RSS

Hướng dẫn định cư: Làm thế nào học nghề tại Úc

07:00 05/08/2019

Đối với một người trẻ di dân, việc học nghề là một cách thức tốt nhất để khởi đầu một nghề nghiệp tại Úc.

Việc học nghề bao gồm thời gian làm việc có trả lương khi huấn luyện và cũng có thể hoàn tất công việc toàn thời gian, bán thời hoặc trong lúc còn đang theo học ở trường.

Việc học nghề là một phương cách lý tưởng để kiếm tiền, học hỏi và xây dựng cuộc sống tại một quốc gia mới.

Việc huấn luyện bao gồm kinh nghiệm thực hành, cùng với một chủ nhân.

Thời gian học nghề thường kéo dài từ 2 đến 4 năm, để hoàn tất và dẫn đến việc đạt được một chứng chỉ được công nhận trên toàn quốc, trong nhiều nghề nghiệp.

Bà Meredith Stuebe, thuộc Trung tâm Tài nguyên Di Dân thuộc Miền Tây Sydney cho biết, tổ chức của bà là một nơi tốt đẹp để bắt đầu tìm kiếm việc học nghề.

"Chúng ta có một số khách hàng trẻ tuổi đến hỏi chúng tôi về việc làm thế nào để được học nghề và chúng tôi giới thiệu họ hoặc đến trường TAFE, hay một cơ sở tư nhân và khuyến khích ho tìm kiếm một chủ nhân qua việc quen biết riêng của họ hay trên các trang mạng".       

Bà nói rằng các nhân viên thuộc Trung tâm Tài nguyên, sẵn lòng giúp đỡ các di dân trẻ, trong việc soạn thảo một bàn sơ yếu lý lịch, thế nhưng bà thấu hiểu là tình trạng không thông thạo Anh ngữ, có thể làm chậm lại tiến trình tìm được việc làm và việc học nghề.

"Tiếng Anh là chuyện khó khăn và đó là lý do vì sao những người trẻ tìm công việc khá chậm chạp, trong lúc họ cố gắng trau giồi khả năng Anh ngữ".    

Tổ chức cung cấp việc huấn luyện lớn nhất nước Úc là trường TAFE, viết tắt của Technical and Further Education.

Ông Craig Robertson, là Tổng Giám Đốc hệ thống TAFE tại Úc.

Ông cho biết các di dân trẻ tìm cách học nghề, nên liên lạc với một cố vấn về nghề nghiệp của TAFE tại địa phương và thảo luận về những gì họ muốn tiến bước.

Cố vấn nghề nghiệp sau đó, sẽ tìm cách giới thiệu họ với các chủ nhân, đang tìm người học việc.

Ông cho biết, các trường TAFE cũng giúp đỡ những người mới đến Úc, bằng cách cải thiện khả năng Anh ngữ của họ.

"Một nghĩa vụ đối với mọi tổ chức đăng ký để huấn luyện bao gồm cả TAFE, dĩ nhiên là nếu người ta có những khó khăn khi nói vả viết tiếng Anh, họ có thể tổ chức các khóa huấn luyện bổ túc để giúp họ trong việc nầy".

Hệ thống trường TAFE tại Úc, điều hành hơn 1 ngàn cơ sở thuộc các địa điểm tại thành phố, địa phương và những vùng xa xôi.

Trường TAFE được biết đến, như một trường cao đẳng hay một học viện, tùy thuộc vào tiểu bang hay lãnh thổ.

Ông Craig Robertson cho biết, có nhiều nghề nghiệp bắt đầu từ trường TAFE.

"Trường TAFE tại Úc đào tạo những ngành nghề  liên quan đến 60 đến 70 phần trăm công việc trong nền kinh tế Úc".

"Các công việc nầy từ xây dựng và kiến trúc, thế nhưng có thể là các dịch vụ thương mại, có thể là giữ trẻ, chăm sóc người cao niên, khóa học y tá và một loạt các ngành học khác".

"Điều tốt nhất cho hầu hết những người mới đến, là các khóa học TAFE là miễn phí", Craig Robertson.

Đối với những người mới đến Úc, điều tốt nhất cho họ là các khóa học của trường TAFE là miễn phí.

"Đặc biệt đối với những người mới đến, chính phủ trả phần lớn các khóa học, việc nầy thay đổi một chút tùy các tiểu bang và lãnh thổ, thế nhưng nếu một người được sự hỗ trợ của chính phủ trong một số hình thức nào đó, thì thường thường là họ được miễn phí". 

"Một trong những vấn đề lớn nhất, là tìm ra một chủ nhân nhận họ làm việc và đó rõ ràng là bước đầu tiên để được học nghề và tôi nghĩ, nếu có thêm sự hỗ trợ cho những người mới đến, thì đó quả là việc giúp đỡ lớn lao", Meredith Stube.

Trong khi đó, Hệ thống Học Nghề Toàn quốc là một tổ chức tư nhân, đề ra vấn đề học việc.

Bà Lauren Tiltman là giám đốc của tổ chức nói trên và giải thích tổ chức của bà, có thể mang lại cho các học viên.

"Tổ chức của chúng tôi phụ trách khoảng 50 cơ sở chuyên môn, trong việc xử dụng những người học nghề".

"Họ xử dụng khoảng 25 ngàn học viên trên khắp nước Úc".

"Có khoảng 12 phần trăm trong số họ, làm việc với một trong các thành viên của chúng tôi", Lauren Tiltman.         

Bà cho biết các công ty thành viên thuộc tổ chức của bà, nhắm vào việc huấn luyện theo cấp bậc, cho nhiều cơ sở kỹ nghệ.

"Kiểu mẫu của việc huấn luyện theo nhóm, là một tổ chức thành viên xử dụng một người với tư cách là một người học nghề và họ cũng có các tổ chức liên hệ, dạy họ theo những đòi hỏi của công việc".

"Vì vậy nếu một số người muốn trở thành thợ máy xe hơi, thì các thành viên của chúng tôi sẽ xử dụng họ, thế nhưng họ phải đến học tại một xưởng thợ, để có những kinh nghiệm khi làm việc", Lauren Tiltman.             

Bà cho biết các thành viên thuộc tổ chức của bà, rất vui lòng mang lại cho những người trẻ di dân và những người mới đến, khả năng về nghề nghiệp và tìm việc làm.

"Vì vậy mục tiêu của họ là sẵn sàng nhận người, vốn trước đây chưa làm việc, để gia nhập thị trường lao động và đặc biệt những người có các nhu cầu thêm nữa, hoặc do trở ngại ngôn ngữ hay là người có khuyết tật, hoặc là một người di dân".

"Họ rất chuyên môn và có thể hỗ trợ cho những người đó", Lauren Tiltman.

Bà cho biết có những chỗ trống, cho những người học việc trong nhiều ngành kỹ nghệ ở Úc và các công việc thường được quảng cáo, trên trang mạng xã hội hay trên internet.

Tuy nhiên bà Meredith Stube, thuộc Trung tâm Tài nguyên Di Dân vùng Miền Tây Sydney không lạc quan lắm, về viễn tượng công việc cho những di dân trẻ.

Bà nghĩ rằng, chính phủ có thể làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người mới đến, trong các công việc làm cũng như chuyện học nghề.

"Tôi nghĩ có một viễn tượng về việc cải thiện trong lãnh vực nầy".

"Một trong những vấn đề lớn nhất, là tìm ra một chủ nhân nhận họ làm việc và đó rõ ràng là bước đầu tiên để được học nghề và tôi nghĩ, nếu có thêm sự hỗ trợ cho những người mới đến, thì đó quả là việc giúp đỡ lớn lao", Meredith Stube.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.