RSS

Điều gì khiến nước Úc níu chân các quán quân đường lên đỉnh Olympia

14:55 26/03/2022

Trong số 19 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia, duy chỉ có Lương Phương Thảo và Lê Viết Hà trở về nước sau khi du học nước ngoài, số còn lại đều định cư tại Úc. Vậy điều gì đã níu chân những “bộ não thiên tài” này đến thế?

Các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia – Ai cũng đều thành công nơi “đất khách quê người”

Sau gần 20 năm phát sóng, cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã và đang trở thành sân chơi, món ăn tinh thần không thể thiếu của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên. Thế nhưng có một điều mà ít ai biết được rằng, hầu hết những quán quân bước ra từ cuộc thi này đều “công thành danh toại” sau khi tốt nghiệp tại các ngôi trường đại học danh giá của Úc.

Olympia đã trở thành “bệ phóng” cho các bạn trẻ tại Việt Nam. Mới đây nhất, nam sinh Trần Thế Trung đã trở thành nhà vô địch năm thứ 19

Olympia đã trở thành “bệ phóng” cho các bạn trẻ tại Việt Nam. Mới đây nhất, nam sinh Trần Thế Trung đã trở thành nhà vô địch năm thứ 19

Trong số 19 quán quân Đường lên đỉnh Olympia, người chiến thắng năm 18, 19 là Nguyễn Hoàng Cường và Trần Thế Trung chưa đi du học.

Có thể kể đến một số trường hợp tiêu biểu như quán quân Olympia mùa đầu tiên – cô nàng Trần Ngọc Minh, cựu học sinh trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long. Sau khi hoàn thành hệ cử nhân tại Úc, Ngọc Minh được nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và hiện làm việc cho một công ty nhà mạng di động đình đám tại Úc từ tháng 7/2013.

Quán quân Olympia mùa thứ 2 là Phan Mạnh Tân cũng lên đường du học ở xứ sở chuột túi. Sau 12 năm học tập, hiện anh chàng đã có học vị tiến sĩ. Nhà vô địch mùa thứ 2 này hiện đang công tác ở vị trí kiến trúc sư phần mềm, công ty IBM danh tiếng có trụ sở đặt tại Melbourne, Úc

Một thành công khác có thể nhắc đến đó chính là quán quân Olympia năm thứ 8, Huỳnh Anh Vũ. Anh theo học chuyên ngành Kinh tế tại trường ĐH Kỹ thuật Swinburne. Sau khi tốt nghiệp, anh chàng đã ở lại làm giảng viên ngành Kinh tế của ngôi trường danh tiếng này nhờ thành tích trở thành một trong hai sinh viên xuất sắc được giữ lại của khoa.

Cả Ngọc Minh, Mạnh Tân, Anh Vũ,… hay những quán quân khác của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đều đã thành công nơi “đất khách quê người”.

Cả Ngọc Minh, Mạnh Tân, Anh Vũ,… hay những quán quân khác của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đều đã thành công nơi “đất khách quê người”.

Những quán quân còn lại đa số đều có cuộc sống khá thành công tại Úc như quán quân năm thứ 6 Lê Vũ Hoàng đang là giám đốc công nghệ của tập đoàn VIoT. đình đám; Quán quân Olympia năm thứ 10 Phan Minh Đức đang giữ học hàm tiến sĩ hay Phạm Thị Ngọc Oanh – nhà vô địch năm thứ 11 sở hữu thành tích xuất sắc khi thi đỗ cấp độ 3 chương trình CFA danh giá ở Úc.

Võ Văn Dũng (quán quân Olympia năm 4): Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Information Systems & Business (Accounting), hiện đang là kế toán viên ở Melbourne.

Đỗ Lâm Hoàng (quán quân Olympia năm 5): Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư công nghệ viễn thông và Internet, hiện làm việc tại Melbourne.

Hồ Ngọc Hân (quán quân Olympia năm 9): Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne. Hiện anh đang theo học tiến sĩ tại Sydney, Úc để theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.

Đặng Thái Hoàng (quán quân Olympia năm 12): Tốt nghiệp ngành Xây dựng, Đại học Kỹ thuật Swinburne, làm việc cho một công ty xây dựng tại Melbourne.

Hoàng Thế Anh (quán quân Olympia năm 13): Sinh viên Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Viễn thông.

Nguyễn Trọng Nhân (quán quân Olympia năm 14): Năm 2015 trở thành sinh viên Đại học Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư phần mềm.

Văn Viết Đức (quán quân Olympia năm 15): Sinh viên của Đại học Kỹ thuật Swinburne, ngành Kỹ sư Xây dựng

Hồ Đắc Thanh Chương (quán quân Olympia năm 16): Du học sinh tại Đại học Kỹ thuật Swinburne năm 2018.

Phan Đăng Nhật Minh (quán quân Olympia năm 17): Ngành Hóa học, Đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc. Với giấc mơ nghiên cứu khoa học, dự định của cậu là hoàn thành 3 năm học cử nhân tại Swinburne, sau đó học thạc sĩ và tiến sĩ tại Úc hoặc một quốc gia khác

Trần Thế Trung ( Quán quân Olympia năm thứ 19)

Đến thời điểm này, mặc dù đã có trong tay phần thưởng 35.000 USD để đi du học ở nước Úc, nhưng Trần Thế Trung cũng cho biết bản thân cậu bạn đang cân nhắc có hay không việc đi du học. Bởi Trung còn khoảng 1 năm nữa để hoàn thành chương trình THPT và đang còn nhiều sự lựa chọn. Vì thế, nam sinh cần thời gian để đưa ra quyết định của mình việc có hay không đi học ở nước ngoài.

Duy chỉ có 2 nhà vô địch quay trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp

Trong số 19 quán quân Đường lên đỉnh Olympia hiện tại, duy chỉ có 2 trong số đó là Lương Phương Thảo (quán quân năm thứ 3) và Lê Viết Hà (quán quân năm thứ 7) quay về Việt Nam sinh sống và định cư.

Với suất học bổng trị giá 35.000 USD, thế nhưng khác với những đàn anh đàn chị đi trước, cô gái quê Vĩnh Long này lại từ chối nhập học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne mà thay vào đó, Thảo lại chọn ĐH Monash để theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Marketing.

Quán quân Olympia năm thứ 3 Lương Phương Thảo

Quán quân Olympia năm thứ 3 Lương Phương Thảo

Khi đã hoàn thành tấm bằng thạc sĩ tại Úc, Phương Thảo đã quay trở về nước để làm việc. Hiện cô gái trẻ này đang làm việc trong một công ty nước ngoài có trụ sở đặt tại TP.HCM.

Nhà leo núi còn lại quyết định quay về Việt Nam để định cư sau khi giành được danh hiệu quán quân đó chính là Lê Viết Hà. Viết Hà cũng là một trong số ít những người có được 2 tấm bằng cử nhân xuất sắc tại ĐH Kỹ thuật Swinburne với ngành Công nghệ Robot và ngành Khoa học Máy tính.

Quán quân Olympia năm thứ 7 Lê Viết Hà

Quán quân Olympia năm thứ 7 Lê Viết Hà

Sau đó, anh chàng tiếp tục học lên bậc thạc sĩ tại trường ĐH Deakin chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Hiện Viết Hà đang nắm giữ vai trò cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của một công ty lớn tại Việt Nam.

Điều gì đã “níu chân” những quán quân Olympia còn lại?

Câu trả lời đó chính là điều kiện học tập tại Úc, đất nước này được đánh giá là một trong những môi trường giáo dục tốt nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Thật vậy, ĐH Swinburne – nơi “dừng chân” của đại đa số các quán quân Olympia nằm trong top các trường công lập hàng đầu của Úc cũng như thế giới.

ĐH Swinburne - nơi “dừng chân” của đại đa số các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia

ĐH Swinburne – nơi “dừng chân” của đại đa số các quán quân của Đường lên đỉnh Olympia

Năm 2018, trường ĐH Swinburne đứng ở vị trí thứ 65/250 trường đại học tốt nhất thế giới có tuổi đời không quá 100 năm theo bảng xếp hạng Young University Rankings. Năm 2019, nơi đây tiếp tục được QS World University Rankings đánh giá thuộc top 3% những ngôi trường hàng đầu trên thế giới.

Bên cạnh một nền giáo dục chất lượng, tiên tiến thuộc tốp đầu của thế giới thì đất nước của những chú chuột túi còn sở hữu chất lượng cuộc sống cực kỳ cao. Các chính sách, chế độ hỗ trợ phù hợp cho dân nhập cư cũng như những du học sinh, nhà trí thức, nhà khoa học,…là một trong số những điều khiến cho rất nhiều công dân trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển mong muốn được định cư tại đây.

Bên cạnh đó, nơi đây cũng là”vùng đất vàng” mà bao học sinh trên khắp thế giới mong muốn được định cư

Bên cạnh đó, nơi đây cũng là”vùng đất vàng” mà bao học sinh trên khắp thế giới mong muốn được định cư

Và cũng chính bởi những điều kiện trên mà không quá khi nói rằng, nước Úc là “vùng đất vàng” để định cư cho các du học sinh Việt Nam đã từng có điều kiện học tập cũng như công tác tại nơi đây.

Theo Saostar

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.