Không muốn c.hết sớm thì đừng ngủ nhiều
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ có hại, ngủ nhiều còn nguy hiểm hơn.
Theo một nghiên cứu của ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, tiến hành trên 133.608 người trưởng thành từ 40-69 tuổi, những người ngủ nghiều có nguy cơ chết sớm hơn so với những người ngủ đủ và thiếu ngủ.
Nghiên cứu cho thấy 11% nam giới ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày, 1,5% ngủ nhiều hơn 10 giờ. Tỷ lệ này ở phụ nữ là 13% và 1,7%.
Thiếu ngủ khiến con người bị suy giảm sức khỏe, mắc các bệnh liên quan đến stress, tim mạch. Nhưng những người ngủ trên 10 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong tăng lên đến 28% ở nam giới và 40% ở nữ. Các ca tử vong liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường type 2.
Ở nam giới, nếu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày thì nguy cơ tử vong vì các lý do trên tăng 12%. Phụ nữ không gặp vấn đề với 3 căn bệnh trên nếu thiếu ngủ, tuy nhiên, họ sẽ dễ mập hơn khi bước vào tuổi trung niên.
Các nhà khoa học cho rằng thời gian ngủ ảnh hưởng đến các hormone liên quan đến sự thèm ăn, lượng calo và sử dụng năng lượng. Việc ngủ quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến các hệ thống này và gây ra những căn bệnh nói trên.
Tác giả chính của nghiên cứu, Claire Kim khuyên mọi người hãy ngủ từ 7-8 giờ/ngày để có được sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm tin 14 lầm tưởng lớn nhất về giấc ngủ, có điều mang hậu quả tai hại nhưng ai cũng mắc phải
Với những hiểu biết cơ bản trong cuộc sống, còn rất nhiều điều con người chưa thực sự hiểu đúng về giấc ngủ.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi "tại sao" con người phải ngủ, như giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học Matthew Walker của trường đại học California tại Berkeley đã giải thích trong cuốn sách "Why We Sleep: Unlocking the Power of Sleep and Dreams" (Tại sao chúng ta ngủ: Giải mã bí ẩn của giấc ngủ và những giấc mơ).
Chúng ta hiện đã có đáp án tốt hơn cho câu hỏi này. Chúng ta biết rằng giấc ngủ giúp cho việc phục hồi hệ miễn dịch, cân bằng lượng hoóc môn, giảm nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, hay loại bỏ các độc tố từ não bộ, …
Giáo sư Walker viết: "Chúng ta không cần phải thắc mắc về những lợi ích của giấc ngủ. Thay vào đó, chúng ta nên tự hỏi rằng liệu một giấc ngủ ngon có gây ảnh hưởng xấu cho bất kỳ chức năng sinh học nào không. Kết quả của hàng nghìn nghiên cứu cho đến nay vẫn đưa ra câu trả lời là "không".
Tuy hiện nay con người đã có hiểu biết sâu rộng hơn về giấc ngủ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những lầm tưởng. Phần lớn những lầm tưởng này xuất phát từ việc không hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ; số khác là do con người cố ý tạo ra phục vụ cho mục đích bán những sản phẩm cải thiện giấc ngủ hàng đêm.
Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về giấc ngủ và sự thật.
1. Lầm tưởng: Bạn có thể thức dậy sớm
Bạn có thể thức dậy sớm hơn vào mỗi sáng (Shutterstock).
Nếu dành thời gian truy cập internet thì bạn chắc chắn sẽ đọc được một số bài viết như là "Bạn có thể hoàn thành rất nhiều việc nếu bạn bắt đầu thức dậy lúc 4:30 mỗi ngày".
Nhưng sự thật lại phức tạp hơn nhiều.
Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ hoóc môn của bạn trong ngày như liệu bạn là người thường xuyên ngủ sớm để thức dậy sớm vào mỗi buổi sáng hay là một "con cú đêm", hay bạn có một thói quen sinh hoạt khác. Đồng hồ sinh học của bạn thay đổi theo nhịp sống và chịu tác động của các yếu tố như ánh sáng và di truyền.
Các nhà nghiên cứu cho biết: Trong khi hầu hết mọi người có thể tự điều chỉnh đồng hồ sinh học của họ (nếu bạn muốn tỉnh táo vào mỗi buổi sáng thì hãy thử đón nhận ánh sáng mặt trời) thì vẫn có một giới hạn cho sự thay đổi ấy. Với một số người, việc thức dậy sớm (hay đi ngủ muộn) hoàn toàn nằm ngoài khả năng.
2. Lầm tưởng: Bạn có thể ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm
Bạn có thể ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm (Shutterstock/mimagephotography).
Nếu bạn không thể tỉnh táo và cần một tách cà phê mỗi sáng thì chứng tỏ bạn đã không ngủ đủ giấc.
Các nhà khoa học như giáo sư Walker cho biết nếu bạn muốn tìm hiểu thời gian cần thiết cho một giấc ngủ thì bạn nên dành khoảng một tuần thử để cho bản thân ngủ thiếp đi vì quá mỏi mệt và sau đó thức dậy một cách tự nhiên mà không cần đến chuông báo thức.
Kết quả chỉ ra rằng phần lớn mọi người đều cần khoảng từ 7 đến 9 tiếng cho giấc ngủ ban đêm. Có một số ít người vì lí do sinh học nên cần thời gian ngủ nhiều hoặc ít hơn. Tuy nhiên, theo thống kê, có thể chắc chắn rằng bạn không phải là một trong số đó.
Nhiều người thường nghĩ rằng họ có thể ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm bởi sau một vài ngày hay một vài tuần ngủ với thời gian 5 hoặc 6 tiếng, họ bắt đầu cảm thấy "bình thường". Nhưng thực tế ngay cả khi những người đó cho rằng họ đã điều chỉnh được đồng hồ sinh học của mình thì kết quả kiểm tra lại chỉ ra rằng họ đang ở trong trạng thái suy nhược.
3. Lầm tưởng: Hậu quả lâu dài của việc thiếu ngủ là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi
Hậu quả lâu dài của việc thiếu ngủ là mệt mỏi (Matt Cardy/Getty Images).
Bạn cảm thấy mệt mỏi. Đây không phải vấn đề lớn, phải không?
Thật không may, điều đó không phải như thế. Giáo sư Walker cho biết giấc ngủ đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của bạn.
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một loạt những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, bao gồm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ ung thư, suy nhược và lo lắng, bệnh tim mạch và hội chứng Alzheimer.
4. Lầm tưởng: Ngáy ngủ gây khó chịu nhưng không phải là vấn đề lớn
Ngáy ngủ không phải là vấn đề lớn (Chris McGrath/Getty Images).
Nếu bạn thường xuyên ngáy ngủ vào buổi đêm (không chỉ khi bạn bị cảm lạnh), bạn nên tới khám một chuyên gia.
Theo bênh viện Cleveland Clinic của Mỹ, ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của việc bạn đang ngưng thở khi ngủ, một trong những rối loạn giấc ngủ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Ngáy ngủ xuất hiện khi không có luồng khí đi vào phổi, nó có thể làm căng cơ tim và dẫn đến những vấn đề tim mạch khác cũng như làm tăng cân.
May mắn thay, ngưng thử khi ngủ có thể điều trị được và những người đã được chữa khỏi cho biết họ bắt đầu ngủ ngon hơn vào mỗi buổi sáng.
5. Lầm tưởng: Bạn có thể ngủ bù vào cuối tuần
Bạn có thể ngủ bù vào cuối tuần. (Shutterstock)
Nếu bạn đã trải qua một tuần thức khuya dậy sớm, bạn sẽ nghĩ rằng bạn có thể ngủ bù vào những ngày cuối tuần.
Thật không may, nhà nghiên cứu nhịp điệu sinh học Till Roenneberg đã giải thích trong cuốn sách "Internal Time: Chronotypes, Social Jet Lag, and Why You're So Tired" (Thời gian sinh học: nồng độ hoóc môn, hiện tượng lệch múi giờ do xã hội và lí do bạn cảm thấy mệt mỏi) rằng duy trì một thời gian biểu phù hợp sẽ đem lại lợi ích lớn cho cơ thể của bạn.
Bạn có thể thả lỏng cơ thể nhiều hơn bằng cách "ngủ nướng" vào những ngày cuối tuần, nhưng điều này có thể khiến bạn khó ngủ hơn trong tuần (nó giống như việc thay đổi múi giờ).
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự bị mất ngủ và có thể cố gắng nằm nhắm mắt thêm một vài giờ thì hãy làm như vậy. Đây không phải là giải pháp lâu dài và không thể giải quyết tất cả các vấn đề của việc thiếu ngủ, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó tốt hơn là việc thức dậy với đôi mắt lờ đờ.
6. Lầm tưởng: Các loại thuốc ngủ như thuốc an thần giúp bạn ngủ ngon
Thuốc an thần có thể giúp bạn ngủ ngon (Shutterstock/ruigsantos).
Có thể dễ dàng thấy được tác dụng của thuốc ngủ đối với những người đang vật lộn với chứng mất ngủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia về chăm sóc giấc ngủ cảnh báo rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra sau khi bạn sử dụng thuốc ngủ, đây không còn là giấc ngủ tự nhiên nữa- và nếu bạn nhìn vào điện não đồ của những người thường xuyên sử dụng thuốc ngủ như thuốc an thần, họ không bao giờ có giấc ngủ thực sự.
Theo như giáo sư Walker viết trong cuốn sách của ông, những người dùng thuốc ngủ không bao giờ cảm thấy tỉnh táo, họ cũng không thể ngủ ngon giấc. Họ sẽ bị trầm cảm.
Một số "tác dụng phụ" của thuốc ngủ có thể gây hại. Các nghiên cứu nhận định rằng thuốc an thần có thể làm suy yếu sự kết nối của các tế bào não đồng thời gây suy giảm trí nhớ theo thời gian.
Hơn nữa, những người đã ngưng sử dụng thuốc ngủ thường bị mất ngủ trở lại dẫn đến việc họ phải tái sử dụng thuốc ngủ sau đó.
7. Lầm tưởng: Dậy sớm để làm việc sẽ tốt hơn so với việc đi ngủ
Dậy sớm tập thể dục sẽ tốt hơn (Shutterstock/Dean Drobot).
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của bạn, Nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng bạn không nên bỏ qua giấc ngủ để tập thể dục.
Bạn nên nhớ rằng giấc ngủ rất cần thiết cho việc hồi phục cơ thể sau khi bạn tập thể dục. Bạn chỉ cảm thấy khỏe mạnh hơn khi bạn nghỉ ngơi hợp lý; tập thể dục là quá trình tổn thương cơ thể bạn để có thể khôi phục lại nó ở trạng thái khỏe mạnh hơn.
Ngay cả các tế bào cơ của bạn cũng có đồng hồ sinh học. Nếu bạn không tỉnh táo, cơ bắp của bạn sẽ không thể khỏe mạnh vì chúng không nhận được tác động tích cực từ việc tập thể dục.
8. Lầm tưởng: Bạn sẽ nuốt vài con nhện mỗi năm trong lúc ngủ
Bạn sẽ nuốt vài con nhện trong lúc ngủ (AMNH\R. Mickens).
Theo truyền thuyết, mỗi năm sẽ có tám con nhện bò vào miệng trong lúc bạn ngủ và bạn không thể làm gì trong trường hợp ấy.
Thật may mắn cho những người sợ nhện vì điều đó hoàn toàn không có thật. Nếu chúng ta hét lên trong giấc ngủ thì đó là biểu hiện của chứng sợ nhện.
9. Lầm tưởng: Biểu hiện duy nhất của chứng mất ngủ là bạn không thể đi vào giấc ngủ
Biểu hiện duy nhất của mất ngủ là khó ngủ (Mita Stock Images/Shutterstock).
Theo tổ chức chăm sóc giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, khó ngủ là một triệu chứng của bệnh mất ngủ, tuy nhiên nó không phải biểu hiện duy nhất. Các triệu chứng khác bao gồm việc khó trở lại giấc ngủ sau khi đã thức giấc, trằn trọc suốt đêm, thậm chí là cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ.
Có thể xác định các triệu chứng của bệnh mất ngủ là bước đầu tiên trong quá trình trị bệnh.
10. Lầm tưởng: Nếu bạn tỉnh giấc vào nửa đêm, bạn chỉ nên nằm trên giường
Nếu tỉnh giấc vào lúc nửa đêm bạn nên nằm trên giường (Shutterstock/Marcos Mesa Sam Wordley).
Theo các chuyên gia, nếu bạn có thể thư giãn trên giường thì bạn sẽ dễ dàng trở lại giấc ngủ hơn. Nhưng nếu bạn bắt đầu suy nghĩ triền miên hay đơn giản là không thể ngủ tiếp thì bạn không nên cố gắng ngủ thêm.
Nếu thời gian ngủ còn hơn 20 phút, bạn nên đi làm một việc gì đó. Nhưng hãy tránh xa những thứ khiến bạn kích động hay những thiết bị như máy tính, điện thoại hay ti vi, thay vào đó bạn hãy đọc một cuốn sách hoặc uống một chút trà.
11. Lầm tưởng: Uống rượu trước khi đi ngủ không có hại
Uống rượu trước khi đi ngủ không có hại (Shutterstock/Roman Samborskyi).
Một chén rượu trước khi đi ngủ có thể giúp bạn hưng phấn và ngủ ngon hơn phải không?
Thật không may, phương pháp này đã lỗi thời sau khi chúng ta hiểu biết hơn về giấc ngủ. Nghiên cứu cho biết uốn rượu trước khi ngủ có thể khiến chúng ta dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc.
Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon, bạn nên tránh xa rượu ít nhất vài tiếng trước khi ngủ.
12. Lầm tưởng: Melatonin sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Melatonin sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn (Justin Sullivan/Getty Images).
Nếu thuốc ngủ không tốt thì có thể thay thế bằng một loại hoóc môn tự nhiên? Trên thực tế, cơ thể bạn sẽ tự sản xuất ra một loại hoóc môn là melatonin như một "tín hiệu" thông báo rằng đã đến lúc bạn nên đi ngủ.
Nhưng các nghiên cứu về melatonin không nhận được sự ủng hộ. Trước hết bởi vì chúng không thực sự giúp con người ngủ ngon. Theo giáo sư Walker, một số nghiên cứu cho biết nhiều người đã ngủ thiếp đi sau vài phút sử dụng hoóc môn melatonin, nhưng tốt nhất nên dùng giả dược.
Các loại thuốc bổ trợ tại Mỹ cũng không được kiểm soát chặt chẽ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng melatonin trong các loại thuốc bổ trợ có thể không được liệt kê hoặc cũng có thể gấp năm lần lượng liệt kê trên bao bì.
13. Lầm tưởng: Có thể sử dụng điện thoại vào ban đêm khi đã tắt ánh sáng xanh
Có thể sử dụng điện thoại vào ban đêm khi đã tắt ánh sáng xanh (Shutterstock).
Hầu hết chúng ta đã từng nghe rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình có thể làm chúng ta tỉnh táo (bởi nó đã ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, một loại hoóc môn do não tiết ra khiến chúng ta buồn ngủ).
Điều đó dẫn tới sự bùng nổ của các sản phẩm ngăn chặn ánh sáng xanh bao gồm screen cover (phủ màn hình), kính và các ứng dụng giúp giảm lượng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị.
Các chuyên gia cho biết có lí do chính đáng khi nghĩ rằng với các sản phẩm trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại trước khi ngủ. Nhưng chỉ cần xem những gì xuất hiện trên chiếc điện thoại cũng đủ làm rối loạn giấc ngủ của bạn.
14. Lầm trưởng: Một số người không mơ ngủ
Một số người không mơ ngủ (Abbie Bernet / Unsplash)
Bạn có thể không nhớ rõ những giấc mơ, nhưng bạn vẫn có thể xác định chắc chắn rằng bạn đã mơ.
Có rất nhiều điều bạn không biết về giấc mơ. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết được rằng mình đã mơ suốt đêm. Theo giáo sư Walker, các giấc mơ thậm chí không bị giới hạn trong giấc ngủ REM (một giai đoạn của chu kỳ ngủ) cho dù đó là những giấc mơ sống động nhất.
Giáo sư Walker cho biết khi mơ ngủ, chúng ta sẽ có những cảm xúc và trải nghiệm y như ngoài hiện thực. Điều đó có lẽ rất quan trọng với sức khỏe tinh thần. Những giấc mơ cũng liên quan tới việc giải quyết các vấn đề và sự sáng tạo.
Chúng ta có thể không biết chính xác những gì xảy ra khi đang mơ. Nhưng nó dường như là trạng thái tự nhiên của con người- giống như giấc ngủ.
Theo Thời đại
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.