RSS

Đôi vợ chồng Mỹ suốt 9 năm không ăn gì, chỉ hít khí trời vẫn khỏe đẹp và sinh hạ 2 con

23:37 10/03/2022

Một đôi vợ chồng ở Mỹ đang sống theo phong cách “ăn không khí”. Trong tuần, họ chỉ ăn một chút rau và quả, nhưng không phải vì đói. Thậm người mẹ đã mang thai thành công 2 lần và có những đứa con khoẻ mạnh. Lý giải hiện tượng kỳ lạ này như thế nào?

Con người không thể nhịn thở nhưng có thể nhịn ăn vài ngày nếu bị rơi vào tình huống đặc biệt, hoặc ăn chay, chỉ ăn thức ăn nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên có thể nhịn ăn trường kỳ mà vẫn sống khoẻ mạnh là điều vượt khỏi khả năng bình thường của con người. Trong y học, tình trạng không ăn chỉ xảy ra khi người đó rơi vào trạng thái thực vật, nằm bất động.

Dinh dưỡng như loài phong lan, ăn không khí – Cặp đôi vẫn có cuộc sống gia đình hạnh phúc

Cũng giống như loài cây phong lan chỉ sống dựa vào không khí và ánh sáng. Akahi Ricardo (36 tuổi) và vợ Camila Castello (34 tuổi) – cặp vợ chồng sống tại California, Mỹ và cả Ecuador – cho biết, họ đã quên mất cảm giác đói là như thế nào và tin rằng con người có thể sống nhờ “năng lượng tồn tại trong vũ trụ và trong chính họ”.

Bà mẹ 2 con vẫn trẻ đẹp khi thực hành phương pháp ăn không khí

Chị Camila – bà mẹ 2 con cho biết, suốt thai kỳ chị đã thực hành phương pháp ăn không khí (breatharianism), chỉ ăn 5 lần thức ăn trong suốt 9 tháng mang thai bé đầu tiên. “Con người có thể dễ dàng sống mà không cần thức ăn, miễn là chúng ta kết nối được với năng lượng tồn tại trong mọi thứ và hơi thở”, chị cho biết.

Gặp nhau vào năm 2005, Camila và Akahi đã kết hôn vào 3 năm sau đó. Trong khi du lịch vòng quanh Nam Mỹ vào năm 2008, họ biết đến breatharianism qua một người bạn. Cặp đôi đã ăn chay trong nhiều năm và chuyển sang chế độ ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế nấu nướng ở mức tối thiểu và sau đó là chỉ ăn trái cây thôi. Tháng 3/2008, sau những bước chuẩn bị cần thiết, Akahi và Camila đã tiến hành quá trình “ăn không khí 21 ngày”

Trong quá trình này, vào 7 ngày đầu tiên, cả hai không được ăn gì cả, ngoại trừ không khí. 7 ngày tiếp theo, được uống ít nước và nước trái cây pha loãng. 7 ngày cuối cùng sẽ là nước trái cây pha loãng và nước.

Từ đó 2 vợ chồng dần dần từ bỏ được việc lệ thuộc vào đồ ăn và trở thành những huấn luyện viên của thuyết breatharianism (ăn không khí).

“Đây sẽ là điều giúp bạn nhận ra tiềm năng vô hạn ẩn sâu trong mỗi người. Nó giúp chúng ta hiểu hơn về hơi thở và sự hiện diện của hơi thở trong cuộc sống của chúng ta, cho chúng ta thấy rằng có thể sống mà không cần thức ăn bởi đã có không khí. Tôi từng ăn rất nhiều nhưng giờ thì tôi chẳng còn cảm thấy đói bụng từ năm 2008”, anh Akiha cho biết.

Trong lần mang thai đầu tiên vào năm 2011, tuy có chút lo lắng về sức khoẻ đứa bé nhưng cặp đôi vẫn tin tưởng vào bản thân.

“Tôi không bao giờ cảm thấy hay có nhu cầu ăn thức ăn suốt 9 tháng mang thai. Vì vậy tôi chỉ ăn 5 lần, tất cả đều là do đi dự tiệc với người thân. Và tôi biết rằng con trai mình sẽ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của tôi và điều này sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh trong cơ thể tôi. Tôi thường xuyên khám thai và bác sĩ khẳng định chỉ số tăng trưởng cho thấy con tôi là một bé trai khỏe mạnh”, chị tự hào chia sẻ.

Sau khi sinh con đầu lòng, cặp đôi cho phép bản thân thư giãn đôi chút bằng cách nạp ít thức ăn vào cơ thể trong những bữa cơm gia đình, nhưng chỉ là lượng rất ít.

Trong suốt thai kỳ thứ hai, chị chỉ ăn trái cây và rau củ nhưng theo chị, nó vẫn rất ít so với khuyến cáo cho mẹ bầu. Giờ đây, vợ chồng chị ăn nhiều nhất là từ 3 đến 4 lần một tuần và khẳng định, cả hai không ép buộc con mình phải theo breatharianism.

Akahi cho biết: “Chúng tôi không bao giờ thay đổi chúng, để chúng ăn bất kì thứ gì chúng muốn, từ rau củ, pizza, kem hay nước hoa quả. Chúng tôi muốn con được khám phá những hương vị khác nhau và tương thích với các món ăn khi chúng lớn lên”.

“Tôi ăn không phải vì tôi đói. Tôi không nhớ cảm giác đó thế nào đâu”, chị Camila thêm vào.

Chị Camila bảo rằng, chị cảm thấy khỏe hơn và hạnh phúc hơn khi là một người “ăn không khí”, nó giúp chị điều chỉnh cân nặng và loại bỏ bất kì triệu chứng nào của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Akahi chia sẻ: “Rõ ràng, sinh hoạt phí của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các gia đình khác. Điều này cho phép chúng tôi sử dụng tiền vào những việc thực sự quan trọng như du lịch và khám phá cùng nhau. Bất kì ai chọn breatharianism đều cảm nhận được lợi ích. Không chỉ bởi vì không cần phải ăn thức ăn nữa mà con là hiểu về sự nuôi dưỡng vũ trụ, chứ không phải chỉ nuôi dưỡng thể chất, cũng như sống không có giới hạn”.

Lý giải: Khả năng nhịn ăn trường kỳ vẫn sống tốt

Đây đó trên thế giới, người ta vẫn ghi nhận các trường hợp không ăn không uống trong nhiều năm trời, có trường hợp nhịn ăn đến 70 năm nhưng vẫn sống khỏe, như cụ ông Prahlad Jani, một hành giả Yoga ở Ấn Độ. Một số trường hợp này thuộc diện người tập luyện yoga, thiền định Phật giáo… nhưng cũng có trường hợp vẫn sinh hoạt trong xã hội bình thường.

Đây là điều khoa học chưa có cách lý giải rõ ràng. Tuy nhiên trong giới tu luyện khí công, hoặc ngay trong những người thực hành thiền định, yoga cổ xưa… thì điều này có vẻ hết sức bình thường. Đó có thể là bắt nguồn từ những phương pháp tu luyện cổ xưa, nhiều người vào núi sâu rừng thẳm tách biệt với nơi con người sinh sống để tu luyện.

Tại đó không có khả năng cung cấp thực phẩm đều đặn nên đã buộc phải có những phương pháp tu luyện như thế. Tuy nhiên các phương thức này thường chỉ là mật truyền giữa sư phụ và đệ tử trong những tình huống đặc thù, và không được phép phổ biến ra xã hội bên ngoài… Cơ thể người tu luyện có thể sản sinh ra năng lượng mà ngày nay dựa vào những máy đo các hạt vi mô đang có người ta có thể kiểm chứng được, nên họ có thể dùng nó để duy trì sự sống.

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.