, cơ hội quay trở lại sẽ rất thấp cùng với các chi phí tăng lên rất nhiều. Hiểu biết về các thành phố và quốc gia lân cận cũng giúp bạn mở mang tầm nhìn, hiểu biết và tăng hơn nữa khả năng hòa nhập và phát triển tại nơi bạn đang sinh sống.
Trân trọng các mối quan hệ cũ
Rõ ràng chúng ta cần giữ liên lạc với người thân bạn bè khi ra nước ngoài bởi ít nhiều chúng ta sẽ nhớ thương quê hương và mong mỏi người thân. Vì vậy đừng quên gửi thư, thiệp, quà, gọi điện, chat trên mạng với người thân bạn bè chia sẻ những trải nghiệm mới của mình. Thời gian đầu của hành trình luôn là niềm vui thích vô tận với những trải nghiệm và khám phá mới. Tuy nhiên sau một thời gian, cơ thể cũng như cảm xúc của chúng ta sẽ bắt đầu phản ứng với những sự khác biệt rõ rệt, những thay đổi lớn và chúng ta sẽ thấy nhớ quê hương và cần người thân hơn bao giờ hết. Khi gặp các vấn đề rắc rối hay gian khó trong thời gian thích nghi, chúng ta cũng không cô độc bởi người thân luôn ở bên hỗ trợ bạn cả tinh thần lẫn vật chất.
Sẵn sàng để hòa nhập
Khi đã có sự chuẩn bị nhất định nào đó, càng sớm càng tốt bạn nên bắt dầu tạo dựng các mối quan hệ mới tại nơi bạn sắp định cư. Hãy mang theo ít quà quê hương như đặc sản, quà lưu niệm để tiện tặng gì đó cho hàng xóm nếu bạn đoàn tụ gia đình, bạn cùng nhà cùng phòng nếu bạn là sinh viên, cho đồng nghiệp nếu bạn đi làm. Nếu bạn muốn hòa nhập ở mức độ sâu rộng hơn, hãy tham gia nhiều nhất có thể các hoạt động ẩm thực, thể thao, văn hóa, xã hội, chính trị, tùy vào sở thích, niềm tin và sự quan tâm của bạn. Tuy nhiên, chúng ta nên cố gắng “hòa nhập nhưng không hòa tan” nghĩa là sống hòa đồng với tập thể nhưng vẫn luôn là chính mình, giữ niềm tin, sở thích, sự quan tâm, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình và khả năng thích nghi của mình một cách tự nhiên nhất. Khi đã có một số mối quan hệ nhất định, một công việc, một khóa học, một gia đình với một chỗ ở tạm ổn định, bạn đã thực sự đang định cư và đang hòa nhập.
Chuẩn bị tốt những hành trang trên, bạn sẽ tự tin, vui vẻ và sẵn sàng để có một khoảng thời gian tuyệt vời để học tập, làm việc và xây dựng gia đình tốt nhất có thể. Với khả năng thích nghi, linh hoạt, tích cực và cởi mở, cơ hội để có thể định cư lâu dài, nhập quốc tịch và trở thành công dân của mảnh đất bạn mơ ước càng đến gần hơn nữa. Chúc bạn một hành trình mới với một cuộc sống mới đầy hứng khởi, đầy niềm vui và thuận lợi tại quốc gia mà bạn yêu thích.
Theo Thanh Phạm/Elle Việt Nam
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.