RSS

Du học sinh Việt ở Úc: Làm liên tục 12 tiếng & phải ngủ trốn trong nhà vệ sinh

15:05 26/04/2018

Một du học sinh Việt tại Australia cho biết 12 tiếng làm việc cùng thời gian trên lớp khiến cô mệt mỏi. Do đó, nữ sinh thường xuyên phải ngủ trốn trong nhà vệ sinh để lấy sức.

Gần đây, nhiều du học sinh Việt tại Australia lên án chuyện họ bị chính đồng hương bóc lột sức lao động một cách tàn tệ. Số tiền họ nhận sau một tiếng lao động là 8-12 AUD, thấp hơn nhiều so với con số 17,7 AUD do chính phủ Australia quy định.

Thực tế đó diễn ra ở nhiều quốc gia và không chỉ giới hạn ở chủ người Việt. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ số giờ làm thêm quy định đối với sinh viên quốc tế và nhu cầu làm chui của du học sinh. Theo luật, nếu bị phát hiện, quốc gia sở tại sẽ đuổi học và buộc họ về nước.

Đỗ Hoàng Minh, du học sinh Việt tại Singapore, chia sẻ với Zing.vn: “Trước đây, mình từng làm phục vụ tiệc ở các khách sạn với mức lương 9 SGD/giờ. Con số này chỉ bằng 1/2 mức mà họ trả cho người bản địa. Đôi lúc, họ trả thiếu tiền nhưng mình cũng không dám thắc mắc bởi đi làm chui, không có hợp đồng”.

Trong khi đó, Nguyễn Kim Long, du học sinh tại Nhật Bản, cho biết đa số sinh viên đi làm quá thời gian quy định. Họ lách luật bằng cách nhận tiền mặt và không ký hợp đồng. Điều này có nghĩa người lao động cũng trốn thuế.

Lam lien tuc 12 tieng, du hoc sinh Viet ngu tron trong nha ve sinh hinh anh 1

Theo thống kê mới nhất của Cơ quan Giáo dục Quốc tế Australia, khoảng 462.411 sinh viên quốc tế đang học tập tại quốc gia này. Trong đó, sinh viên Việt Nam là 22.404, xếp thứ tư về số lượng du học sinh.

Những câu chuyện không vui

Bỏ tấm bằng đại học trong nước, Nguyễn Tuyết quyết định sang Australia du học. Giống nhiều bạn khác, cô tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống.

Với suy nghĩ đồng hương có thể chiếu cố nhau nơi xứ người, Tuyết tới hỏi một loạt nhà hàng người Việt song đều bị từ chối với lý do không có kinh nghiệm. Cuối cùng, cô được nhận vào làm tại một quán phở với mức lương 10 AUD/giờ.

“Quán rất đông khách, người ở đó hướng dẫn khá tận tình. Mình làm thử hơn 5 tiếng không nghỉ và được trả công bằng một bát phở. Lúc đó, mình đang ở thế đường cùng nên nghĩ có một tia hy vọng xin được việc thôi cũng mừng lắm’”, nữ sinh chia sẻ.

Tuy nhiên, tính tình người chủ này không dễ chịu. Mỗi lần vắng khách, bà lại giận cá chém thớt, động tay chân và lườm nguýt nhân viên. Thậm chí, đến giờ ăn, mọi người cũng phải nhìn sắc mặt của chủ.

“Chủ quán rất hay kiếm chuyện để lên giọng với nhân viên và bắt bẻ. Một lần, bà kiểm tiền cuối ngày và thấy thiếu 40 AUD. Hôm đó, mình làm thu ngân. Bà buộc tội mình ăn cắp dù camera ghi rõ mình không lấy thứ gì. Cũng vừa lúc ấy, mình xin được việc khác nên nghỉ luôn”, Tuyết thông tin.

Cùng hoàn cảnh như Tuyết, sau quãng thời gian dài tìm việc, Nguyễn Trà Mi được nhận vào một quán ăn với mức lương 8 AUD/giờ. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra như cô mong đợi.

12 tiếng làm việc ở quán cùng thời gian học trên lớp khiến nữ sinh mệt mỏi. Cô thường xuyên ngủ trốn vài phút trong nhà vệ sinh.

“Một lần, chủ quán bắt gặp, mắng rất nặng lời khiến mình cảm thấy bẽ bàng. Sau ngày hôm đó, mình không dám quay lại và bỏ cả tiền lương”, Mi kể.

Đã làm chui thì phải chấp nhận?

“Những người chủ hoàn toàn sai về luật pháp lẫn tình người. Số tiền họ trả quá thấp. Tuy nhiên, các bạn phải nhìn vào số đông sinh viên khi mới sang muốn có việc làm để trang trải cuộc sống là rất khó nếu không nói không thể.

Những nơi trả lương đúng quy định yêu cầu kỹ năng rất cao. Các bạn mới sang không có kinh nghiệm, tiếng Anh kém, bưng bát phở còn đổ thì khó xin việc. Nếu làm vài năm, thao tác đã linh hoạt, các bạn cứ bỏ chỗ ít tiền và kiếm chỗ khác. Chủ làm kinh doanh chứ không phải từ thiện, phải giữ lợi nhuận cao nhất”, Sa Lê, một du học sinh, nhận định.

Phóng viên đài SBS Vietnamese, mang theo camera bí mật, đến xin việc tại quán ăn người Việt tại Australia và phát hiện tình trạng trả lương như bóc lột tại đây.

Đồng quan điểm, bạn Anh Đỗ cho hay đi làm cho nhà hàng Việt là một lựa chọn thích hợp của bản thân lúc mới qua. Chủ cũng nói lương và mình chấp nhận, không ai ép.

Trong khi đó, Tuyết cho biết: “Nhiều du học sinh lên các diễn đàn tố cáo chủ quỵt tiền, xúc phạm và đòi quyền lợi song chính họ đang đi làm chui và phạm luật thì đòi đâu ra công bằng. Lao động hợp pháp mới được bảo vệ”.

Phóng viên đài SBS Vietnamese, mang theo camera bí mật, đến xin việc tại quán ăn người Việt tại Australia và phát hiện tình trạng trả lương như bóc lột tại đây.

Nguồn: Kim Ngân - Zing News

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.