Mẹ Việt ở nước ngoài và câu chuyện sinh con sướng như thiên đường
Chuyện sinh nở ở các bệnh viện Việt luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều chị em phụ nữ. Nhưng đối với bệnh viện nước ngoài thì mọi chuyện lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Chưa nói đến cơ sở vật chất, trình độ y bác sĩ, chỉ so sánh thái độ phục vụ của y bác sĩ đối với bệnh nhân thôi đã thấy khác “một trời một vực”.
Chị Nguyễn Thanh Tâm (Đống Đa, Hà Nội) đã từng sinh con ở Singapore cho biết các bác sĩ ở bên đó rất tận tình, phục vụ chuyên nghiệp nên chị cảm thấy rất thoải mái khi sinh nở.
Chị chia sẻ: “Bệnh viện bên đó rất thích, đẻ không đau, không mất sức, phục hồi sau sinh cũng rất nhanh. Ăn theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ cho, không bị béo mà vẫn nhiều sữa cho con bú. Chứ đẻ ở Việt Nam thì khổ ghê, như đi hành xác”.
Chị Tâm cho biết, chị đã từng đưa nhiều người nhà đi đẻ ở bệnh viện trong nước, đến khi được ra nước ngoài sinh con chị mới nhận ra chất lượng phục vụ hai nơi thật khác xa nhau.
“Đúng là tiền nào của nấy thì khó so sánh trang thiết bị, cơ sở vật chất của người ta. Tôi chỉ muốn nói đến thái độ của y bác sĩ thôi. Ở bên đó không có chuyện y bác sĩ quát mắng bệnh nhân, nếu có mà bệnh nhân báo lại là y bác sĩ đó bị khiển trách, thậm chí là bị đuổi việc. Còn ở Việt Nam, đi đẻ mà nghèo thì bị bác sĩ bỏ rơi, thậm chí kêu đau còn bị bác sĩ mắng xơi xơi vào mặt. Ngay cả khi bạn đưa phong bì vẫn bị ăn mắng như chơi, chứ đừng nói là nghèo”, chị Tâm nói.
Chị Đoàn Phượng, hiện đang sống tại Atlanta, Tiểu bang Georgia, Mỹ, vừa sinh con tại bệnh viện Piedmont vào hồi tháng 6 vừa qua cho biết, việc sinh con bên Mỹ khá đơn giản, cả con và mẹ đều được bệnh viện chăm sóc tận tình, chu đáo dù không có “phong bì” cho bác sĩ.
“Mình sinh thường. Thủ tục đăng ký sinh rất gọn nhẹ, chỉ cần điền vào mẫu và gửi online cho bệnh viện. Tùy vào loại dịch vụ và hãng bảo hiểm, riêng hãng của mình dùng thì bảo hiểm trả 80, mình trả 20. Chính phủ Mỹ có gói hỗ trợ khi sinh con, nhưng mình không xin hỗ trợ vì mức thu nhập cao hơn so với mức được nhận trợ cấp”, chị Phượng chia sẻ.
Chị Phượng cho biết, sinh con bên Mỹ có cái hay là bà bầu có thể tự do chọn bác sĩ nhi chăm sóc cho con từ lúc mang thai. Danh sách bác sĩ nhi do Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ giới thiệu, có số liệu đánh giá độ tín nhiệm của bác sĩ công khai trên website để các bà bầu lựa chọn. Bác sĩ này thăm khám, tư vấn cách chăm sóc cho bé, chấp nhận cả khi bảo hiểm hay gói hỗ trợ của chính phủ chi trả.
“Việc sinh con bên này khá đơn giản và khi sinh, con và mẹ được chăm sóc tận tình, chu đáo. Các bác sĩ ở đây rất nhiệt tình. Khi sinh chồng được vào cùng vợ, lúc đó mình cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều”, chị Phượng kể.
Nếu ở Việt Nam, có trường hợp bác sĩ khăng khăng bắt bà bầu sinh thường dù họ van xin được đẻ mổ thì ở Mỹ lại khác. Các bác sĩ rất tôn trọng quyết định của bệnh nhân. Dù trước đó đăng ký sinh thường nhưng khi cảm thấy khó sinh, bệnh nhân hoàn toàn có thể thay đổi gói dịch vụ sang sinh mổ ngay lập tức. Bà bầu cũng có thể yêu cầu sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để đẻ nhanh và khỏe, không gây đau đớn ngay trong phòng đẻ mà không sợ bị y bác sĩ cằn nhằn, quát mắng.
“Đi đẻ ở Việt Nam còn phải lo chuyện ăn gì, uống gì. Chứ ở bên này bác sĩ và y tá họ chăm sóc mình hết. Rỉ ối cái là mình vào viện luôn, chả ăn gì cả. Vào đó bác sĩ khám xét xem mở như thế nào, liệu đẻ luôn hay còn chờ. Nếu đẻ luôn thì họ không cho ăn, còn nếu còn nhiều thời gian thì họ cho ăn cháo thịt. Còn trong thời gian chờ sinh và chuyển dạ, họ truyền glucose. Y bác sĩ rất tận tình, chu đáo với bệnh nhân”, chị Phượng nói.
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.