Hỗn loạn vào dịp Black Friday ở Mỹ
Hỗn loạn quá...
Vào ngày Black Friday tại Mỹ, người tiêu dùng chen lấn, giẫm đạp để được mua hàng với giá ưu đãi. Nhiều người đòi tẩy chay ngày này vì làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ.
Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn diễn ra vào thứ năm thứ tư của tháng 11. Trong những năm 1950, 1960, giới kinh doanh Mỹ đã sử dụng thuật ngữ Black Friday để quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng loạt giảm giá với ưu đãi lớn để thu hút khách hàng. Nhiều cửa hàng thậm chí mở cửa từ nửa đêm hoặc bán hàng từ Lễ Tạ Ơn. Ảnh: Getty Images.
Black Friday đã tồn tại hàng thập niên và lan rộng sang các quốc gia bên ngoài Mỹ, nhưng không phải người mua hàng nào cũng thích dịp này. Lý do là nhiều khách hàng chán ghét cảnh chen lấn, xô đẩy ở các cửa hàng tạp hóa vào ngày Black Friday. Không ít người thậm chí kêu gọi tẩy chay ngày lễ mua sắm này. Ảnh: Timeline.
Năm 2008, một đám đông khoảng 2.000 người ở Valley Stream (New York, Mỹ) chờ đợi bên ngoài siêu thị Walmart từ lúc 5 giờ sáng. Khi cửa mở, đám đông vỡ òa, đổ xô vào bên trong và khiến một nhân viên 34 tuổi bị giẫm đạp đến thiệt mạng. Những người mua hàng thậm chí không quan tâm đến nạn nhân bởi họ đã phải chờ đợi bên ngoài quá lâu. Ngay cả khi cảnh sát đến và cố gắng cứu người đàn ông, đám đông vẫn tiếp tục xô đẩy, chen lấn. Một số người khác bị thương nhẹ, bao gồm một phụ nữ mang thai, theo Fox News. Ảnh: Yahoo.
Trong ngày Black Friday năm 2010, CNN đưa tin một phụ nữ ở Madison (Wisconsin, Mỹ) đã bị bắt giữ bên ngoài cửa hàng Toys ‘R’ Us vì phá hàng và dọa bắn những người mua khác sau khi bị họ phản đối. Ảnh: Getty Images.
Cũng trong năm này, một tình nguyện viên ở Toys for Tots cũng bị đâm bởi một tên trộm giả làm khách mua hàng. Một người đàn ông khác ở Buffalo (New York, Mỹ) bị giẫm đạp khi xếp hàng vào cửa hàng Target, theo CNN. Vụ việc gợi nhớ đến cái chết thương tâm của nhân viên bán hàng của siêu thị Walmart hồi năm 2008. Ảnh: CNN.
Năm 2011, một phụ nữ tại Walmart ở Porter Ranch (California, Mỹ) đã xịt hơi cay vào người mua hàng, khiến 20 người bị thương nhẹ. Trong một vụ việc khác, một người đàn ông 61 tuổi bị giẫm đạp và bỏ mặc cho đến chết vào ngày Black Friday. Ảnh: Bgr.
Nạn nhân Demond Cottman, 21 tuổi, bị bắn chết bên ngoài một cửa hàng Macy ở New Jersey (Mỹ) vào 1 giờ sáng ngày Black Friday năm 2016. Một vụ nổ súng tại Trung tâm thương mại Wolfchase Galleria cũng diễn ra cùng ngày khiến một người đàn ông khác bị thương, theo Wreg. Ảnh: Daily Mail.
Ngày Black Friday năm ngoái, tại Riverchase Galleria ở Hoover (Alabama, Mỹ), Emantic Fitzgerald Bradford Jr. đã bị một nhân viên an ninh bắn chết sau khi hai người bị thương vì một vụ nổ súng. Hôm thứ bảy, cảnh sát thông báo anh này không phải người nổ súng dù vẫn liên quan đến vụ việc này. Ảnh: Daily Mail.
Cùng với sự bùng nổ của Black Friday ở các quốc gia bên ngoài Mỹ, tình trạng chen lấn, xô đẩy vào ngày lễ mua sắm cũng diễn ra từ Colombia, Hungary đến Trung Quốc, Brazil. Ảnh: CBS.
Tuy vậy, nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, Black Friday đã không còn “điên cuồng” như trước. “Black Friday không còn là dịp mà người mua hàng phải đợi chờ trong giá lạnh và chen lấn nhau ở cửa hàng, mà đôi khi các giao dịch còn không được chấp nhận”, nhà sáng lập kiêm CEO Coresight Research Deborah Weinswig nhận định. Ảnh: Getty Images.
Giờ đây, người mua hàng có thể ngồi ở nhà, so sánh giá cả của các mặt hàng bằng cách lướt ngón tay trên màn hình điện thoại, không còn chen lấn, xô đẩy, xếp hàng ngoài trời lạnh hay thậm chí bỏ mạng vì bị chen lấn, xô đẩy. Ảnh: Medium.
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.