RSS

“Hãy cút về đất nước bẩn thỉu của mày” - Sự phân biệt chủng tộc mà một phụ nữ châu Á thành công phải chịu tại Úc

07:30 04/11/2018

Một sinh viên tại Sydney đã chia sẻ về nỗi đau mà mẹ cô đã phải chịu sau khi nhận được gửi một mảnh giấy phân biệt chủng tộc gây sốc, khiến cô mất niềm tin rằng Úc là một quốc gia bình đẳng.

Cô Maneesha Gopalan, 20 tuổi, đã công khai một mảnh giấy mà mẹ cô nhận được, trong đó bà bị gọi là “đồ da đen bẩn thỉu” và “nên cút trở về đất nước bẩn thỉu của mày".

Maneesha cho biết mẹ cô, người đã di cư từ Ấn Độ sang Úc từ khi 19 tuổi, đã nhận được mảnh giấy này vào hồi cuối năm ngoái tại văn phòng luật sư của bà. Người gửi mảnh giấy này cáo buộc bà đã phá hoại công việc của người này, và gọi bà một cách thô tục là "con điếm".

Kết quả hình ảnh cho “Hãy cút về đất nước bẩn thỉu của mày” - Sự phân biệt chủng tộc mà một phụ nữ châu Á thành công phải chịu tại Úc

“Gia đình và bạn bè chúng tôi đã nói rằng đừng nên quan tâm đến điều đó,” cô Maneesha nói với Yahoo7.

“Nhưng đây là một điều không phổ biến và thường thì tất cả mọi người sẽ không quan tâm đến nó.”

"Đã đến lúc mọi người nên nhận ra rằng điều này vẫn đang diễn ra vào năm 2018, rằng mọi người vẫn đang dùng đến loại ngôn ngữ này."

Cô sinh viên luật của Đại học NSW này đã viết một bài ý kiến cho Fairfax Media, nói rằng mẹ cô đã bắt đầu “đặt câu hỏi về quyền hành nghề luật của mình - và quyền được sống ở đất nước này với tư cách là một người phụ nữ da màu”.

Gia đình họ đã không thể xác định người gửi mảnh giấy đó, và Maneesha cho biết mẹ cô đã không xử lý bất kỳ vụ việc gây tranh cãi nào tại thời điểm nhận được nó.

"Nó hoàn toàn đến một cách bất ngờ và không có lý do nào để bất cứ ai gửi nó tới," cô Maneesha nói.

"Đó là một sự ngạc nhiên, và nó đã ảnh hưởng rất mạnh đến mẹ tôi, và khiến bà cảm thấy rất buồn."

Kể từ khi công khai mảnh giấy phân biệt chủng tộc đó, cô Maneesha nói rằng gia đình cô đã nhận được rất nhiều tình cảm và sự ủng hộ từ bạn bè, gia đình và cả những người hoàn toàn xa lạ.

"Chúng tôi nhận ra rằng dù người gửi mảnh giấy đó là ai thì những suy nghĩ đó không được phản ánh bởi đa số người dân Úc," cô nói.

"Chúng tôi không ngạc nhiên khi nhận được sự ủng hộ đó, nhưng dù vậy thì đôi khi tôi vẫn nghĩ rằng vẫn có những người ngoài kia nghĩ theo cách này."

Maneesha cho biết cô đã bị chửi rủa phân biệt chủng tộc ở trường vì là người gốc Ấn Độ, nhưng em gái của cô thì đã không trải qua điều đó nhiều.

"Trên bề mặt, có vẻ như mọi thứ đang trở nên tốt hơn," cô Maneesha nói.

“Tuy nhiên cách phân biệt chủng tộc đã thay đổi chứ không biến mất. Nó có thể là phân biệt chủng tộc 'bình thường', nó có thể được đăng trực tuyến thay vì nói trực tiếp, nhưng nó vẫn tồn tại."

Theo: Báo Úc

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.