RSS

Làm Visa diện tay nghề vào Úc: Nạn nhân mất trắng $35,000 - $50,000 vào tay doanh nhân "nổi tiếng"

13:00 03/04/2018

Người bị tố cáo là một doanh nhân gốc Ấn nổi tiếng, từng chụp hình chung với các chính trị gia hàng đầu của Úc trong đó có cựu Thủ tướng Tony Abbott, thậm chí ông này lừa cả tiền của cậu cháu họ.

Theo ABC, một doanh nhân có tiếng, đã từng chụp hình chung với một số chính trị gia Úc, đã bị các lao động nước ngoài tố cáo lấy tiền nhưng không làm theo đúng hợp đồng di trú.

Người đàn ông gốc Ấn Độ này hiện đang bị điều tra vì cáo buộc nhận hàng chục ngàn đô la để giúp người ngoại quốc đổi lấy thị thực lao động có tay nghề, nhưng thực tế  thì khách hàng chẳng bao giờ nhận được visa đó.

Lừa đảo “đội lốt” doanh nhân nổi tiếng

Thông tin này được ABC đăng tải vào ngày hôm nay, theo đó các nhân viên điều tra của Lực lượng Biên phòng Úc, gần đây đã đột kích vào cơ sở tại Melbourne của một Công ty Dịch vụ Di trú gọi là Y-A-B-S Services.

Chủ điều hành công ty này là một doanh nhân Úc gốc Ấn Độ nổi tiếng tên là Avniesh Bhardwaj. Lúc này thì người ta tin rằng ông này đang ở nước ngoài rồi.

Điều khiến nhiều người quan tâm là ông Bhardwaj đã chụp hình cùng với một số chính trị gia cao cấp của cả hai đảng lớn, đáng kể phải nói tới cựu thủ tướng Tony Abbott và Thủ hiến Victoria Daniel Andrews.

Có lẽ những tấm hình này phần nào giúp củng cố danh tiếng và uy tín của ông với các khách hàng.

Chương trình 7.30 của ABC, đã nói chuyện với một số công dân Ấn Độ và Pakistan, đây là những người nói rằng ông Bhardwaj, hoặc các chuyên gia tư vấn của YABS, hứa sẽ sắp xếp việc làm ở Úc và thị thực lao động có tay nghề cho họ.

Trong hầu hết các trường hợp được mà ABC tiếp xúc, thì thấy rằng công ty này dường như đã nộp đơn xin Visa thay mặt cho khách hàng.

Ban đầu khách hàng bị tính phí khoảng $30,000 và được hứa hẹn là đơn của họ sẽ được chấp thuận trong vòng 3 đến 4 tháng. Công ty cũng nói là nếu đơn bị từ chối, thì họ sẽ nhận được hoàn tiền một phần.

Tuy nhiên, một số trường hợp, khách hàng phải chờ đến 4 năm sau ngày thanh toán khoản tiền ban đầu, thế nhưng chẳng thấy bóng dáng công việc làm nào và lời hứa hẹn cũng chẳng thấy hồi đáp.

Thậm chí trong một số trường hợp, ông Bhardwaj bị khách cáo buộc là đã tính thêm phí khi quá trình kéo dài, có một người cuối cùng phải trả hơn $50.000.

Lừa đảo cả họ hàng

ABC cũng đưa ra một trường hợp khá đặc biệt, đó là anh Vipin Sharma, ông này thậm chí còn là cháu họ của ông Bhardwaj và làm việc cho ông này ở chi nhánh tại New Delhi khi ông thành lập công ty tư vấn di trú.

Tháng 1 năm 2016, ông Bhardwaj nói với Sharma rằng nếu anh muốn định cư tại Úc, YABS có thể tổ chức một công việc và thị thực cho anh. Sharma đã xoay sở tiền bạc để nộp, trong số đó có cả tiền anh đi vay.

Anh này kể lại, sau nhiều tháng qua mà không có bất kỳ phản hồi gì về công việc hoặc thị thực và vì thế anh quan ngại và tìm kiếm câu trả lời.

Thế nhưng, có lần ông Bhardwaj về thăm New Delhi cùng với gia đình, cũng từ chối gặp Sharma.

Khi ông Bhardwaj yêu cầu Sharma phải trả thêm $1,600, thì Sharma cũng lại rút tiền từ thẻ tín dụng của mình và giao nó cho công ty, bất chấp những lo ngại về tình trạng của mình.

Thế nhưng, khi anh cố hỏi ông Bhardwaj về hồ sơ của mình thì anh đã bị sốc vì những gì được phản hồi.

Anh Sharma kể lại với ABC những điều tệ hại đã xảy ra với anh từ New Delhi.

"Tôi đã nói, nếu bác không thể lấy được visa 457 cho cháu thì hãy cho cháu xin lại tiền."

“Ông ấy trả lời số tiền đó đã được trao cho chủ lao động, số tiền đã được nộp cho Bộ Di trú, bác sẽ không thể hoàn tiền cho cháu được."

"Sau đó tôi có gọi điện đến công ty của ông ấy ở Úc. Khi Tôi tôi gọi và yêu cầu hoàn trả tiền thì ông ấy bắt đầu dùng những từ ngữ đe nẹt, ông ấy nói ‘dù mày muốn làm gì đi nữa, thì tao cũng không đưa cho mày một xu," anh Sharma nói.

ABC cho biết, thực tế đã có một đơn xin visa được nộp dưới tên của Sharma, nhưng giám đốc công ty được cho là bên bảo lãnh cho anh ta đã nói với 7.30, rằng ông ta không biết gì về việc bảo lãnh này. Trong khi cá nhân anh Sharma nói, anh chưa bao giờ được cho biết là đơn xin của anh bị từ chối.

Tiền mất tật mang

Trong một trường hợp khác, một thanh niên người Pakistan, tên là Sohail Khan cũng kể lại chuyện của mình với công ty YABS.

Vào năm 2015, anh ta đang ở Melbourne theo thị thực du học tạm thời sắp hết hạn, và đang tìm kiếm một công việc giúp anh ta có thể ở lại Úc.

Anh ta được một chuyên gia tư vấn của YABS cho biết họ có thể tìm cho anh một vị trí làm việc đi kèm với một thị thực bảo lãnh.

Trong vài sau đó, YABS đã gửi cho Khan một số hợp đồng tuyển dụng lao động và cung cấp các giấy tờ khác, cho thấy có vẻ là đơn của anh đang được cứu xét.

Thế nhưng, trong thời gian chờ đợi, thị thực của Khan hết hạn và anh buộc phải trở về Pakistan.

Sau khi trả 35.000 đô la và phải mất hai năm để xin thị thực, anh Khan đã mất kiên nhẫn và đòi lại tiền của mình.

"Họ đã không liên lạc với tôi, vì vậy tôi chủ động liên lạc với họ và tôi đã nói, 'Xem này, vụ này kết thúc rồi, chúng tôi đã trả ông $35,000, đã mất hai năm và tôi chẳng được gì hết,” anh Khan nói.

Số tiền mà Khan có được để trả cho vụ này đã số là đi vay bạn bè, người thân trong khi anh này hiện đang thất nghiệp.

Báo ngay cho Bộ Di Trú nếu nghi ngờ công ty di trú

Theo luật sư di trú Sanmati Verma, tình trạng khiếu nại di trú giống như khách hàng công ty YABS ngày càng nhiều, vì thực tế là nay di dân có tay nghề đã chuyển sang diện phải có chủ sử dụng lao động bảo lãnh.

Nó đòi hỏi những người muốn di dân phải được xác nhận đã có việc làm tại Úc trước khi họ đến đây.

Bà Verma nói rằng cũng rất khó khăn cho nạn nhân bị lừa đảo khi rơi vào các tay kinh doanh vô đạo đức, nó cũng ảnh hưởng đến ngành tư vấn di trú Úc.

Bà cũng cho biết, Bộ di trú chỉ tính phí visa này là $4,000. Thế nhưng với khoản chi phí theo yêu cầu của YABS thì có vẻ công ty này đã tính phí quá mức.

Một phát ngôn nhân của Lực lượng Biên phòng Úc cho biết cơ quan này đã nắm được những cáo buộc chống lại YABS và đang điều tra "việc công bố thông tin gian lận trên trang web của họ".

"Bất cứ ai sử dụng dịch vụ của công ty này hoặc liên quan đến công ty này đều được khuyến khích liên lạc với Border Watch.”

"Mọi người cũng nên ghé trang mạng của Bộ Nội vụ để được tư vấn về những gì cần chú ý khi cần lời khuyên về di trú," Phát ngôn nhân này nói.

Nguồn: Sbs.com.au

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.