Không có bài tập về nhà, vui chơi cuối tuần thoải mái, vì sao nền giáo dục Mỹ vẫn đào tạo nên những nhân tài thực sự
Nếu như các thầy cô giáo tiểu học ở Mỹ giao bài tập về nhà cho học sinh, thì sẽ có rất nhiều bậc phụ huynh ý kiến phàn nàn: “Tại sao thầy cô lại giao cho con tôi nhiều bài tập như vậy, thế thì chúng sống sao nổi?”. Không có bài tập về nhà, trẻ được vui chơi cuối tuần thoải mái, tuy nhiên nền giáo dục Mỹ vẫn đào tạo nên những nhân tài thực sự.
Tôi có hai con gái, đứa lớn đang học lớp 11, đứa thứ hai đang học lớp 8. Kinh nghiệm học tập mà các con tôi có được tại môi trường giáo dục ở đây đại khái như sau: Từ khi con bắt đầu học mẫu giáo cho đến lớp bốn, sẽ không có bài tập về nhà; buổi chiều tan học là tan học, cuối tuần nghỉ ngơi là nghỉ ngơi, không phải lo lắng về chuyện học hành bài vở.
Nếu như thầy cô giáo giao bài tập về nhà cho học sinh, sẽ có rất nhiều bậc phụ huynh ý kiến, phàn nàn: “Tại sao thầy cô lại giao cho con tôi nhiều bài tập như vậy, thế thì chúng sống sao nổi? Hạnh phúc cả đời của các con là điều chúng tôi quan tâm hơn, xin thầy cô đừng để mỗi giây mỗi phút các con ở nhà đều chỉ dành làm bài tập. Cứ như vậy xin hỏi cuối cùng chúng sẽ là người hay thành một cái máy đây?”.
Và kết quả cuối cùng của sự bàn bạc trao đổi giữa nhà trường và gia đình là: Trong thời gian trẻ học mẫu giáo đến trước khi lên lớp 4 tiểu học, đều không được giao bài tập về nhà.
Không có bài tập về nhà, không thi cử, vậy trẻ em Mỹ học những gì?
Vậy thì trẻ em Mỹ có thi cử không? Trước khi vào lớp 4 thì các con không có thi cử gì. Đọc tới đây có lẽ các thầy giáo cô giáo và các bậc phụ huynh chúng ta sẽ cảm thấy kỳ lạ, không thi cử vậy các con được học điều gì?
Xin bạn hãy yên tâm, những điều mà các bé học được vào giai đoạn này rất có ý nghĩa. Bởi trong khoảng thời gian này, việc sắp xếp chương trình học thường tương đối rộng và bao quát.
Thậm chí từ khi còn học mẫu giáo, hàng năm con gái tôi đều được học các nội dung về khoa học, về xã hội, đạo lý nhân văn thông thường, học về phương diện ngôn ngữ, tổng cộng có 4 môn học. Mỗi môn học đều do giáo viên tự quyết định việc dùng tài liệu gì, giảng dạy nội dung gì. Ví dụ trong môn học về nhân văn, về xã hội, năm nay có thể các con sẽ được tìm hiểu các quốc gia châu Á, lịch sử của các quốc gia đó như thế nào…; sang năm các con lại được tìm hiểu về các quốc gia Châu Phi, Mỹ La Tinh…
Tùy theo mức độ từ mẫu giáo tới tiểu học, các bài giảng cũng như các giáo trình cũng dần dần sâu sắc và được nâng cao lên. Tuy nhiên, khoảng hai năm hoặc hơn hai năm một lần sẽ tìm hiểu xoay quanh về 5 châu lục một lần, và đây là một sự tìm hiểu bao quát khá rộng và đầy đủ.
Việc tập luyện, thực hành khả năng tư duy được người Mỹ coi trọng từ khi trẻ bắt đầu vào học mẫu giáo
Điều này được biểu hiện ở hai phương diện:
Thứ nhất là khả năng thuyết trình và biện luận trên lớp. Bắt đầu từ khi các con đi nhà trẻ, thầy cô giáo sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho con được thuyết trình. Trẻ sẽ tự trình bày ý kiến của mình về một vấn đề nào đó, chia sẻ về kinh nghiệm bản thân, hoặc tranh luận với các bạn khác.
Thứ hai là đào tạo những điều cơ bản nhất về phương pháp khoa học. Đa số nhà trường sẽ yêu cầu học sinh lớp 4, lớp 5 tiểu học có thể nắm được bản chất của phương pháp khoa học. Điều này không những có thể tạo cơ sở nền tàng cho quá trình học tập và nghiên cứu sau này của trẻ, mà còn chuẩn bị tư duy phương pháp luận cho chúng sau này, giúp chúng trở thành một công dân, một cử tri tốt của đất nước.
Điều này có nghĩa là gì? Tôi xin kể lại quá trình học của con gái tôi khi bé học lớp 4. Năm đó, giáo viên giành thời gian một năm để giảng cho các con thế nào là phương pháp khoa học, cụ thể về tư duy phân tích, chứng minh hoặc bác bỏ một vấn đề.
Bước đầu tiên mà chúng học được về phương pháp khoa học, đó chính là đặt câu hỏi và giả định; bước thứ hai là tìm dữ liệu liên quan dựa trên các vấn đề đã được nêu ra; bước thứ ba là phân tích, kiểm chứng tính xác thực của giả thuyết ban đầu; bước thứ tư là căn cứ vào kết quả phân tích kiểm tra để đưa ra giải thích và kết luận. Nếu kết luận giả thuyết ban đầu không đúng, thì giải thích sai ở đâu? Nếu kết luận giả thuyết ban đầu đưa ra là đúng, thì lý do là vì sao? Bước thứ năm là viết báo cáo và làm luận văn.
Quá trình này nghe qua thì có vẻ trừu tượng, tuy nhiên thầy cô giáo sẽ giành một năm để học sinh có thời gian thực tế và thực hành trải nghiệm công việc này.
Việc thực hành này không phải là một kỳ thi cử hay kiểm tra, mà là phương pháp học tốt nhất, giúp học sinh học được cách tư duy, rèn luyện trí não, tránh để bản thân bị người khác lừa gạt. Nhờ việc thực hành này mà có thể thu được lợi ích ở rất nhiều phương diện, nhất khả năng suy xét, khả năng tự đặt vấn đề, làm được điều này quả thực rất xuất sắc.
Ở trường tiểu học Mỹ, học sinh không phải thi cử, vậy chúng phải làm những gì?
Đối với từng môn học vào mỗi học kỳ, các con gái tôi đều phải làm các “chuyên đề”, những chuyên đề này bao gồm một số nội dung như sau:
Trước tiên là căn cứ vào sở thích và hứng thú của bản thân để lựa chọn một đề tài để nghiên cứu tìm hiểu và thuyết trình.
Thứ hai là phải tìm tư liệu, thu thập các số liệu có liên quan để nghiên cứu.
Thứ ba là sắp xếp những tư liệu đó làm thành một báo cáo.
Thứ tư là thuyết trình trước lớp về đề tài của mình trong vòng từ 5 tới 15 phút.
Việc đào tạo thuyết trình về một vấn đề nào đó bắt đầu được thực hiện khi bọn trẻ bắt đầu học mẫu giáo, vậy nên với chúng đây vốn không còn là điều gì quá xa lạ.
Khi con gái lớn của tôi học lớp 5, lúc đó cháu rất có hứng thú về đề tài khí hậu của Bắc Kinh, vậy nên trong môn xã hội học của mình con đã làm một chuyên đề nghiên cứu về đề tài này.
Trước tiên là thu thập số liệu lịch sử về lượng mưa, nhiệt độ trong 12 tháng của Bắc Kinh. Sau đó tính toán giá trị bình quân lượng mưa cao nhất và thấp nhất mỗi tháng, tính toán giá trị bình quân về nhiệt độ của tháng cao nhất và thấp nhất. Từ đó phân tích chỉ rõ những điều này có liên quan tới tình hình thiên văn, địa lý khác tại Bắc Kinh như thế nào. Cuối cùng là viết báo cáo và bài thuyết trình, rồi diễn thuyết phân tích báo cáo này trước lớp.
Tôi thật sự nhận thấy việc nghiên cứu thực tế và diễn thuyết quả là một cách đào tạo rất bổ ích đối với trẻ.
Trên thực tế, tính chất công việc nghiên cứu của con tôi ở trường tiểu học cũng gần giống như việc tôi làm đề tài nghiên cứu giáo sư vậy. Khi tôi nghiên cứu cũng phải lên mạng Interrnet tìm tài liệu, và con gái tôi với mỗi chuyên đề nhỏ của cháu cũng phải lên mạng Interrnet tìm tài liệu, nghiên cứu, viết luận văn, cũng tương tự như thế. Đó chính là sự ‘lợi hại’ của nền giáo dục Mỹ.
Bạn hãy suy nghĩ xem, một đứa trẻ Mỹ từ nhỏ đã có thể thành thục cách tư duy phân tích diễn thuyết như vậy, quả là không tầm thường. Như con gái tôi là một ví dụ, bây giờ nếu tôi chia sẻ với con gái về việc mình đang làm và yêu cầu được hỗ trợ, rất nhanh con có thể nắm bắt công việc và trở thành trợ lý nghiên cứu đắc lực của tôi.
Cũng chính bởi được đào tạo về khả năng tư duy như vậy, nên khi tôi thảo luận vấn đề nào đó với con gái mình, vừa nghe thấy bất kể điều gì, lập tức cháu có thể đặt câu hỏi, xem xét suy nghĩ kỹ lưỡng, sau đó có thể tìm ra chứng cứ để chứng minh vấn đề đó về mặt logic, thực tế, hoặc số liệu có hợp lý hay không. Thói quen này mặc dù rất đơn giản, nhưng khả năng tư duy độc lập này sẽ giúp các con sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp đại học không chỉ biết lắng nghe lời lãnh đạo như một cái máy. Đây là một sự khởi đầu tự nhiên và rất quan trọng cho chúng khi bắt đầu đi làm.
Đương nhiên trong nền giáo dục này của Mỹ, khả năng tư duy của trẻ được đạo tạo bồi dưỡng một cách rất tự nhiên. Tôi thường nghĩ rằng, xã hội Mỹ thật sự rất thú vị. Cho dù là người thông minh hay khờ khạo, cho dù là người có năng lực hay không có năng lực, mỗi người đều tự cảm thấy bản thân mình rất ‘lợi hại’, rất tự tin, trước một vấn đề nào đó đều đưa ra cao kiến của mình.
Cũng chính vì vậy, cứ trong 100 người Mỹ nếu ngẫu nhiên lựa chọn ra 80 người bất kỳ để hỏi họ về lý do họ muốn mua một món đồ nào đó, thì cả 80 người này đều có thể đưa ra rất nhiều lý do đủ để thuyết phục bạn về quyết định của họ. Đây cũng là lý do tại sao môn học quản lý phát triển thị trường xuất hiện, sinh ra và phát triển tại Mỹ.
Hệ thống giáo dục của Mỹ có thể cung cấp cho người ta vô số cơ hội tự biểu đạt suy nghĩ của mình như vậy. Vậy nên, sau khi những đứa trẻ Mỹ trưởng thành, đặc biệt là sau khi học xong bằng MBA, khi giới thiệu về sản phẩm hoặc đề tài nghiên cứu của mình, ít nhất sẽ không phải run hoặc mất tự nhiên tới mức không mở lời được trong lúc diễn thuyết trước lớp.
Thiết nghĩ, trong sự chuyển biến của nền kinh tế và xã hội như hiện nay ở Việt Nam, phương pháp giáo dục này là rất quan trọng.
Nền kinh tế Việt Nam nếu muốn phát triển nên chăng cũng cần học hỏi cách giáo dục như vậy. Đó là phương cách đào tạo bồi dưỡng nhân tài trí tuệ, cách giáo dục khơi nguồn cảm hứng phong phú, hoàn thiện nhân cách, và hình thành tư duy suy xét vấn đề của trẻ nhỏ.
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.