RSS

Góc tâm sự : Chị em nào chuẩn bị sang Mỹ thì coi như 1 kinh nghiệm

20:44 28/02/2022

Mình là người mới qua, được hơn 1,5 tháng. Có lẽ quá mới mẻ để gọi là có kinh nghiệm, nhưng cũng đủ cảm nhận về cuộc sống trên đất Mỹ.

Trước hết ở Việt Nam mình từng làm cho những công ty lớn, từng có công ty riêng và tự điều hành, có nhà riêng mua bằng tiền tự kiếm. Lương tháng cũng đủ nuôi cả gd, mua được những gì mình thích và tiết kiệm tương đối.

Viết ra không phải để khoe khoang hay mục đích gì, cái mình muốn đề cập đến là những công việc mình làm không quá vất vả và mình đi làm cho đến tận ngày cuối rời khỏi Việt Nam và với người tự lập như mình, mình nghĩ nước Mỹ không làm khó được mình. Nhưng….nó đã khác, nó khó hơn mình tưởng bởi tất cả những cái nằm ngoài tầm với của mình là…thời gian chờ đợi.

Mới qua thì sao?

Bỏ qua các vấn đề về văn hoá, thói quen hay nhu cầu cầu sống vì mỗi đất nước hay vùng miền đều có sự khác biệt và mình là người mới đến, không shock mới là lạ. Ở đây tất cả mọi thứ đều quy ra tiền, tiền nhà thuê hiện tại apartment 1 phòng hết 1,000$ – chưa tính điện nước, tiền ăn hàng tháng cho cả gd, tiền bảo hiểm (đủ thứ bảo hiểm) buộc phải trải, tiền xăng xe, tiền mua nhu yếu phẩm…..Chung quy lại 1 tháng cả nhà 3 người có tiết kiệm lòi mắt cũng hết 2,000$. Nếu thu nhập thấp còn xin trợ cấp được, nhỡ nhỡ nhàng nhàng thì miễn.

Quy trình của người mới là gì.

Ở nhà nấu ăn, dọn dẹp, rửa chén, đưa đón con đi học…Thời gian còn lại đối diện với 4 bức tường. Chờ giấy tờ về, chờ xếp lịch thi bằng lái, chờ lịch có lớp học tiếng anh, học nghề hoặc đi học tiếp ở trường ĐH…Nói chung phải chờ ít nhất chắc 3th-6th đầu ở không là chuyện không tránh khỏi.

Cảm giác thế nào, y như bị tù bởi mọi thứ quá tĩnh lặng và cảm giác không thể đi đâu, làm gì cũng phụ thuộc vào người khác. Chính xác điều mình nghĩ “như 1 kẻ ăn hại”. Quá kinh khủng đối với những người đang đi làm và bận rộn.

Vậy các bạn nữ sẽ làm gì???

Đừng gào khóc, đừng nhõng nhẽo, đừng than buồn, nếu có cũng cố đừng để bị sup sụp vì tội mấy anh chồng lắm, đi làm cả ngày về còn thấy cái bản mặt đưa đám. 1 ngày còn thương, 2 ngày an ủi chứ qua tuần vẫn thế mấy ổng chán bỏ mẹ . Đòi về vn không khéo nó ok cái thì khóc tiếng mán.

Cũng đừng cố tỏ ra quý phái phân biệt công việc này nọ, kiểu như ở vn tao làm việc vp hay ông này bà nọ, tao không làm lông cũng không làm nail đâu. Ở vn làm mẹ thiên hạ thì cũng bỏ nhé, qua đây õng a õng ẹo thì ăn cám hết.

Mình không xúi các bạn phải lựa chọn việc mình không thích, nếu bạn nào có quyết tâm và không bị tiền đè thì đi học tiếp, tương lại tươi sáng sẽ chờ đón bạn. Bạn nào thương chồng con thấy ổng khổ quá, đi làm sớm tới khuya mới mò về thấy thương và muốn chia sẻ gánh nặng thì nail là lựa chọn hàng đầu. Học phí thấp so với nhiều ngành nghề khác, thời gian học ngắn, kiếm tiền nhanh, có thời gian chăm sóc gd…Nói chung nêú có bất cứ biến cố nào thì cũng có cái nghề và kiếm được tiền. Có tiền mới sống tiếp được hén

Nhưng xin nhớ rằng, dù học hay làm bất cứ việc gì thì cũng nên đi học tiếng anh. Tuỳ vào tính chất công việc của mỗi người mà mức độ đòi hỏi khác nhau, nhưng cái yêu cầu là cơ bản phải nghe và nói được những cái thông dụng.

Mình hơi nhục nhưng nói để các bạn có chút kinh nghiệm mà rút. Mình học ở vn cũng sơ sơ thôi vì k có nhiều thời gian. Qua đây k đến nỗi câm điếc nhưng nói thì còn được chút chút chứ nghe thì đúng là thảm hoạ. Họ nói chậm chậm mình còn nghe được chứ nói theo cách của họ thì 70% phía sau mình nghe hok được

Có rất nhiều phụ huynh ở đây đưa đón con đi học coi như theo thói quen ở vn, cứ bỏ lại trường cho giáo viên tự xử là không được. Dù rằng con học Kindergaten thôi nhưng mỗi ngày đều có bài tập về nhà, những bạn mới qua như con mình thì tiếng anh bằng 0, cô nói con không hiểu nên trên lớp k có tập trung được mà làm theo cô, rồi về nhà ba mẹ cũng không kèm là coi như xong tụi nhỏ. Các mẹ cứ mạnh dạn nói và đọc xem trường nhắn gì, từ nào khó thì google coi như mình học với con luôn. Ráng kèm con cực cỡ 1-2 năm đầu sau đó qua lớp 2-3 gì đó ổn thì mình đỡ. Hơn nữa việc không thể nói hay giao tiếp với con sau vài năm nữa thì mình nghĩ còn kinh khủng hơn nữa, nên thôi ráng nha các mẹ.

Bản thân giáo viên ở đây họ rất thân thiện, nhưng cũng cần có sự kết hợp của cha mẹ, nếu con đã không biết tiếng bản địa mà cha mẹ cũng không có kết nối với thầy cô thì chuyện phân biệt là có nhé, mình đã chứng kiến nên thấy thương mấy bạn nhỏ đó lắm. Dù rằng cái sự kỳ thị ấy nó rất có “giáo dục”, nhưng trẻ nhỏ bên cạnh giáo dục thì cần tình thương nhiều lắm, để con mình bị kỳ thị là lỗi do ba mẹ nhé.

Qua kinh nghiệm bản thân thì mình thấy…

Nếu ở vn có điều kiện học tiếng anh, học nghề nail, phun xăm chân mày, môi, nối mi hay tẩy lông, cắt tóc…học được cứ học cho có kinh nghiệm nhé dù rằng qua đây cũng đi học lại để thi lấy bằng, nhưng có tay nghề rồi đỡ vất cả cho thời gian đầu lắm. Thậm chí nếu không có thân nhân hay phải mưu sinh sớm thì cũng có những tiệm họ k cần bằng cấp.

Thêm 1 vấn đề dù bạn là ai qua đây hãy học lái xe và cứ chạy, không quen từ từ cũng sẽ thành thạo để khi gd hay bản thân gặp sự cố cũng tự đi bằng đôi chân của mình về cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Và hãy biết ơn người bảo lãnh cho mình và gd vì tất cả những thứ mà các bạn sẽ được hưởng trên đất nước này, đừng trách móc hay phán xét họ. Họ không có nghĩa vụ phải chu toàn hay làm hài lòng bạn. Ở xứ này không có tiền là chết, không chết cũng ngáp ngáp nên hãy chuẩn bị thật kỹ về tài chánh trong những tháng đầu. Người tự trọng sẽ không xin xỏ hay làm phiền đến người khác khi chưa cố gắng hết sức. Không ở được nữa thì về với tâm thái vui vẻ, đừng hằn học!

Hãy học làm người tử tế mỗi ngày để bản thân được tôn trọng!

Chúc cả nhà vui vẻ và sớm đoàn tụ trên đất Mỹ.

Nguồn Facebook Thái Nhạn

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.