RSS

Giả danh lừa đảo đưa lao động sang Úc, “Trưởng ban Tài chính Tập đoàn Dầu khí” bị bắt giữ

08:00 06/12/2018

Để cho người lao động tin và chuyển nốt tiền, Hùng đã tự soạn thư mời của Trang trại tại Úc và làm giả các giấy thông báo thị thực của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, sau đó đi photo màu cho giống thị thực thật và gửi qua chị Thanh chuyển đến người lao động.

Vẻ ngoài bảnh bao, rất khéo nói và ở cái tuổi suýt soát 50 nên Nguyễn Tuấn Hùng, 49 tuổi, quê ở phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, rất dễ khiến người ta tin vào lời tự giới thiệu của gã là Trưởng Ban Tài chính của Tập đoàn Dầu khí.

Cũng bởi vì cái vẻ ngoài bảnh bao này mà đến thời điểm bị Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ, Hùng vẫn đang cặp kè với tận 3 người phụ nữ, mà người nào cũng khá giả, có vị trí trong xã hội. Ngày 4-12, điều tra viên Phòng 8 Cục Cảnh sát hình sự cho biết, đã tiến hành khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thực ra, Hùng cũng chẳng biết gì về mấy cái trang trại trồng nho và cam ở Úc cả. Vào năm 2013, 2014, Hùng quen với một phụ nữ tên V ở Hà Đông, Hà Nội có mở phòng giao dịch môi giới người đi xuất khẩu lao động. Thời gian đến đây chơi, Hùng thấy có nhiều người đến giao dịch đi xuất khẩu lao động nên nảy sinh ý định lừa đảo. Hùng nhờ chị V chỉ bảo, hướng dẫn về vấn đề này.

Học được một vài kiến thức sơ bộ về xuất khẩu lao động, vì có chủ đích lừa đảo nên Hùng đã tìm cách dựng cái “bánh vẽ” về việc đi xuất khẩu lao động ở Úc thật hấp dẫn. Đầu năm 2015, qua quen biết, Hùng giới thiệu với chị Nguyễn Minh Thanh, ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội bản thân là Trưởng Ban Tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Rất khôn ngoan, Hùng để mấy tháng qua lại, quen biết chị Thanh với cái mác Trưởng ban Tài chính để chị Thanh và gia đình ngưỡng mộ người có địa vị như gã. Đến tháng 4-2015, Hùng gọi điện cho chị Thanh nói có ông bác là Trần Văn Lợi đang định cư tại Úc. Ông Lợi có trang trại nho và cam nên mỗi năm có thể bảo lãnh từ 10 đến 15 người đi lao động tại Úc.

Hùng nhờ chị Thanh đi tìm người để đưa sang Úc làm việc cho ông bác. Rất tin Hùng, chị Thanh đã giới thiệu chị Đinh Thị Hạnh ở huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng gặp Hùng. Hùng thỏa thuận, chi phí mỗi suất đi hết 11.300 đô, nhưng bên Úc cho nợ 3.000 đô nên Hùng chỉ thu mỗi người là 8.300 đô. Tin Hùng, chị Thanh và chị Hạnh đã đi tìm người.

Chị Hạnh liên lạc với ông Nguyễn Quang Nghĩa ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương và ông Nghĩa đã nhờ làm thủ tục cho con trai và 4 người khác cùng xóm sang lao động ở Úc. Hạnh cũng nhận hồ sơ từ 5 người khác ở TP Hải Phòng, Thanh tự liên hệ và nhận hồ sơ, tiền của 4 trường hợp.

Sau khi nhận hồ sơ và tiền đặt cọc của 14 trường hợp do chị Thanh và Hạnh chuyển, Hùng hứa hẹn từ 3-4 tháng sẽ đưa được người lao động sang Úc. Để cho người lao động tin và chuyển nốt tiền, Hùng đã tự soạn thư mời của Trang trại tại Úc và làm giả các giấy thông báo thị thực của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, sau đó đi photo màu cho giống thị thực thật và gửi qua chị Thanh chuyển đến người lao động.

Đa số những người lao động đều ít va chạm với cuộc sống nên họ không hay biết gì về trò giả mạo giấy tờ của Hùng. Cầm trên tay mấy thứ giấy tờ photo màu nhưng họ rất tin là thị thực thật nên đã nộp nốt tiền theo yêu cầu của Hùng.

Một thời gian sau, đến cái hẹn đưa người lao động sang Úc, bị mọi người thúc giục, Hùng lại nghĩ ra chiêu trò yêu cầu người lao động vào TP Hồ Chí Minh khám sức khỏe lần cuối rồi bay luôn sang Úc từ TP Hồ Chí Minh. Khổ cho những người lao động, họ tưởng ngày đi sang miền đất mơ ước đã đến thật.

Các gia đình tổ chức liên hoan chia tay. Vì các nhóm đi toàn 4-5 người ở cùng xóm nên ngày trước khi lên đường vào TP Hồ Chí Minh, cả xóm náo nhiệt với các buổi chia tay liên hoan. Rồi vợ con, bố mẹ các nhà kéo ra đường, bịn rịn chia tay chồng, cha, con ra nước ngoài…

Nhưng nào ngờ, sau khi người lao động vào TP Hồ Chí Minh, Hùng bố trí cho họ đi khám sức khỏe ở một bệnh viện trong thành phố rồi thuê nhà trọ bình dân cho mọi người ở. Gã lấy hết lý do này đến lý do khác nhằm trì hoãn ngày hứa hẹn đưa người lao động bay sang Úc. Do chờ đợi quá lâu, lại vất vưởng sống ở quê lạ, không chịu đựng được, đa số người lao động lại phải tự bỏ tiền lấy vé máy bay trở về quê.

Không thể nói hết được nỗi cay đắng của những người lao động bị lừa đảo trong vụ án này. Họ đều xuất thân trong những gia đình nghèo, đều phải thế chấp nhà cửa cho ngân hàng để vay tiền nộp cho Hùng với hy vọng sang được miền đất hứa lao động trả nợ và thay đổi cuộc sống gia đình. Đến khi biết bị sập bẫy của Hùng, những người lao động và gia đình họ đều rất cơ cực, vì họ đã nghèo, bây giờ lại gánh thêm tiền trả nợ cho ngân hàng.

Có trường hợp anh H tại Quảng Trạch (Quảng Bình), khi vào TP Hồ Chí Minh một thời gian, biết bị lừa, anh không dám quay về quê nữa mà dạt về khu công nghiệp Bình Dương thuê nhà trọ, xin làm công nhân để gom tiền về quê trả nợ dần. Nhưng mỗi suất đi sang Úc, Hùng thu của người lao động khoảng gần 200 triệu đồng, số tiền ấy bao giờ anh H đi làm công nhân mới gom góp trả đủ?

Điều tra viên Đào Văn Thùy kể rằng, mới đây, anh H còn gọi điện cho điều tra viên thông báo tình hình con ở quê ốm nặng, nhờ cậy điều tra viên đòi hộ kẻ lừa đảo 20 triệu trước để gửi về quê chữa bệnh cho con.

Nhưng chao ôi, số tiền lừa đảo được theo lời Hùng khai là 116.200 đô của 14 người lao động, khi bị bắt, khám trong người Hùng, không thu được bất cứ một đồng nào. Thậm chí, gã còn lừa thêm ngay chính người phụ nữ đang cưu mang gã ở Đồng Nai gần 1 tỷ đồng với lý do mượn tiền đi… lo các dự án đất.

Theo lời Hùng khai, số tiền chiếm đoạt được, gã đã chi tiêu cá nhân và trước khi bị bắt chi trả một phần cho một số người lao động tìm được gã và đòi ráo riết. Từ giữa năm 2017, để trốn tránh sự thúc ép đòi tiền của chị Thanh, chị Hạnh và người lao động, Hùng thường xuyên thay đổi chỗ ở, lúc thì ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng rồi dạt vào một số nơi ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

Hiện vụ án đang được khai thác, mở rộng.

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.