Du học ở Úc: Khóc cười chuyện bạn cùng nhà trọ
Chuyện thuê nhà luôn là chủ đề gây băn khoăn cho các bạn du học sinh, từ chuyện phải tìm địa điểm sao cho thuận tiện đi học đi làm, tìm nhà ở đâu, chi phí và chủ nhà thế nào.
Nhưng, ít ai bàn đến chuyện những housemates hay còn gọi là các bạn cùng nhà. Không phải chủ nhà, mà họ chính là những người mà chúng ta sẽ gặp nhiều nhất trong thời gian thuê nhà và đôi khi còn sử dụng chung những dụng cụ sinh hoạt trong nhà.
Bạn ở cùng nhà là ai?
Đi du học ở nước ngoài, ở ghép hay share nhà với người khác là chuyện quá quen thuộc đối với các du học sinh. Nó vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giúp các bạn đỡ cô đơn hơn khi du học một mình nơi xứ người, và cũng an toàn hơn nếu như các bạn mới sang Úc và còn lạ lẫm với nhiều thứ xung quanh.
Những người ở ghép với bạn có thể là bạn bè mà các bạn đã quen từ trước hoặc hoàn toàn chỉ mới biết nhau khi tìm thuê nhà.
Chuyện thuê nhà luôn là chủ đề gây băn khoăn cho các bạn du học sinh, đặc biệt trong thời gian các bạn mới sang. Từ chuyện phải tìm địa điểm sao cho thuận tiện đi học đi làm, tìm nhà ở đâu, chí phí và chủ nhà thế nào.
Nhưng, ít ai bàn đến chuyện những housemates hay còn gọi là các bạn cùng nhà. Không phải chủ nhà, mà họ chính là những người mà chúng ta sẽ gặp nhiều nhất trong thời gian thuê nhà và đôi khi còn sử dụng chung những dụng cụ sinh hoạt trong nhà.
Những mối quan hệ rạn nứt khi sống chung nhà
Một số ý kiến nói rằng bạn ở cùng nhà không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Điều này không sai vì đôi khi sống chung một nhà, nhưng khung thời gian mỗi người khác nhau. Ai cũng bận rộn và hiếm có thời gian để giao lưu với nhau.
Tuy nhiên, vì sống chung một nơi, chuyện sinh hoạt cùng nhau vẫn sẽ diễn ra theo cách nào đó. Nếu bạn không gặp những người có lối sống phù hợp để ở cùng, cuộc sống du học của bạn ít nhiều sẽ mang theo đó những phiền toái.
Bạn Hương (PhD đại học RMIT) chia sẻ:
“Không gian chung hầu như không ai để ý đến để dọn dẹp. Nhà em khi thùng rác đầy, mọi người chỉ cuốn lại và để y nguyên như vậy ngày này tháng nọ cho đến khi…em luôn là người đi đổ.”
“Đối với bạn bè, nếu muốn có mối quan hệ tốt, em nghĩ không nên ở cùng với nhau .Có thể chúng ta thân nhau là vì chúng ta học chung, có chung sở thích, có cùng quan điểm sống nhưng ở cùng với nhau vẫn sẽ có nhiều bất đồng. Khi là bạn của nhau, chúng ta sẽ dễ cả nể, không muốn làm bạn mình buồn nên sẽ tích tụ những ức chế gây rạn nứt tình bạn. Vì thế, em nghĩ du học sinh nên ở một mình hoặc chỉ ở ghép nhà với người là sẽ dễ ứng xử hơn.”
Nguyệt, học trường Swinburne cũng có trải nghiệm không tốt về chuyện bạn cùng nhà:
“Khi hoá đơn nước về, các anh chị ấy lớn hơn và trách cứ tụi em xài nước nhiều quá và áp đặt tụi em với lý giải rằng em nhỏ tuổi hơn em phải nghe.”
“Mặc dù chuyện không đáng, nhưng khi xích mích xảy ra, về nhà gặp mặt nhau, em rất khó chịu.”
Tập hoà hợp với người lạ dưới một mái nhà
Khi ở trọ cùng với người khác, chúng ta cần chấp nhận rằng đó không phải là người thân của chúng ta. Do đó, họ chắc chắn sẽ có những điểm khiến ta không hài lòng. Và ngược lại, họ cũng sẽ phải đối diện, chịu đựng và chấp nhận những điểm ở ta mà họ cảm thấy không thoải mái.
Với người thân trong gia đình, đôi khi chúng ta còn thấy khó chịu vì những thói xấu của nhau. Thì với người dưng cũng vậy, có khi còn nhiều hơn. Chuẩn bị tâm lý này trước khi sống cùng bạn bè là bước quan trọng để các bạn không bỡ ngỡ và tránh những xung đột không cần thiết.
Do đó, chúng ta đừng mong đợi sự hoàn hảo của bạn cùng nhà hoặc mong muốn họ phải có cách sống giống như ta hay phải chịu đựng sự ‘bừa bộn, thiếu ngăn nắp' của ta.
Sống ghép nhà/ ghép phòng đồng nghĩa với việc chúng ta tham gia vào tập thể. Và để sống trong một tập thể hoà hợp, mỗi người trong đó cần nhún nhường đúng lúc và dẹp bỏ cái tôi của mình một chút. Và dĩ nhiên chúng ta nên bắt đầu ở bản thân mình trước.
Cố gắng không làm phức tạp mọi thứ
Sống ở nhà, bạn có thể thoải mái, vô lo vì có ba mẹ và gia đình thông cảm che chở. Nhưng khi bắt đầu cuộc sống tự lập, tham gia vào tập thể chung, bạn cần quên đi suy nghĩ đó và tập để ý đến xung quanh.
Nhiều người có khuynh hướng bực dọc và nổi giận khi những xung đột bắt đầu nảy sinh. Trừ những trường hợp thực sự nghiêm trọng, còn lại, mọi người vẫn có thể chọn cách ngồi xuống trò chuyện, chia sẻ cách sống của nhau để mỗi người hiểu thêm về đối phương và tìm phương án phù hợp nhất cho tất cả mọi người.
Lên danh sách những nội quy và trách nhiệm cho tất cả các thành viên trong ngôi nhà chung là việc đầu tiên nên làm khi bạn ở chung với những bạn khác.
Nếu ai đó vi phạm một vài lần, các thành viên còn lại có thể áp dụng những mức phạt nhẹ nhàng như đóng tiền phạt để cả nhà đi ăn chung. Nếu số lần vi phạm không giảm, các bạn cần họp lại để tìm hiểu nguyên do và phương án khắc phục.
Tự giác và rõ ràng trong tiền bạc
Chia sẻ hoá đơn và những vấn đề liên quan đến tiền bạc có lẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều mối quan hệ bạn bè cùng nhà rạn nứt, như trường hợp vừa kể của bạn Nguyệt. Tuy nhiên, đó là một thực tế mà ai cũng phải chấp nhận và cần tập ứng xử khéo léo.
Tinh thần tự giác và trách nhiệm luôn được đề cao khi bạn sống chung trong tập thể. Nếu có khó khăn về tài chính, thay vì né tránh , hãy ngồi lại với nhau và chia sẻ để nhận sự thông cảm và giúp đỡ. Nhưng, bạn vẫn phải luôn tự lập xoay sở trước và không nên thường xuyên áp dụng cách này nhé.
Ai cũng sẽ có sự thông cảm cho bạn. Nhưng nếu điều đó xảy ra quá nhiều sẽ trở thành sự khó chịu ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Sự quan tâm khi ở cùng là chất keo cho tình cảm
Tuy nhiên, sống cùng bạn bè khi du học cũng sẽ mang những trải nghiệm tốt cho chúng ta. Như câu chuyện của bạn Dương, cựu du học sinh trường RMIT chia sẻ.
“Có những hôm mình đi học về muộn, các anh chị ấy còn nấu ăn cho mình, quan tâm nhắn tin nhắc nhở mình về cẩn thận khiến mình rất cảm động.”
Có thể bình thường các bạn chỉ là những người bạn. Nhưng khi sống cùng nhau, sự thân thiết, sẻ chia và quan tâm sẽ là chất keo để tình bạn thêm gắn bó và vững chắc.
Sống chung với người khác nghe tưởng là đơn giản nhưng lại không hề giản đơn chút nào. Có thể lúc đi chơi, đi ăn uống, mọi người dễ chấp nhận và bỏ qua cho nhau. Nhưng khi sống cùng, những tính cách và khuyết điểm của mỗi người sẽ dần lộ ra khiến mọi thứ sẽ tiểu tiết và phức tạp hơn.
Sống chung với người khác đồng nghĩa với chuyện sự riêng tư của chúng ta ít nhiều bị xáo trộn. Do đó, tôn trọng riêng tư của bản thân cũng như của người khác là điều tiên quyết khi sống cùng nhau. Khi ở nhà, bạn có thể mượn món đồ của ba mẹ hay anh chị em bất cứ khi nào và không cần để lại chỗ cũ. Nhưng khi sống cùng bạn bè , dù có thân thiết đến đâu, nếu không có sự đồng ý của đối phương, bạn cũng cần xác định rõ giới hạn và tôn trọng sự riêng tư của các bạn mình.
Biết dung hoà để sống chung sẽ thành trải nghiệm đẹp
“Biết người biết ta trăm trận thắng.’’- Lời dạy của ông bà xưa vẫn luôn đúng. Khi sống chung dưới một mái nhà, chúng ta cần biết kiên nhẫn, lắng nghe và quan tâm đến mọi người để học cách hoà nhập thoải mái nhất.
Sống cùng với người khác là thách thức mà không phải ai cũng trải qua dễ dàng. Đó còn là một nghệ thuật để bạn rèn luyện được nhiều tính cách tốt cho bản thân cũng như học được cách hiểu và quan tâm đến người xung quanh.
Khi bạn biết dung hoà cái tôi của mình và người khác, sống cùng bạn bè sẽ không mang lại rắc rối mà ngược lại sẽ là những trải nghiệm đẹp, những ngày tháng đáng nhớ và đầy kỷ niệm trong quãng thời gian du học.
Tips thuê nhà:
Nên qua Úc trước 2-3 tuần nhập học. Tìm một nơi ở tạm (Airbnb) để có thời gian dư dả tìm nhà
Soạn sẵn một tin nhắn mẫu, giới thiệu bản thân để gửi cho các chủ nhà
Luôn gặp mặt và nói chuyện trước với những người sẽ ở chung nhà
Tìm thông tin thuê nhà trên các Facebook Group, Gumtree, Flatmate.com.au (nếu chọn phiên bản premium thì tin nhắn sẽ đến nhanh hơn với người đăng bài)
Điểm tin tại Úc
Kể từ ngày 4/5, ngoài việc hình thành Cơ quan Tuân thủ và Điều tra về Chất lượng và Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học (TEQSA), sẽ có một nhóm gồm 7 chuyên gia thực hiện việc giám sát nghiêm ngặt hơn đối với các tổ chức giáo dục đại học.
Hoạt động trong khuôn khổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vai trò của nhóm giám sát mới là bảo đảm rằng mọi sinh viên, kể cả sinh viên quốc tế, phải được nhận nền giáo dục chất lượng tốt tại Úc.
Mỗi tuần một điều không thể bỏ lỡ tại Úc
Rặng san hô Great Barrier Reef- hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới của Úc, bao gồm khoảng 2.900 tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, trải dài hơn 2.600 km, bao phủ một vùng diện tích xấp xỉ 344.400 km2.
Phần đá ngầm nằm ở khu vực biển san hô, ngoài khơi Queensland về hướng Đông Bắc Úc.
Là một di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1981, rặng san hô này còn là một thực thể cấu trúc đơn lớn nhất thế giới. Nằm trên biển Coral, cách xa bờ biển Queensland, rặng san hô cũng là một trong nhưng nơi thu hút khách du lịch, đặc biệt là đối với khu vực biển Cairns và vùng thuộc quần đảo Whitsunday.
Đây là nơi du khách có thể chiêm ngưỡng sự sống độc đáo dưới biển sâu, một hoạt động thú vị nên trải nghiệm khi đến Úc. Chỉ đơn giản với một cái ống thông hơi, bạn sẽ nhanh chóng hiểu được lý do rặng san hô Great Barrier lại là một trong những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời nhất của thế giới.
Sinh sôi nảy nở trong môi trường biển, sao biển gai đang là mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của các rạn san hô do chúng tiêu thụ san hô với tốc độ nhanh hơn tốc độ sinh sản của loài này.
Đặc biệt khi biển ngày càng bị ô nhiễm tạo điều kiện cho loài sao biển gai sinh sôi mạnh hơn, tạo ra nguy cơ lớn hơn đối với rạn san hô Great Barrier trong danh sách hệ sinh thái Di sản thế giới này.
Theo nghiên cứu quy mô lớn thực hiện năm 2012, diện tích bao phủ của rạn san hô Great Barrierđã giảm 50% trong vòng 27 năm trước đó. Trong đó, sao biển gai là nguyên nhân gây ra 42% thiệt hại.
Rạn san hô Great Barrier là một địa điểm du lịch quan trọng đóng góp hơn 7 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Australia và cũng là sinh kế của khoảng 70.000 dân địa phương.
Chính phủ Australia ngày 28/4 thông báo sẽ chi khoảng 379 triệu USD để cải tạo rặng san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef.
Dự án này bao gồm khôi phục chất lượng nước và bảo vệ san hô trước các vụ tấn công của sao biển tại hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef. Một phần trong quĩ mới này cũng để phân bổ trực tiếp cho các ngư dân điều chỉnh hoạt động của mình, tránh ảnh hưởng đến rặng san hô với các tạp chất hóa học.
Theo: SBS
Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł
Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.