RSS

Melbourne: Cửa hàng dược phẩm bị phát hiện bán sữa bột trẻ em ngoài giờ giao dịch

16:36 02/04/2018

Một cửa hàng dược phẩm ở Melbourne đã bị phát hiện mở cửa sớm hơn giờ giao dịch bình thường để bán sữa bột trẻ em cho hàng dài người mua sắm xếp hàng bên ngoài cửa.

Một đoạn video do Herald Sun công bố cho thấy một hàng dài những người mua sắm đã xếp hàng bên ngoài cửa hàng My Chemist ở góc đường Elizabeth Street và Flinders Lane vào khoảng 7:30 sáng. Hiện chưa rõ đoạn video này được quay lại vào ngày nào.

Những khách hàng này đã mang theo túi lớn và cố gắng dùng tay để che mặt, và họ còn mặc áo có mũ trùm đầu. Một vài người trong số họ cũng sử dụng điện thoại di động để quay lại người đang quay phim họ.

Bên trong cửa hàng, có thể thấy một người đàn ông lấy một hộp sữa bột trẻ em từ một giỏ hàng, còn những người mua sắm khác thì giật lấy từng hộp sữa trong “điên cuồng”, thậm chí là trước khi chúng được đặt lên kệ.

Đoạn video này đã làm dấy lên lo ngại rằng cửa hàng này sẽ thúc đẩy thương mại "daigou". Sữa bột trẻ em của Úc giá rẻ sẽ được chuyển tới Trung Quốc và bán với giá gấp đôi giá ở Úc.

Một cư dân địa phương sống gần cửa hàng My Chemist nói với Herald Sun rằng ông cảm thấy “ghê tởm” trước thực trạng này.

"Là một cư dân địa phương sống tại đây đã lâu, tôi rất lo sợ khi thấy rằng các doanh nghiệp đang cho phép những người không có con đầu cơ trục lợi và gây ảnh hưởng xấu đến những bà mẹ Úc,” người đàn ông này nói.

Theo các chuyên gia trong thương mại daigou, những thương hiệu sữa như A2, Bellamy’s Organic và Karicare Aptamil được thu mua rất nhiều.

Giáo sư về Luật thương mại quốc tế, ông Justin Molban cho biết việc tăng giá từ Úc sang Trung Quốc tạo động lực lợi nhuận.

"Từ việc mua nó ở Úc và bán ở nước ngoài với giá từ 70 đến 90 đô, bạn có thể thấy có rất nhiều chênh lệch", ông nói.

Thông thường, một hộp sữa bột trẻ em được bán với giá từ 20 đến 23 đô la Úc.

Các siêu thị, nhà thuốc và cửa hàng dược phẩm trên toàn cầu đang phải sử dụng đến những biện pháp mạnh mẽ để ngăn ngừa tình trạng trộm cắp và mua sắm số lượng lớn sữa bột trẻ em.

Walmart ở Mỹ đã đặt các camera an toàn trong lối đi giữa các kệ sữa bột trẻ em với một màn hình nhấp nháy để cảnh báo với những kẻ định ăn trộm rằng họ đang bị theo dõi.

Tại Anh, những kẻ trộm đồ thường làm các nhân viên xao lãng để ăn cắp sữa bột trẻ em.

Nova Pharmacy ở Úc đã buộc phải đặt biển thông báo giới hạn chỉ cho phép mỗi người mua 2 hộp mỗi ngày ngăn chặn việc mua hàng loạt.

Sữa bột trẻ em cũng đã bị khóa lại trong các tủ ở nhiều quốc gia, và các bậc phụ huynh cần yêu cầu trên quầy để mua.

Lý do dẫn tới những biện pháp cực đoan này là việc những người mua hàng "daigou" đã vơ vét hết sữa bột trẻ em tại các siêu thị để bán sang thị trường Trung Quốc.

Các thương hiệu bao gồm A2, Bellamy's Organic và Karicare Aptamil được “săn lùng” nhiều nhất.

Giáo sư Luật thương mại quốc tế, ông Justin Molban cho biết việc tăng giá từ Úc sang Trung Quốc đã tạo động lực lợi nhuận.

"Giữa việc mua nó ở Úc và bán nó ở nước ngoài với giá từ 70 đến 90 đô la, bạn có thể thấy có rất nhiều lý do để buôn", ông nói.

Thông thường, các hộp sữa bột trẻ em được bán với giá từ 20 đến 23 đô ở Úc.

Tuần trước, hàng chục người đã xếp hàng bên ngoài một cửa hàng Chemist Warehouse ở Hornsby tại Sydney để mua một đợt sữa bột trẻ em mới về.

Các kệ đã được xếp đầy sữa, nhưng nó chẳng tồn tại được lâu khi người mua sắm đã đổ xô tới để lấy nhiều hộp vào thứ Sáu.

Một nhân viên nói với 9NEWS: "Đó là một hàng người xếp hàng dài hơn bình thường.”

"Đang có vấn đề về lượng cung cấp, nhưng chúng tôi nhận được một đợt hàng mỗi tuần. Tôi không biết tại sao họ lại biết về thông tin này. Hẳn nó đã phải được truyền tai từ người này sang người khác.”

"Chúng tôi áp dụng tối đa 3 hộp mỗi khách hàng bởi vì thật không công bằng với những người thực sự cần nó.”

"Chúng tôi đang cố gắng tìm ra một phương pháp để kiểm soát đám đông bởi vì nó gây nhiều rắc rối cho những người khác. Đôi khi chúng tôi nghĩ đến việc gọi trung tâm quản lý bởi vì chúng ta đang ở trong một trung tâm mua sắm.”

"Chúng tôi không muốn cùng một khách hàng đến nhiều lần. Mọi người đều cần phải có thể tiếp cận được với nó."

Hôm thứ Năm, một phụ nữ đã chứng kiến ​​hai người giành giật một hộp sữa bột trẻ em tại một cửa hàng Woolworths.

"Tôi cảm thấy như đang có một cuộc khủng hoảng sữa bột ở Úc," cô chia sẻ trên Twitter.

"Tôi mới chứng kiến ​​hai người hoàn toàn trưởng thành giành giật vì giới hạn 2 hộp ở Wollies. Tôi đã nghĩ rằng nó sẽ không thể nào ngu ngốc hơn nữa, cho tới khi cảnh sát có mặt để giải quyết."

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.