Lấy cɦồпɢ cơ łɾưởпɢ, eɱ ɢái Qᴜɑпɢ Viпɦ ᵭi siпɦ sɑпɢ cɦảпɦ, sᴜýł ᵭẻ ɾơi coп
Lầп siпɦ łɦứ 2 củɑ cɦị Tɦảo Nɢọc łừ ƙɦi ᵭɑᴜ cɦᴜyểп ɗạ ᵭếп ƙɦi siпɦ ɓé cɦỉ ʋỏп ʋẹп ɢầп 2 łiếпɢ.
Cᴜối łɦáпɢ 2 ʋừɑ qᴜɑ łổ ấɱ пɦỏ củɑ Tɦảo Nɢọc – eɱ ɢái cɑ sĩ Qᴜɑпɢ Viпɦ ʋà ôпɢ xã cơ łɾưởпɢ ɦãпɢ ɦàпɢ ƙɦôпɢ пổi łiếпɢ Việł Nɑɱ ʋừɑ cɦào ᵭóп łɦàпɦ ʋiêп łɦứ 2 ᵭếп ʋới ɢiɑ ᵭìпɦ sɑᴜ ɦơп 3 пăɱ siпɦ coп ɢái ᵭầᴜ ℓòпɢ.
Nếu như lần đi sinh đầu nhẹ nhàng, nhàn tênh bao nhiêu thì lần đi sinh thứ 2 này lại khó khăn vất vả bấy nhiêu đối với Thảo Ngọc. Cô không chỉ suýt đẻ rớt con, chịu cơn đau đẻ thấu trời mà còn phải đi sinh một mình vì cả gia đình bị COVID-19, không thể ở bên cạnh khi vượt cạn.
Thảo Ngọc được nhiều người biết tới không chỉ bởi cô là em gái ruột xinh đẹp của nam ca sĩ điển trai Quang Vinh mà còn là một hotface trên mạng xã hội.
Cùng lắng nghe những chia sẻ của Thảo Ngọc về kỷ niệm lần đi sinh thứ 2 này!
Cuộc sống của Thảo Ngọc có bị đảo lộn nhiều kể từ khi chào đón thành viên nhí thứ 2?
Do có kinh nghiệm từ khi sinh bé đầu rồi nên dù có bé thứ 2 bận rộn hơn nhưng mình cũng sắp xếp được mọi thứ. Bên cạnh đó, mình có cô vú với chồng đỡ đần và chọn nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ với bé sau sinh, một người giúp một ít nên cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Sau 2 tuần sinh hiện tại sức khỏe của mình vẫn chưa bình thường được vì mình suýt đẻ rớt con nên đau nhiều hơn bé Chaiko. Cộng với bị COVID-19 ở những tuần thai cuối trước sinh nên sức khỏe mình chưa phục hồi, cảm thấy đau và lao lực hơn rất nhiều.
Trải nghiệm lần 2 đi sinh của bạn như thế nào, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như vậy, bạn cũng bị nhiễm bệnh ở những tháng cuối thai kỳ?
Đến giờ mình vẫn chưa hoàn hồn sau cơn chuyển dạ bởi mình vô bệnh viện trễ tí nữa thôi là đẻ rớt ngoài đường luôn. Phải nói hành trình ra đời của em bé Xeko như bão táp chứ không yên ả như chị Chaiko… Mình không biết kể sao cho hết luôn. (Cười)
Ở tuần thứ 38 trước ngày đi sinh mấy hôm, cả nhà mình dương tính COVID-19 khiến tất cả kế hoạch đảo lộn hết. Mình sợ nhất là bệnh viện mình chọn lại không nhận ca COVID-19. Thế là mình nằm treo chân ở nhà, cầu trời khẩn phật cho mau âm tính và Xeko đừng đòi ra sớm. Mình phải gửi hồ sơ 2 bên bệnh viện để nếu âm thì đến bệnh viện mình chọn, còn dương phải đi một bệnh viện khác.
5-6 hôm sau, mình test lại thì vạch thứ 2 mờ lắm rồi. Chiều tối hôm đó, mình kêu một dĩa cơm tấm mắm chưng ăn không có mùi vị gì vì mất 100% khứu giác rồi tự nhiên bụng râm râm cứ nghĩ cơm dở khiến bị đau bụng. 15 phút sau bụng mình đau râm râm thêm và bị ra máu luôn. Lúc đó cơn gò êm lại nên mình nghĩ chắc chỉ đau tí thôi chưa có gì đâu và tranh thủ ra đầu hẻm gội đầu cấp tốc 20 phút rồi lên xe chồng chở tới bệnh viện.
Vừa nhìn thấy bệnh viện cũng là lúc cơn đau ập tới dồn dập. Tới ngay cửa phòng cấp cứu mình bước xuống xe đứng không nổi bảo vệ phải lấy xe lăn đẩy vào phòng cấp cứu cách ly để làm test. Lúc này mình nước mắt giàn giụa vì mở 8 phân sắp sinh rồi. Mình nằm phòng cấp cứu chờ kết quả test mà quằn quại giãy dụa khóc và cấu xé tay chồng và cô y tá vì không còn kiểm soát được hành động của mình nữa.
Sau khi chờ kết quả mình âm tính được đẩy thẳng lên phòng sinh còn chồng vẫn dương tính thì ra khu cách ly bệnh viện. Lúc bắt đầu được gây tê mình đã mở trọn được 10 phân rồi, đúng ra không cần tê nữa vì vô nghĩa nhưng mình không còn ý thức được gì, cứ cố chấp đòi bằng được gây tê để có liều thuốc tinh thần.
Gây tê xong thì vài phút sau em bé chào đời. Người mình nhẹ như bay và nhìn đồng hồ từ lúc đau tới lúc đẻ chưa đến 2 tiếng.
Em bé được đặt lên ngực da kề da với mẹ, hơi ấm đầu tiên con mang lại cho mình vô cùng thiêng liêng đúng nghĩa vừa trải qua trận thập tử nhất sinh gãy 20 cái xương sườn mới có được con đến bên mẹ bằng xương bằng thịt. (Cười)
Chuyển dạ nhanh nên Thảo Ngọc suýt đẻ rơi con.
So lần đi sinh đầu, trải nghiệm lần đi sinh này của bạn như thế nào?
Lần sinh Chaiko chưa có dịch nên mọi thứ mình đều chủ động đến viện trước. Lần này có dịch nên mọi thứ đảo lộn. Thời gian mình bị COVID cũng không đi khám thai được như bình thường mà chỉ hỏi online với bác sĩ nên không biết chính xác khi nào sinh mà chỉ đợi chuyển dạ tự nhiên. Và chuyển dạ tự nhiên, tử cung mở quá nhanh nên chút nữa là mình đẻ rớt ở 39 tuần 1 ngày. Nói chung bé Xeko, mình đi sinh hơi cực tí xíu.
Em bé chào đời vô cùng đáng yêu.
Bạn lựa chọn bệnh viện với tiêu chí như thế nào trong 2 lần sinh nở của mình?
2 lần mình đều chọn cùng 1 bệnh viện vì mình thấy bệnh viện đó rất tốt. Từ chăm sóc hậu sản, ăn uống, sau sinh đến thăm khám mọi thứ rất ổn nên mình chọn để sinh cả 2 lần.
Cả 2 lần sinh bạn đều lựa chọn phương pháp đẻ không đau, trải nghiệm của bạn với phương pháp này ở 2 lần sinh khác nhau ra sao?
Lần đầu sinh Chaiko, mình không đau. Khi tử cung mở khoảng 3-4 phân mình đã tiêm rồi. Lúc đó cơn đau chưa nhiều chỉ râm ran nên hiệu quả, tiêm xong cơn đau dịu luôn không còn cảm giác đau đẻ nữa nên mình sinh rất nhẹ nhàng, không đau đớn như mọi người thường ví như gãy 20 xương sườn cùng một lúc.
Còn lần sinh Xeko, do mình đến cửa bệnh viện đã mở 8 phân, thời gian chờ kết quả test COVID-19 rồi làm thủ tục mở trọn 10 phân luôn nên mình biết hết cảm giác đau đẻ như thế nào. Lúc đó y tá nói với mình rằng hay sinh luôn đi vì tiêm không còn tác dụng nữa nhưng vì mình quá sợ nếu không tiêm thì không đẻ nổi. Nó như liều thuốc tinh thần cho mình nên mọi người thấy mình hoảng loạn cho tiêm luôn. Thế nhưng từ lúc tiêm đến lúc sinh thời gian ngắn thuốc tê không đủ để tác dụng nên coi như mình đẻ sống luôn, đúng nghĩa như gãy 20 xương sườn cùng một lúc.
Với mình đẻ không không đau là phương pháp cứu người giúp cuộc sinh nở nhẹ nhàng, thuận lợi, không tốn mồ hôi, không phải chịu cơn đau đẻ khủng khiếp, bởi trải nghiệm đẻ sống với mình quá kinh khủng.
Bệnh viện cô sinh có dịch vụ chăm sóc vô cùng hiện đại, chu đáo.
Ngoài phương pháp đẻ không đau, bạn còn sử dụng những dịch vụ hiện đại nào sau sinh như chiếu tia plasma, xông vùng kín, tắm mát xa cho mẹ và con,… ở viện?
Lần đầu sinh mình sử dụng hết các dịch vụ ở viện còn lần sinh thứ 2 này mình chỉ có một mình, người nhà không được vào nên sinh xong 2 ngày mình xin về. Mình cũng không sử dụng nhiều dịch vụ ở viện. Tuy nhiên bệnh viện mình chọn chăm sóc rất chu đáo, bữa ăn cho sản phụ rất phong phú và ngon.
Về nhà mình có đăng ký gói dịch vụ chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh như tắm bé, nắn chân thẳng cho bé, mẹ xông, chườm bụng để săn chắc, da dẻ hồng hào.
Mình thấy những phương pháp này rất hiệu quả, xông vùng kín giúp sản dịch đẩy ra nhanh, sạch hơn, và giúp cơ thể khỏe hơn. Nó như detox bên trong cơ thể vậy.
Còn mát xa cho mẹ giúp mẹ phục hồi sau sinh tốt hơn bởi 9 tháng 10 ngày mang nặng khiến cơ thể mẹ đau lưng, nhức mỏi chân tay nhiều. Mát xa cho bé cũng giúp bé thư giãn hơn. Bé mới sinh chân hay cong mát xa, nắn chân như vật lý trị liệu giúp chân bé thẳng hơn.
Vậy còn ở cữ, bạn lựa chọn ở cữ truyền thống hay hiện đại?
Mình ở cữ theo kiểu hiện đại nhiều hơn, còn truyền thống như nằm than, không tắm rửa đánh răng mình không làm vì thấy còn mệt hơn.
Mình chỉ hạn chế ra ngoài cử động nhiều, mình nằm nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bệnh viện mình sinh trước khi xuất viện bác sĩ cũng dặn về nhà sinh hoạt bình thường không kiêng tắm kiêng gội. Mình cũng không kiêng gì cả. Mình vẫn ăn uống bình thường tôm cua cá, chỉ hạn chế đồ sống, mắm.
Ông xã luôn ở bên giúp đỡ quan tâm đến 3 mẹ con cô.
Ông xã không thể vào vượt cạn cùng vợ trong lần sinh thứ 2 này vì dương tính, anh có cảm thấy tiếc nhiều? Anh an ủi, động viên và bù đắp cho bạn ra sao sau sinh bé thứ 2?
Anh không được ở bên cạnh cùng vợ lúc vượt cạn nên tiếc lắm. Mình biết tính anh những lúc trọng đại không được ở bên cạnh nên anh rất day dứt. Anh cứ đứng ngoài bệnh viện đợi mình tỉnh táo nhắn lại cho anh đến khi anh biết 2 mẹ con ổn mới đi về.
Khi mình về nhà anh chăm bé nhiều hơn để cho mình nghỉ ngơi, anh dành nhiều hơn cho mình và đi làm là về nhà phụ chăm bé, hỏi han quan tâm mình.
Anh bảo nếu mình thấy gì không ổn hãy nói cho anh biết. Anh không biết mình nghĩ gì nhưng anh bảo chỉ cần mình nói cho anh biết chứ đừng có giữ trong lòng vì sợ mình tâm trạng sau sinh dễ bị trầm cảm.
8/3 năm nay tổ ấm nhỏ của 2 bạn viên mãn khi chào đón thành viên mới, gia đình nhỏ của bạn có dự định gì không? Bạn có thể gửi lời chúc đến độc giả Eva nhân dịp 8/3 được không?
Xeko giờ mới được 2 tuần nên mình ở nhà chăm bé, hút sữa thôi chứ không có kế hoạch gì hết. Đối với mình chỉ cần ở bên ông xã và các con thì ngày nào cũng là ngày 8/3. (Cười)
Mình cũng xin gửi lời chúc đến quý độc giả có một ngày 8/3 luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc với gia đình. Chúc một nửa thế giới không chỉ riêng 8/3 mà 364 ngày trong năm đều luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Xin cảm ơn những chia sẻ của bạn!
Có Tɦể Mẹ Cɦưɑ Biếł: Cɦo Tɾẻ Đi Cɦâп Tɾầп Càпɢ Nɦiềᴜ Càпɢ Tɦúc Đẩy Sự Tɦèɱ Ăп Củɑ Bé
Nɦiềᴜ ɱẹ ƙɦôпɢ пɢɦĩ łới ʋiệc cɦo ɓé ᵭi cɦâп łɾầп lại có łɦể łɦúc ᵭẩy sự łɦèɱ ăп ở łɾẻ eɱ. Mẹ cùпɢ łìɱ ɦiểᴜ пɦé.