RSS

Góc khuất ở nhờ nhà người thân khi du học Mỹ

22:34 27/12/2017

Nhiều bạn trẻ du học Mỹ muốn ở nhờ gia đình người thân. Việc này có thể giúp họ thời gian hòa nhập ban đầu nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.

Tâm lý của nhiều người Việt Nam là sống và làm việc ở Mỹ sẽ kiếm được tiền, cuộc sống hạnh phúc. Phụ huynh khi gặp thân nhân từ Mỹ về rất hy vọng có thể gửi gắm con cái du học. Từ tìm trường, đưa đón tại sân bay, ở chung nhà đến tìm việc làm thêm…, nhiều cha mẹ gần như "phó thác" hoàn toàn cho "người thân Việt kiều".

Nhiều bất tiện khi ở chung

Vì kiêng nể, hầu hết người thân tại Mỹ sẽ nhận lời giúp đỡ. Tuy nhiên, đây có thể là khởi đầu của hàng loạt câu chuyện dở khóc cười xảy đến với du học sinh.

Một số bạn trẻ vô tình trở thành ô sin nơi đất khách khi phải ở nhà trông trẻ hoặc chăm sóc người già. Không ít trường hợp người thân không có kinh nghiệm đã đưa ra lời khuyên sai, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Khi sang Mỹ, Minh Nam được chị làm hồ sơ bảo lãnh diện đoàn tụ. Người này khuyên Nam có thể ở nhà, trước sau gì cũng trở thành công dân Mỹ nên không cần đi học. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, nam sinh bị "out-of-status" và hồ sơ di trú hoãn đến khi làm hồ sơ tái lập quyền cư trú hợp pháp.

Bên cạnh đó, nhiều gia có văn hóa, sinh hoạt không phù hợp với việc học tập (đánh bạc, tiệc tùng ồn ào, quan niệm sống khác biệt và tiêu cực), gây không ít ảnh hưởng xấu tới du học sinh.

Nguyễn Linh, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại một trường dân lập ở thành phố Milpitas, tiểu bang California, đã phải thuê phòng ở riêng để tránh sự ồn ào của người thân. Việc nhờ vả thái quá của người cô khiến Linh không thể tập trung học tập. Dù ở riêng phải mất thêm chi phí sinh hoạt, Linh mới có thời gian và điều kiện sống cho bản thân mình, tránh những chuyện phiền phức.

Du học sinh nên tự lập nơi đất khách để có kết quả học tập tốt nhất.

Những người thân tại Mỹ thường chưa cho du học sinh ở cùng nên không lường trước được bất đồng quan điểm, sự va chạm quyền riêng tư, cũng như khả năng thực hiện lời hứa.

Mặt khác, du học sinh và phụ huynh ở Việt Nam cũng chưa biết cảm giác ở nhờ xa xứ như thế nào. Vì thế, kế hoạch ban đầu thường rất lý tưởng. Đến khi sang Mỹ, nhiều bạn mới thấy bức bối khi ăn nhờ ở đậu và chỉ muốn dọn ra ở riêng.

Nên sống tự lập

Trong số nhiều bất cập, điều thấy rõ nhất trong nhóm du học sinh ở nhà người thân là chậm tiến bộ về tiếng Anh. Nhiều gia đình người Việt quần cư thành cộng đồng lớn, du học sinh theo thói quen dùng tiếng Việt ở nhà hoặc nơi làm thêm bán thời gian. Điều đó khiến ngoại ngữ của họ chậm tiến bộ.

Cha mẹ nên hiểu thực tế này để có cái nhìn chia sẻ với con cái nơi đất khách. Khi du học, bạn trẻ sẽ đối mặt nhiều thử thách rất khó giải thích chỉ bằng tin nhắn hoặc vài cú điện thoại. Phụ huynh nên để con mình tự lập trong suy nghĩ và hành động.

Thay vì ép buộc hay tìm cách kiểm soát con thông qua người thân ở nước ngoài, cha mẹ nên lắng nghe, tìm hiểu về nơi con mình đang học, từ đó hợp tác với chúng để giải quyết vấn đề. Du học sinh cũng nên chủ động tìm hiểu lối sống và sự nhiệt thành giúp đỡ của thân nhân khi giao tiếp.

Những bạn mong muốn tìm kiếm không gian riêng tư để học tập, có thể hỏi bạn bè, cố vấn trong trường, tham gia các diễn đàn, dịch vụ địa phương để có thông tin chính xác, trước khi quyết định.

Nhiều du học sinh ở Mỹ khuyên rằng điều quan trọng là sự độc lập trong suy nghĩ và hành động. Khi mới sang Mỹ, các bạn trẻ cần hỗ trợ như đưa đón sân bay, mở tài khoản ngân hàng, số điện thoại, thi bằng lái và mua sắm một số nhu yếu phẩm trong những ngày đầu.

Tuy nhiên, về lâu dài, sau khi đã có đầy đủ yếu tố cơ bản, bạn phải chủ động bắt đầu cuộc sống tự lập, cũng như không ngừng học hỏi để sẵn sàng cho những thử thách trong sự nghiệp, thay vì e ngại, lệ thuộc người thân. Hầu hết người mới đến Mỹ đều truyền miệng nhau câu nói: "Khi có tiếng Anh và bằng lái, bạn mới thật sự đến Mỹ".

* Tên nhân vật đã thay đổi.

Tony Phan (Từ Mỹ)

Mời các bạn đọc thêm bài viết "Những 'góc khuất' của du học sinh Việt tại Úc"

Bên cạnh những du học sinh có điều kiện kinh tế hoặc giành được học bổng toàn phần, không ít bạn trẻ Việt ra nước ngoài học tập với nguồn tài chính eo hẹp.

Các trường đại học tại Úc ngày càng nâng cao về chất lượng giảng dạy. Chính vì thế Úc luôn là lựa chọn hàng đầu của các du học sinh Việt Nam khi đi du học .

Khi được hỏi về cảm xúc trong ngày đầu tiên nhập học, chị N.T.Thơm chia sẻ: “Mình qua đây đã 3 năm, nhưng không thể đi học nổi. Hồi mới qua, cả đoàn có 50 người, thế nhưng không thể ngờ rằng, ngày nhập học đầu tiên cũng là ngày duy nhất bọn mình có mặt tại trường”.

Chị Thơm cho biết lúc nhận được bảng thông báo học phí đã phải giật mình vì chi phí quá cao. Trong khi đó, với số tiền mang ít ỏi, chị Thơm không thể đóng tiền sinh hoạt trong một tháng. Ngoài ra, quy định không được làm thêm quá 20 tiếng một tuần cũng khiến chị gặp nhiều khó khăn.

"Thế là cả đám 50 người thì 43 người quyết định nghỉ học ngay ngày đầu tiên để đi kiếm việc làm, 3 năm đúng ra chỉ được làm du học sinh một ngày", chị Thơm nhớ lại.

T. K Oanh, một trong số những du học sinh ít ỏi bám trụ lại giảng đường chia sẻ: “Ở Việt Nam, gia đình mình cũng thuộc diện khá giả. Nhưng qua đây, với số tiền của mình mang theo cũng chỉ đủ để đóng học phí nửa năm”.

Để có tiền đóng học phí, Oanh “lách luật” của trường để đi làm thêm. Hiện tại công việc Oanh là nhổ lông gà theo dây chuyền của một nhà máy nhỏ gần trường. Lương của Oanh được 15 đô la Úc/giờ, nhưng phải đi làm từ 18g-23g mới được nghỉ.

“Công việc bắt đứng yên một chỗ, tay làm liên tục, không được nghỉ chút nào, nếu làm chậm thì bị đuổi ngay”, Oanh tâm sự.

Việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học, Oanh chia sẻ thêm: “Sang đây vừa làm, vừa học rất mệt. Ngày chỉ được ngủ vài tiếng. Chân tay rã rời mà vẫn phải lết đi học, có khi lên lớp chỉ úp mặt ngủ rồi ra về”.

Cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người bằng đủ thứ nghề, ai mướn gì làm đấy. N. X.Hoàng- một du học sinh có nhiều năm làm thêm cho biết: “Đã qua đây thì phải xác định khổ cực gấp nhiều lần những công việc ở Việt Nam. Mùa hái nho có tháng nhiệt độ lên tới khoảng 43 độ C vô cùng khắc nghiệt vẫn làm quần quật trên ruộng nho. Hay phải dậy từ 4 giờ sáng, chạy dưới tuyết lạnh âm 30 độ C để kịp giao hàng cho khách. Thu nhập một mùa có khi chỉ đủ để thay chiếc điện thoại mới.”

Trong khi đó, T. Đ.Lĩnh làm thêm nghề cắt cỏ, nhớ lại suốt một tuần đầu qua Úc không thể đi học và cũng chẳng thể tìm việc làm vì rào cản ngôn ngữ. Sau đó, qua các trang mạng xã hội, Lĩnh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận làm công nhân.

"Tôi vui sướng khi nghe tiếng quê hương trên đất người này và nghĩ rằng, đều là người Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Thế nhưng, khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và cứ thế ép lương. Tôi chỉ nhận được 10 đô la Úc/giờ cho công việc cắt cỏ, trong khi những nơi khác trả tới 25 đô la Úc/giờ"- Lĩnh kể.

Kate (Theo VTC News)

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.