RSS

Mánh khóe lách trừng phạt Mỹ của doanh nghiệp Trung Quốc

05:00 13/09/2018

Nhiều công ty Trung Quốc đang sử dụng “mánh khóe” loại bỏ nhãn mác “Made in China” để lách thuế quan của Mỹ, bằng cách chuyển sản xuất sang các nước như Việt Nam, Serbia và Mexico.

Trung Quốc

Bắc Kinh đang lo lắng trước xu hướng ngày càng tăng của các công ty và nội địa và nước ngoài di chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc (Ảnh: AFP / STR)

Các nhà máy Trung Quốc sản xuất mọi mặt hàng từ xe đạp đến săm lốp, đồ nhựa và dệt may, đang dần chuyển dây chuyền lắp ráp sản phẩm ra nước ngoài để tránh mức thuế hải quan cao khi hàng hóa của họ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác.

Hl Corp, một nhà sản xuất phụ tùng xe đạp ở Thâm Quyến, hồi tháng trước đã thông báo chuyển sản xuất sang Việt Nam vì lý do thuế quan. Ban quản lý công ty này cho biết nhà máy mới sẽ giúp “giảm thiểu và tránh” tác động của thuế quan, đề cập đến việc xe đạp điện nằm trong danh sách mặt hàng bị Mỹ áp thuế hồi tháng 8.

Công ty Vật Liệu Mới Hailide ở Chiết Giang đã vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất từ nhà máy ở tỉnh Chiết Giang sang Mỹ và các nước khác.

“Hiện tại tất cả các sản phẩm của công ty chúng tôi đều ở Trung Quốc. Để tránh những rủi ro của vụ kiện chống bán phá giá và tăng thuế, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, công ty chúng tôi đã quyết định mở nhà máy tại Việt Nam”, giám đốc điều hành công ty này nói.

“Chúng tôi kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng, và hy vọng trong tương lai nhà máy có thể đảm nhiệm việc sản xuất cung ứng cho thị trường Mỹ”, phó chủ tịch công ty cho biết, hứa hẹn khoản đầu tư 155 triệu đô la này sẽ tăng sản lượng lên 50%.

Công ty săm lốp Linglong của Trung Quốc cho biết đang xây dựng một nhà máy với chi phí 994 triệu đô la ở Serbia. Toàn bộ ngành công nghiệp lốp xe phải đối mặt với một “cuộc ma sát thương mại nghiệt ngã”, Linglong nói với các chủ đầu tư.

Công ty này nhận định: “Việc xây dựng một nhà máy ở nước ngoài cho phép tăng trưởng gián tiếp bằng cách tránh các rào cản thương mại quốc tế”.

Nhiều công ty khác của Trung Quốc cũng được ghi nhận đã chuyển sản xuất ra nước ngoài, bao gồm một nhà sản xuất hàng may mặc đi Myanmar, một công ty nệm mở một nhà máy ở Thái Lan và một nhà sản xuất động cơ điện tử mua lại một nhà máy ở Mexico, theo hồ sơ công khai từ các công ty.

Danh sách các công ty nước ngoài chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc cũng ngày càng tăng và đang trở thành một xu hướng khiến Bắc Kinh lo ngại. Điển hình là công ty đồ chơi Hasbro, hãng sản xuất máy ảnh Olympus, thương hiệu giày Deckers và Steve Madden.

Christopher Rogers, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại công ty dữ liệu thương mại Panjiva, cho biết: “Trước áp lực thuế quan mới, việc các công ty xem xét lại chuỗi cung ứng của họ trên toàn cầu là không thể tránh khỏi – chỉ sau 1 đêm, khả năng cạnh tranh của họ bị sụt giảm tới 25%”.

Trên thực tế, xu hướng di dời chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm trước, do chi phí bảo vệ môi trường và lương nhân công tăng cao. Nhưng chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump giống như “đổ thêm dầu vào lửa”, thúc đẩy xu hướng định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu, AFP trích dẫn nhận định của giới chuyên gia và doanh nghiệp.

Giám đốc chương trình nghiên cứu về xã hội Trung Quốc của WTO, ông Cui Fan, cho rằng xu hướng này có thể đưa đến những tác động về vấn đề việc làm, và cần được theo dõi một cách chặt chẽ.

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.