RSS

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ "nhỉnh" hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn

00:02 03/04/2022

Mang bầu đến tuần 34 chị Sam đau bụng dữ dội, các cơn gò kéo tới liên tục. Trước ngày mổ cấp cứu chị bất ngờ bị vỡ ối, em bé có nguy cơ bị nhiễm trùng, vừa chào đời đã phải tiêm 40 mũi kháng sinh vào đùi và tay.

Chị Nguyễn Sam (hiện đang sống tại Sài Gòn) sinh con đầu lòng vào năm 2011, đến gần 10 năm sau chị mới mang thai đứa con thứ 2. Khác với lần đầu mang bầu và sinh con khá thuận lợi thì lần này chị phải đối mặt với khá nhiều thử thách. Cam go nhất là ở tam cá nguyệt cuối và những ngày trước khi có lệnh: Mổ gấp.

 

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 1

 

Em bé Xì Trum từ đứa trẻ sinh non giờ đây ngoại hình thay đổi và bụ bẫm trông thấy. 

May mắn, nhờ nỗ lực của y bác sĩ và của chính cá nhân nên hai mẹ con chị đã cán đích thành công. Em bé chào đời thiếu tháng song không phải nằm lồng ấp, từ một đứa trẻ chỉ “nhỉnh hơn chai nước suối 1 chút”, giờ đây bé Xì Trum đã “dậy thì thành công”, ngoại hình thay đổi và bụ bẫm trông thấy.

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 3

Chị Sam tâm sự, quá trình mang thai của chị ở lần thứ 2 không được suôn sẻ như các bà mẹ khác. Chị bị nghén nặng từ khi biết mình có em bé, 3 tháng đầu thai kỳ chị liên tục bị sụt cân, chị bị nghén tới mức đánh răng cũng nôn. Thời gian đó 2 thứ chị có thể ăn là ruốc và canh rau muống luộc. May mắn tới tháng thứ 4 thì sức khoẻ mẹ bầu cũng dần trở lại.

Tuy nhiên, cơ thể chị chỉ ổn định được trong tam cá nguyệt thứ 2, bước vào tháng thứ 7 chị liên tục bị đau hông, mông, và chân bên phải. Từ một người rất năng động chị trở nên ì ạch, nặng nề dù chỉ tăng vỏn vẹn 6kg. Chưa hết, cũng thời điểm này chị được phát hiện em bé có dấu hiệu bị dây rốn cuốn cổ 2 vòng nên càng lo lắng hơn.

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 4

Với chị Sam, lần sinh con này chị gặp khá nhiều thử thách.

Bầu đến tuần 34 chị Sam xuất hiện những cơn gò tử cung đến rồi đi nhiều nhiều thai phụ khác. Tuy nhiên, hôm đó các cơn gò tới nhiều hơn, lại trùng vào lịch khám thai định kỳ nên chị quyết định tới phòng khám và xin ý kiến từ bác sĩ.

Mẹ 8X nhớ lại: “Trên đường đi khám cơn gò dồn dập nhưng mình cũng chưa nhận ra đó là dấu hiệu sinh non. Đến phòng khám thì đau kinh khủng hơn, sau một hồi nghe bác sĩ phân tích mình mới biết là sắp sinh. Với hy vọng phổi em bé phát triển nhanh chóng hơn, tránh nguy cơ sinh non bị suy hô hấp, ngay tại phòng khám bác sĩ đã tiêm ngay 1 mũi trưởng thành phổi và đề nghị mình nhập viện gấp. Tại bệnh viện mình được cho nằm để tiếp tục theo dõi và tiêm thuốc vì bác sĩ nói 1 ngày trong bụng mẹ bằng hẳn 1 tuần ở ngoài nên cần phải giữ con trong bụng càng lâu càng tốt để thuốc trưởng thành phổi ngấm vào con”.

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 5

Bé Xì Trum "đòi ra" khi mới 34 tuần tuổi.

Nghe lời bác sĩ, chị Sam chịu đựng các cơn gò tử cung thêm được hơn một ngày thì được nhận lệnh: “Mổ gấp”. Kíp phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, em bé Xì Trum được bác sĩ “bắt” ra khỏi bụng mẹ, tiếng khóc vang cả khu phòng mổ khiến chị thở phào nhẹ nhõm.

Theo lời bà mẹ trẻ, khi mới chào đời bé Xì Trum nhỏ nhất khoa nhưng may mắn không phải đưa tới phòng chăm sóc đặc biệt để nằm lồng ấp nhờ hệ hô hấp của bé đã bình thường. Tuy vậy, do nằm trong bụng suốt 3 ngày sau khi mẹ vỡ ối nên khả năng nhiễm trùng cao, em bé buộc phải tiêm gần 40 mũi kháng sinh trong vòng 7 ngày đầu đời. Chị nói: “Mỗi ngày trôi qua ở viện cứ quanh quẩn với tiêm rồi lại lấy máu xét nghiệm. Em bé sinh ra chỉ gần 1.9kg, chỉ nhỉnh hơn chai nước suối 1 chút thôi nên khi nhìn thấy mũi kim đâm vào đôi chân bé xíu của con tim mình như thắt lại. Mẹ thậm chí không dám bế bé đi tiêm mà phải nhờ tới bà ngoại”.

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 6

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 7

Ẵm đứa con sinh non trong vòng tay, không ít lần chị Sam trách bản thân do không biết cách giữ gìn nên em bé mới phải ra ngoài sớm. Chỉ đến khi được bác sĩ giải thích có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non, và khoa học còn đang quay cuồng chứng minh thì chị mới có chút nhẹ lòng.

Trước khi ra viện chị Sam được đội ngũ nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và bé sau sinh, nhất là với những trường hợp sinh non như chị lại càng cần phải chăm sóc khắt khe. Chị bảo, từ lúc ở viện về nhà tới nay chế độ chăm sóc em bé luôn ở mức siêu cẩn thận. Vì bé sinh non nên chị đưa yếu tố sức khoẻ lên hàng đâu. Vợ chồng chị cũng có 1 quá trình đấu tranh tư tưởng nhỏ với gia đình lớn bao gồm ông bà hai bên để không xảy ra mâu thuẫn trong cách nuôi con giữa 2 thế hệ. 

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 8

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 9

Sau khi chào đời con được chăm sóc theo chế độ "siêu cẩn thận".

Về phía em bé Xì Trum, nhờ được bú sữa mẹ hoàn toàn nên con đảm bảo các chỉ số tăng trưởng vòng đầu, chiều cao, cân nặng, thậm chí đã vượt chuẩn, có thể gọi là “dậy thì thành công”. Từ hành trình mang bầu và không may phải sinh con sớm hơn so với dự kiến, chị Sam cho rằng việc chọn bác sĩ và cơ sở y tế uy tín để theo dõi là vô cùng quan trọng, việc này giúp mỗi mẹ bầu phát hiện ra những bất thường và có hướng xử lý kịp thời.

Theo chị Sam, sinh non là điều không ai mong muốn nên các mẹ đừng quên các buổi khám định kỳ trong thai kỳ, nhất là những cột mốc quan trọng và những xét nghiệm cần thiết được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh nguy cơ xấu có thể xảy ra đối với mẹ và em bé.

Mẹ Sài Gòn sinh thiếu tháng con chỉ amp;#34;nhỉnhamp;#34; hơn chai nước, vài tháng sau bụ bẫm vượt chuẩn - 10

Bác sĩ Hồ Cao Cường - người đã đón em bé Xì Trum từ trong bụng mẹ ra với thế giới bên ngoài.

Bác sĩ sản khoa Hồ Cao Cường cũng là người trực tiếp theo dõi cả thai kỳ và mổ bắt em bé cho sản phụ Sam chia sẻ về ca sinh non đặc biệt này, bác sĩ nói: “Đây là cuộc chiến cân não giữa bác sĩ, mẹ và gia đình của bé. Nhận thấy tình hình có vẻ không ổn, mình quyết định tiêm ngay một mũi hỗ trợ phổi cho em và đề nghị nhập viện ngay. Sau gần hai ngày kể từ khi có dấu hiệu chuyển dạ các chỉ số xét nghiệm cho thấy cần phải cho con ra bên ngoài tốt hơn là bên trong tử cung của mẹ và điều may mắn là khi thuốc trợ phổi đã phát huy tác dụng. Rất nhanh chóng, các bác sĩ bệnh viện hội chẩn quyết định mổ lấy thai. Một kíp bác sĩ phẫu thuật và hồi sức nhi sơ sinh, bác sĩ gây mê chuẩn bị sẵn sàng để cuộc mổ diễn ra an toàn cho bé và mẹ”.

Chuyên gia cũng lưu ý, nguyên nhân gây sinh non có nhiều, có thể từ những viêm nhiễm như viêm tiết niệu, viêm âm đạo, cấu tạo cổ tử cung ngắn, cũng có thể là những stress trong cuộc sống… hoặc không rõ nguyên nhân. Do vậy, sản phụ nên phòng tránh từ các nguyên nhân nêu trên, đồng thời, nên chọn lựa một cơ sở chuyên khoa, uy tín đến theo dõi quá trình thai nghén.

Nếu có nguy cơ đẻ non, các sản phụ nên đến cơ sở y tế có đủ điều kiện chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Hoặc lỡ có sinh non ở tuyến dưới thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến tỉnh trở nên, nhằm giúp trẻ sinh non được chăm sóc đặc biệt ngày từ những ngày đầu đời, tránh để lại những hậu quả, di chứng của sinh non đối với trẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Cường cũng không quên nhắc nhở các thai phụ nên giữ tinh thần thoải mái, ngủ ngon. Thường xuyên khám thai để các bác sĩ phát hiện kịp thời những tình trạng bất ổn của mẹ và bé.

Nguồn: tổng hợp

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Tɦeo lời ƙể củɑ ɓác sĩ пɦi ɾằпɢ ôпɢ ƙɦá ɓấł пɢờ ƙɦi пɦiềᴜ ɓà ɱẹ łɦườпɢ пɦầɱ lẫп ɢiữɑ ɦɑi ʋiệc: cɦo пước łɾước ɦɑy ᵭổ ɓộł sữɑ łɾước?