Jantelagen: Tại sao người Thụy Điển không đàm luận về thành công, tiền bạc của mình
Ở nhiều quốc gia, thu nhập cao và khối tài sản lớn là điều đáng tự hào. Tuy nhiên tại Thụy Điển có một quy tắc văn hóa ngầm có tên là Jantelagen ngăn mọi người bàn luận quá sâu về tài chính của bản thân.
Những người giàu không thích khoe khoang
Trong khu phố giàu có Östermalm ở trung tâm Stockholm, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh xa xỉ như du thuyền riêng đậu trên bến tàu, đại lộ rợp bóng cây xanh với những khu đất đắt đỏ, cũng như các cửa hàng độc quyền, văn phòng sang trọng… Khu vực này đầy ắp những người thu nhập cao tại Thụy Điển nhưng có một điều thú vị là chẳng mấy ai nói nhiều đến thu nhập của mình.
PV BBC cố gắng trò chuyện với những người trẻ giàu có trên đường phố về tài chính. Khi không ghi âm, người ta vui lòng nói về ngôi nhà thứ hai của mình, về du thuyền gia đình, xe thể thao nhưng khi được yêu cầu bình luận chính thức thì không ai muốn trả lời.
Khi PV phỏng vấn, anh Robert Ingemarsson, 30 tuổi, hiện đảm nhận chức vụ marketing cao cấp cho biết: “Tôi sẽ không nói cho bạn biết mình kiếm được bao nhiêu tiền vì tôi không có lý do để làm vậy”. Khi được hỏi anh làm gì với số tiền của mình, Robert chỉ đơn giản trả lời: “Tôi đầu tư vào cổ phiếu. Tôi thích công việc này”.
Victor Hesse, 24 tuổi, tiết lộ mình sắp tham dự một chương trình tài năng quốc tế cho thương hiệu lớn của Thụy Điển. Nhưng khi được hỏi về mức lương của mình, anh ấy nói: “Đó là bí mật”.
Ở nhiều nước, người ta nói về sự giàu có như một điều đáng tự hào còn ở Thụy Điển, mọi người không thoải mái và cho rằng “làm vậy giống như khoe khoang” (đây là câu trả lời khá phổ biến với nhiều người).
Bởi vì tại Thụy Điển có một quy tắc xã hội bất thành văn gọi là Jantelagen.
Văn hóa Jantelagen
Jantelagen (luật Jante) là bộ quy tắc hành xử ở các nước xứ Bắc Âu nhấn mạnh sự khiêm nhường, không đặt mình quá khác người, hay đề cao tham vọng bản thân vì điều đó không đáng và cũng không phù hợp.
Lola Akinmade Åkerström là một học giả nghiên cứu văn hóa Thụy Điển đã sống tại Stockholm hơn 10 năm. Bà cho biết tiền bạc là một chủ đề rất nhạy cảm tại quốc gia này. Lola giải thích khoe khoang về sự giàu có, hay chia sẻ về mức thu nhập với người lạ là một điều cấm kỵ đối với nhiều người dân tại quốc gia Bắc Âu này.
Bà đi sâu về chủ đề này trong cuốn sách Bí Mật Sống Tốt Của Thụy Điển. “Jantelagen là một quy tắc xã hội bất thành văn tồn tại ở Thụy Điển cùng nhiều quốc gia Bắc Âu khác”, bà Akerstrom giải thích “Mọi người không tỏ ra hào nhoáng và không khoe khoang thái quá. Đó là cách để tạo ra sự bình đẳng cho tất cả người dân, giúp loại bỏ các nguồn cơn gây căng thẳng trong cộng đồng”.
Cô Stina Dahlgren, 28 tuổi, là phóng viên Thụy Điển hiện đang sống ở Mỹ cũng cùng quan điểm này. “Ở Mỹ, khi bạn khoe bạn kiếm được rất nhiều tiền, mọi người đều chúc mừng bạn và nói ‘Bạn thật tuyệt, làm tốt lắm’. Nhưng ở Thụy Điển nếu bạn nói mình kiếm được bao nhiêu tiền, mọi người sẽ nghĩ bạn thật kỳ cục. Bạn không nên hỏi về thu nhập hay tiền bạc”, cô chia sẻ.
Nhiều nhà bình luận văn hóa cho rằng phần lớn luật Jantelagen có thể đến từ một quy ước văn hóa có nguồn gốc sâu xa Bắc Âu gọi là Jantelagen, nó đề cao ý tưởng không bao giờ nghĩ rằng mình hơn bất kỳ ai khác và nêu danh những người vi phạm quy ước này.
Tiến sĩ Stephen Trotter, một học giả người Na Uy-Scotland nói rằng quan điểm này đã tồn tại ở Bắc Âu, đặc biệt ở vùng nông thôn, trong nhiều thế kỷ. “Jantelagen là một cơ chế kiểm soát xã hội,” ông lập luận. “Không chỉ là về sự giàu có, mà còn về việc không nên tỏ ra mình hiểu biết hơn hoặc cư xử hơn thực trạng của mình.”
Jantelagen của hiện tại
Điều trớ trêu là Jantelagen đang bị ngày càng nhiều giới trẻ thuộc tầng lớp giàu có ở Thụy Điển chỉ trích. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, facebook, instagram, ngày càng có nhiều hơn những người trẻ thích nói về sự giàu có và thành công của mình.
Thêm vào đó, bà Lola nhận định Jantelagen đang ít phổ biến hơn do sự xuất hiện của làn sóng người nhập cư. Ở Thụy Điển, một trong những quốc gia có dân số đa dạng nhất ở Bắc Âu, khoảng 25% người dân sinh ra ở nước ngoài hoặc có cả bố lẫn mẹ là người nước ngoài. “Điều mà những nền văn hóa khác mang lại là ăn mừng sự thành công, đề cao những người tài giỏi có kỹ năng” bà cho biết thêm.
Giáo sư Cornelius Cappelen tại Thụy Điển cho biết việc văn hóa Jatenlagen có biến mất khỏi đây không vẫn còn là một nghi vấn, tuy nhiên ông hy vọng khía cạnh tốt đẹp của đạo luật, đề cao tính khiêm nhường trong giao tiếp và lối sống sẽ vẫn tiếp tục phát triển, nhưng khía cạnh như hạ thấp bản thân quá mức sẽ lụi tàn.
Trong khi đó, một số người nhập cư đến Thụy Điển cho biết họ rất thích Luật Jantelagen. Cô Natalia Irribara, người Chile 35 tuổi, đã chuyển đến Stockholm 3 năm trước chia sẻ:
“Tôi nghĩ ở Chile chúng tôi có một xã hội quá coi trọng thành tựu cá nhân như trình độ học vấn, thể thao, vẻ bề ngoài xinh đẹp, xe hơi, trường học, nhà cửa”, cô nói. Khi sống ở Thụy Điển, hàng xóm của cô không bao giờ khoe khoang những chuyện kiểu như “Ồ, nhìn xem tôi được lên bìa tạp chí này”, cô cũng có một người hàng xóm là nhiếp ảnh đã có những thành tích tuyệt vời nhưng họ cũng không hề khoe khoang.
“Đối với tôi sự khiêm tốn là thực sự quan trọng, và điều tôi thích ở Thụy Điển là với Jantelagen, những thứ vật chất không quan trọng đến thế.”
Nguồn: Dkn.tv
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.