RSS

Giáo dục trẻ kiểu Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam: Bạn muốn con mình giống ai?

19:00 13/07/2019

Gần đây, các bà mẹ trên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện đáng buồn về một cậu bé Trung Quốc 10 tuổi không tôn trọng bố mẹ, thậm chí nói rằng bố mẹ không xứng đáng có một đứa con ưu tú như cậu.

Cậu coi thường bố mẹ không có nhiều tiền, chỉ mua được chiếc xe hơi giá vài trăm nghìn nhân dân tệ. Một đứa trẻ mới chỉ 10 tuổi mà đã bị nhồi nhét trong đầu những suy nghĩ về tiền bạc và thiếu tôn trọng cha mẹ như vậy quả thực không khỏi khiến người ta phải trăn trở.

Tôi lại nhớ đến câu chuyện về cách hành xử của một cậu bé 5 tuổi ở bang Alabama với một người lang thang vô gia cư. Một lần, khi cậu bé này đang ăn cơm ở nhà hàng Waffle House, cậu đã gặp một người lang thang ở cửa, cậu bé liền xin mẹ cho phép mời người đó vào cùng ăn tối. Hơn nữa, cậu bé còn cùng người đàn ông này cầu nguyện trước bữa ăn, lời cầu nguyện của cậu khiến cho tất cả những ai nghe thấy đều khóc. Lời cầu nguyện là: “Thưa Chúa Trời, Đức Chúa cha của con, chúng con cảm ơn Ngài, chúng con cảm ơn Ngài, cảm ơn phước lành mà Ngài ban cho, Amen.” Cậu và người đàn ông không có nhà để về kia cùng nhau cao giọng ca hát. 11 khách hàng khác ở trong nhà ăn đều có thể nghe thấy.

Làm một bậc cha mẹ, bạn muốn con của bạn giống ai? Là cậu bé người Mỹ mới 5 tuổi đã biết đồng cảm với người lang thang, hay là cậu bé Trung Quốc 10 tuổi cho rằng cha mẹ không xứng với mình? Tôi tin mọi người đều hy vọng con mình giống như đứa bé người Mỹ, có tình thương, cảm thông và giúp đỡ người yếu, biết cảm ơn Thần Phật đã cho chúng ta tất cả. Nhưng tôi tin rất nhiều bậc cha mẹ người Trung Quốc cũng nhận ra rằng, nếu đem ra so sánh, thì con của họ có hành vi và lời nói giống đứa trẻ Trung Quốc hơn là giống với cậu bé người Mỹ.

Thực tế, tại Trung Quốc hiện nay, hoàn cảnh xã hội và giáo dục mà trẻ tiếp nhận từ nhỏ đến lớn khác hoàn toàn ở Mỹ. Ở Trung Quốc cách đây vài chục năm bắt đầu thực hiện “Chủ nghĩa bình quân tuyệt đối”, sau đó đến chủ trương “Để cho một nhóm người giàu trước”, từ đó khiến những người giàu lên trước dương dương tự đắc, còn những ai chưa giàu thì sự đố kỵ và ghen tức cũng càng ngày càng mạnh. Ai cũng muốn chạy theo tiền để không thua kém người khác, đạo đức xã hội ngày càng xuống dốc. Con người vì kiếm tiền mà việc gì cũng có thể làm: gạo độc, trứng giả, sữa bột giả, dầu ăn lọc từ nước công, rau quả thì đầy thuốc kích thích gây hại…

Lớn lên trong hoàn cảnh xã hội và giáo dục như vậy, trẻ em đã hình thành tâm thái ham phú quý, chỉ nhìn đến tiền bạc và quyền lực, coi nhà biệt thự xe sang là vinh quang mà coi  nhẹ phẩm chất đạo đức của con người. Từ nhỏ, nhiều đứa trẻ đã dựa vào tiền để phân chia con người thành các đẳng cấp khác nhau.

Một thực tế đáng buồn khác nữa chính là các bậc cha mẹ cũng là nạn nhân trong xã hội đạo đức này, việc giáo dục con cái cũng chính là phản ánh chân thực của tư tưởng cha mẹ. Thấy người lang thang trên đường, những bậc cha mẹ ấy sinh lòng thương xót, giáo dục con cái đồng cảm và giúp đỡ họ chăng? Không đâu, họ chỉ nhanh chóng nắm tay con họ mà chạy thật xa, còn thừa cơ dùng người lang thang ấy làm ví dụ để giáo dục đứa bé: “Con mà không học cho tốt, thì lớn lên sẽ không tìm được công việc tốt, sau này sẽ giống như người lang thang kia vậy.”

Việt Nam cách đây không lâu, cư dân mạng cũng dấy lên làn sóng bình luận về vấn đề dạy trẻ sống “khôn khéo” hay “khôn lỏi”. Từ nhỏ, trẻ đã được cha mẹ dạy làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, bị bạn đánh phải mách với cô hoặc bố mẹ, có đồ ăn ngon đắt tiền bố mẹ mua cho không được chia cho bạn ăn… Bố mẹ khi chở con đi học sẵn sàng vượt đèn đỏ vì sợ muộn giờ học, uống sữa xong sẽ “tiện tay” mở cửa xe ô tô ném vỏ hộp ra ngoài đường thay vì chờ tìm được thùng rác công cộng và bỏ rác vào…

Theo Trithuc.vn

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.