RSS

Du ɦọc Úc trở về, ɦàпɦ độпg của coп trai kɦiếп mẹ tức пgɦẹп

12:57 18/03/2022

Cɦồпg tôi đồпg ý với coп trai. Nɦưпg ôпg ấy пɦắc coп, mọi sự tɦấu ɦiểu đều pɦải bắt пguồп từ ɦai pɦía vì kɦôпg ai có tɦể “vỗ tay bằпg một bàп”.

Chồng tôi đồng ý với con trai. Nhưng ông ấy nhắc con, mọi sự thấu hiểu đều phải bắt nguồn từ hai phía vì không ai có thể “vỗ tay bằng một bàn”.

Tôi ít khi viết bình luận trên báo nhưng đọc bài viết Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt, thấy nhiều người khuyên chị N.T.N – tác giả bài viết nên mặc kệ con, có tài sản thì giữ cho mình và cứ sống an yên ở quê, không cần con cháu quan tâm nữa, tôi bỗng thấy lo.

Con cái là do chúng ta sinh ta, nuôi dưỡng, dạy dỗ. Cho nên, dù con đã 30 tuổi hay 40 - 50 tuổi, thậm chí nhiều hơn, nhưng nếu các con đi nhầm đường thì cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm nhắc nhở, dạy bảo để chúng nhìn nhận lại mình.

Hơn 20 năm trước, vợ chồng tôi vỡ nợ. Kinh tế vô cùng khó khăn. Tháng nào hai vợ chồng cũng phải vay mượn mới đủ chi tiêu các khoản trong gia đình.

Những người thân quen đều khuyên chúng tôi nên nói với con trai và gọi con về. Lúc đó, con trai tôi đang du học ở Úc. Thế nhưng, suy đi tính lại, tôi và chồng quyết định giấu con, cố vay mượn, kiếm tiền để con được học hành tới nơi tới chốn.

Nhiều người thấy chúng tôi quyết định như vậy thì thở dài, bảo chúng tôi tự làm khổ mình, sau này chắc gì đã được nhờ con.

Thấm thoắt, con cũng ra trường về nước. Lúc về, con dẫn theo một cô vợ.

Con bé người Việt, nhưng có lẽ đã xa Việt Nam lâu năm nên có cách sống khá khác biệt. Cháu không thích những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với gia đình chồng. Chúng tôi đến chơi, cháu chỉ chào hỏi qua loa rồi vào phòng riêng chứ không niềm nở, nấu cơm nấu nước, hỏi han bố mẹ.

Cháu cũng không nể nang bố mẹ chồng khi yêu cầu chồng phải chăm sóc mình: khi thì bắt chồng xoa chân, bóp tay, khi lại buộc dây giày, giặt quần áo …

Mọi người hãy tưởng tưởng, với thế hệ của chúng tôi (năm nay ngoài 70 tuổi), chứng kiến đứa con trai mà mình đặt mọi kỳ vọng nay quỳ xuống rửa chân, buộc dây giày cho vợ thì cay đắng đến nhường nào.

Vì thế, hôm đó, sau khi chứng kiến cảnh “trái tai gai mắt” ấy, tôi đã tức giận bỏ về.

Tôi nói với chồng và gọi cho con trai mà rằng, tôi không thể chấp nhận được đứa con dâu như vậy. Nếu con không bỏ vợ thì không được gọi tôi là mẹ nữa.

Thật đau lòng, con trai đã không chọn mẹ mà cháu chọn vợ. Cháu bảo với tôi, vợ là người sinh con cho nó và sẽ sống với nó suốt phần đời còn lại, nên nếu cha mẹ không thể chấp nhận người phụ nữ mà nó đã chọn, thì nó đành mang tiếng bất hiếu.

Hôm đó, tim tôi cũng đau như có ai vừa đâm trúng. Tôi còn tự nhắc lòng mình rằng, thôi thì, tôi sẽ coi như con đã chết, để không còn nghĩ đến nó nữa.

Nhưng rồi, tôi đâu có làm được như thế. Mỗi ngày, tôi đều nghĩ đến con rồi đau khổ đến gầy mòn. Chồng tôi thấy tôi suy sụp nhưng ông ấy chỉ trầm ngâm mà không làm bất cứ việc gì để giải quyết vấn đề.

Nhiều tháng sau đó, ông ấy mới gọi con trai về và nói rằng, ông đã để cho con một khoảng thời gian khá lâu để xem con có tự hiểu ra cái chưa đúng của mình không. Nhưng ông rất tiếc, con trai đã không nghĩ ra.

Ông ấy nhẹ nhàng nói cho con về những chuyện đã xảy ra khi con đi du học, về những nỗ lực, kỳ vọng và tình yêu thương mà một người mẹ đã dành cho con…

Con trai tôi nghe xong không nói nên lời. Nhiều phút sau, cháu mới nói rằng, cháu hiểu những hy sinh của cha mẹ, nhưng cháu đã lớn, cháu cần được bố mẹ tôn trọng. Cháu cũng mong, bố mẹ sẽ hiểu cho những khác biệt về thế hệ để gia đình có thể vui vẻ, hòa thuận hơn.

Sau cuộc nói chuyện với con, ông ấy bảo tôi, hãy mở rộng lòng mình, tha thứ cho con. Đồng thời, tìm cách hiểu con hơn.

Mọi người biết không, tôi cũng như nhiều người đã từng nghĩ rằng, con cái đã lớn, đã trở thành ông nọ bà kia, bằng cấp đầy mình thì cần gì bố mẹ dạy dỗ nữa. Chúng phải biết thế nào là đúng, thế nào là sai.

Thế nhưng, trường hợp nhà tôi, để có thể hóa giải mâu thuẫn, giúp con thành đạt nhưng vẫn không quên cội nguồn, không quên chữ hiếu và trách nhiệm với dòng tộc, hai vợ chồng tôi lại phải đi một hành trình dài, đầy gian khó.

Một mặt, chúng tôi phải học cách coi con dâu, con trai như bạn, tôn trọng cuộc sống riêng tư và những quan điểm khác biệt của các con…

Mặt khác, chúng tôi vẫn khéo léo dạy các con những bài học lễ nghĩa. Ngày lễ, Tết, giỗ chạp tổ tiên, chúng tôi thường gọi các con đến đông đủ, cùng làm lễ cúng, cùng ăn uống vui vầy, cùng nhắc lại những câu chuyện xưa cũ …

Con dâu tôi ban đầu không biết vào bếp, cũng không hiểu ý nghĩa của những nghi lễ … nhưng nhiều năm trôi qua, cháu đã thích nghi rất tốt.

Bây giờ, tôi thấy rất hài lòng về các con. Vì vậy, đọc bài viết Ngủ nhà con trai 1 tối, sáng sớm mẹ ra về trong nước mắt, rồi lại đọc bình luận của độc giả, tôi chỉ lo người mẹ sẽ buông tay khiến con cái càng đi sai hướng mà mẹ thì sống trong đau khổ, đến chết vẫn không giải quyết được vấn đề.

Tôi mong chị hãy bình tâm, từ từ định hướng, chỉ bảo cho con bởi chúng ta vẫn có câu: Không bao giờ là quá muộn.

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.