Giáo sư Việt kiều Úc về nước ở nhà thuê, đi xe máy chỉ vì muốn….
Bạn bè quốc tế không hiểu tại sao sự nghiệp đang rực rỡ ở Australia, được chính phủ nước này cố giữ lại mà GS-TS Nguyễn Quốc Vọng vẫn quyết về Việt Nam, hằng ngày vượt qua khói bụi và cảnh tắc đường để đi làm. Với ông, lý do đơn giản: Muốn cống hiến cho quê hương.
“Họ bảo tôi khùng”
Trẻ hơn nhiều so với tuổi 70, GS Nguyễn Quốc Vọng có phong thái lịch lãm của một người sống nhiều năm ở phương Tây, nụ cười hiền lành, từ tốn pha nét hóm hỉnh. Ông nói bằng chất giọng Huế pha Nam Bộ: “Nhiều người gọi tôi là tiến sỹ Việt kiều, nhưng thời gian tôi ở đây còn dài hơn nhiều người Việt nên đâu còn là Việt kiều nữa nhỉ”.
Quả thật, từ năm 2007 đến nay, hầu hết thời gian của ông dành cho Việt Nam, thi thoảng mới về Australia thăm gia đình.
Chia sẻ chuyện về nước, ông kể: “26 năm làm việc ở Australia tôi nghĩ là đủ rồi. Phải về thôi. Quê hương mình, quên sao được. Đây là chuyện tôi luôn nghĩ đến, chỉ là chọn thời điểm phù hợp thôi”. Giữa năm 2006, khi dự tính trở về Việt Nam đang chín muồi thì PGS-TS Nguyễn Văn Bộ – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam – mời ông về đảm nhiệm vai trò tư vấn chiến lược nghiên cứu, cố vấn cho Viện Nghiên cứu rau quả và phụ trách đào tạo sau đại học. Thế là ông quyết định luôn.
“Thời điểm đó, tôi nằm trong danh sách chuyên gia mà Chính phủ Australia mong muốn giữ lại theo chính sách giữ chân người tài của thủ tướng” – GS Vọng cho biết. Ông là người nghiên cứu, phát triển ngành rau quả châu Á và chè xanh để giải quyết nhu cầu của thị trường Australia về các mặt hàng này.
Ngành rau quả châu Á – vốn không có giá trị đáng kể vào những năm 1980 – đã tăng thành 50,4 triệu AUD năm 1993 và hơn 300 triệu AUD năm 2015. Năm 1995, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Australia đã báo cáo trước quốc hội về thành quả này và vinh danh GS Nguyễn Quốc Vọng là nhà khoa học hàng đầu về rau quả châu Á của xứ chuột túi.
GS Vọng kể: “Những người bạn Nhật Bản khuyên tôi nghĩ thật kỹ chuyện về Việt Nam, bởi vấn đề không chỉ là lương bổng mà còn là điều kiện, cách thức nghiên cứu, cuộc sống thay đổi. Thấy tôi không đổi ý, họ bảo tôi khùng. Các đồng nghiệp Australia thì không hiểu nổi tại sao tôi đang làm việc rất tốt lại đòi về. Họ không thể biết tâm hồn mình lúc nào cũng nghĩ về quê hương”.
Nặng lòng với nông dân Việt
Thuê nhà gần Đại học Nông nghiệp I (Trâu Quỳ, Gia Lâm) nhưng lại làm ở Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) cách hơn 20km, hằng ngày GS Vọng chạy xe máy qua tuyến cầu Thanh Trì, chinh phục thử thách đầu tiên khi về nước: Làm quen với cảnh tắc đường trong không khí bụi bặm, đường lắm “ổ gà”, xe ben nguy hiểm…
Không hề khó chịu với những bất tiện, thua kém so với thế giới – điều vẫn xảy ra với những người sống lâu năm ở nước ngoài, ông chỉ quan tâm đến một mục tiêu: “Những năm cuối đời, làm được gì cho quê hương thì cố gắng làm”.
Tôi hỏi GS Vọng rằng ông có nghĩ đến chuyện hạn chế bớt cường độ làm việc để giữ gìn sức khỏe không, nhà khoa học cười nhẹ: “Tuổi thanh xuân của tôi trải qua ở Nhật Bản nên tôi suy nghĩ giống người Nhật, đó là không nghỉ hưu. Phải luôn tích cực làm việc, tích cực suy nghĩ thì mới khỏe được”.
Nhiều năm chứng kiến đời sống nhàn hạ của nông dân Nhật Bản, Australia, GS Vọng luôn đau đáu với ý nghĩ làm thế nào để nông dân Việt Nam cũng được như vậy. Theo ông, muốn đưa đời sống kinh tế của người dân đi lên, không có cách nào khác ngoài làm việc chăm chỉ hơn và trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nông nghiệp cũng vậy.
Từ khi trở về, ông đã làm việc cho nhiều đơn vị nhà nước và tư nhân bởi cho rằng, muốn tìm ra giải pháp hiệu quả cho nền nông nghiệp Việt Nam thì phải trải nghiệm thực tế ở trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân.
TS Nguyễn Văn Bộ cho biết, ông Vọng chính là người đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng 6 quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho rau quả, chè, gia cầm, lợn, sữa bò và mật ong. Đến nay, bộ VietGAP đã xây dựng được cơ bản về pháp lý để giúp nông sản Việt Nam sạch hơn, giá trị cao hơn, nhờ đó đem lại thu nhập tốt hơn cho nông dân.
“Anh Vọng năng động lắm. Anh còn tham gia nhiều dự án thúc đẩy phát triển nông nghiệp Việt Nam, từng là phó tư vấn trưởng dự án “Nâng cao chất lượng và an toàn nông sản QSEAP” của Ngân hàng ADB nhằm hỗ trợ 16 tỉnh, thành sản xuất rau quả và chè an toàn” – ông Bộ nói và tiết lộ, ông hiểu rõ GS Vọng còn có một tâm nguyện chưa thực hiện được nhưng cũng chưa hề từ bỏ, đó là lập trung tâm xuất sắc về rau quả ở Việt Nam – mô hình đã rất thành công ở Australia.
Bày tỏ sự nể trọng với GS-TS Nguyễn Quốc Vọng, GS-TS Đỗ Năng Vịnh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp – nói: “Hình ảnh anh Vọng ở nhà thuê, hằng ngày chạy chiếc xe máy Honda cũ kỹ đi làm khiến tôi rất khâm phục sự hy sinh của anh. Hoạt động của anh Vọng không chỉ đóng góp về mặt định hướng, kỹ thuật mà còn xây dựng nền móng cho việc phát triển ngành rau quả. Anh đưa nhiều học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập và cũng tìm cách đưa người giỏi của nước ngoài vào Việt Nam để hỗ trợ phát triển. Mỗi việc anh làm đều toát lên cái tâm sáng của anh đối với đất nước”.
GS-TS Đỗ Năng Vịnh – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp
“Anh Vọng có một tình yêu mãnh liệt với quê hương. Gặp nhau 20 năm trước khi còn ở nước ngoài, tôi có đọc các bài báo của anh Vọng về rau quả Việt Nam và nghe anh chia sẻ ý tưởng phát triển ngành này cho đất nước, khiến tôi rất tâm đắc. Anh viết nhiều bài báo đều để định hướng xuất khẩu rau quả Việt Nam, phân tích thị trường, sản xuất, lợi thế của Việt Nam. Anh am hiểu kỹ về thị trường, tiêu dùng, con người, có tầm nhìn quốc tế về nông sản, luôn đề xuất định hướng để Việt Nam phát triển nông nghiệp hơn nữa”.
PGS-TS Nguyễn Văn Bộ – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
“Chính GS-TS Nguyễn Quốc Vọng đã thuyết phục thành công Trường Đại học RMIT Australia nơi anh giảng dạy giảm học phí cho nghiên cứu sinh Việt Nam từ 18.000AUD/năm xuống còn 8.000AUD, đồng thời hỗ trợ tiền vé máy bay để họ có thể về Việt Nam nghiên cứu. Hiện ông tiếp tục kết nối với RMIT để cấp học bổng cho bất cứ sinh viên Việt Nam nào có nhu cầu và đủ năng lực sang Australia nghiên cứu lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ”.
GS-TS Nguyễn Quốc Vọng sinh năm 1946 tại Thừa Thiên – Huế. Năm 1977, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông nghiệp, ông ở lại Nhật Bản làm việc. Năm 1980, GS Vọng sang Australia làm việc tại tại Trung tâm Xuất sắc nhà kính và Tiếp thị của Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, có nhiều đóng góp lớn cho nền nông nghiệp nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành hàng rau, củ, quả châu Á.
GS-TS Nguyễn Quốc Vọng cũng là một giảng viên uy tín của Đại học RMIT Australia. Hiện mỗi năm ông dành khoảng 10 tháng cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và các công tác khác ở Việt Nam; thời gian còn lại về làm việc và thăm gia đình ở Australia.
Nguồn: Alouc.com
Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19
Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.