Mới: du học sinh Úc có thể nhận học bổng 15 000 đô nếu chịu học những vùng xa
Chính phủ Úc mới đây đã cắt giảm số visa định cư được duyệt hàng năm, đồng thời công bố chính sách “hạn chế khu vực” tại một số thành phố đông dân trên cả nước. Những thay đổi này đã dấy lên mối lo ngại về khả năng trở thành thường trú nhân của những người mới chỉ có visa tạm trú.
Theo chính sách mới, dân nhập cư muốn xin visa thường trú cần phải sống ít nhất 3 năm tại các khu vực không thuộc diện đông dân ở Úc. Điều khoản này được chính phủ Úc đề xuất nhằm giảm thiểu tình trạng chen chúc tại các thành phố lớn như Sydney và Melbourne, cũng như phân bố dân cư đồng đều trên toàn quốc. Song, có nhiều ý kiến cho rằng động thái này sẽ khiến các cư dân tạm trú tại đây gặp khó khăn trong việc nộp đơn xét visa định cư.
Trong số 160,000 chỉ tiêu visa định cư năm nay, chính phủ Úc đã dành 23,000 vị trí cho người lao động có tay nghề theo khu vực (skilled regional visa). Chính sách này đã được Thủ tướng Scott Morrison xác nhận hôm thứ Tư.
Du học sinh cũng được hưởng ưu đãi nếu chọn theo học tại những trường không thuộc Sydney, Melbourne và đông nam Queensland. Theo đó, họ sẽ có cơ hội giành được 1 trong 100 suất học bổng (trị giá 15,000 đô la/suất) được chính phủ tài trợ khi chọn trường ở khu vực khác. Ngoài ra, họ còn được tăng thêm 1 năm trong thời hạn cư trú tại Úc theo diện lao động sau tốt nghiệp.
Bộ trưởng Dân số và Hạ tầng đô thị Alan Tudge cho biết sự kết hợp của phương pháp cắt giảm dân nhập cư, khuyến khích du học sinh và người lao động sinh sống ngoài khu vực đông đúc chính là “cứu cánh” cho tình trạng quá tải ở Sydney và Melbourne.
Trả lời phỏng vấn từ Sky News, ông cho biết: “Chính phủ không chỉ giảm số lượng visa định cư, mà còn đề xuất 23,000 vị trí để thu hút người lao động dọn đến những khu vực ngoài thành thị đông đúc.
“Sau 3 năm, bạn có thể thông qua ATO để xác nhận mình đã cư trú tại những vùng không thuộc thành phố đông dân. Ví dụ như bạn từng làm việc, hay có hóa đơn điện nước ở đó chẳng hạn.
“Nếu vi phạm điều này, bạn sẽ đánh đổi bằng cơ hội trở thành thường trú nhân của mình.”
Chính sách hiện tại yêu cầu người xin visa định cư phải sinh sống tại khu vực thỏa mãn điều kiện phân bố dân cư trong ít nhất 2 năm. Tuy nhiên, trong cuộc họp hôm thứ Tư, chính phủ đã quyết định nâng thời hạn cư trú này lên 3 năm.
Skilled Employers Sponsored Regional visa (visa diện lao động có tay nghề được khu vực bảo lãnh), hay còn gọi là Regional Sponsored Migration Scheme – Chương trình Di dân được Khu vực Bảo lãnh, sẽ tăng số chỉ tiêu từ 6,000 lên 9,000. Số lượng visa diện được bang bảo lãnh cũng tăng từ 8,500 lên 14,000.
Những người có visa này sẽ được ưu tiên giải quyết và tiếp cận nhiều nhóm ngành dễ xét duyệt định cư hơn.
Bộ trưởng Di trú, Quốc tịch và Đa văn hóa David Coleman cho biết cư dân có thị thực này sẽ được tự do di chuyển giữa các khu vực trên.
“Họ có thể làm việc ở bất cứ đâu, miễn không phải Sydney, Melbourne, Brisbane, Gold Coast và Perth. Nếu cố tình làm trái quy định này, họ sẽ mất quyền sở hữu visa và không được phép định cư tại Úc.”
Ông Coleman cho biết trong năm vừa qua, tỉ lệ người dân chấp hành điều khoản phân bố dân cư là 99% nhờ mối liên hệ với khả năng xét duyệt visa định cư. Dự kiến chính phủ sẽ đầu tư thêm 7 triệu đô la để đặt nền móng vững chắc cho chính sách này.
“Những người di dân đến Úc thường đặt mục tiêu lấy được tư cách thường trú nhân. Bằng việc liên kết phân bố dân cư với khả năng xét duyệt visa, chúng tôi hy vọng họ nghiêm túc chấp nhận những thay đổi trong chính sách này.”
Sức ép đến visa diện tay nghề độc lập
Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại rằng điều luật mới sẽ khiến việc xin visa diện tay nghề độc lập (skilled independent visas) trở nên khó khăn hơn.
“Việc tăng thêm số lượng visa tay nghề theo khu vực đã làm cho số visa tay nghề độc lập – thứ giúp người lao động có thể làm việc bất cứ đâu họ muốn – bị thiếu hụt. Điều này gây trở ngại cho việc bổ sung nguồn nhân lực cho một số ngành nghề nhất định. Theo tôi, hành trình xin thị thực thường trú nhân sẽ trở nên gian nan hơn với người lao động,” Đại diện di trú Chaman Preet chia sẻ với SBS.
Ông Coleman xác nhận không có thay đổi nào được áp dụng với visa dạng gia đình (family visa).
Chính phủ cũng dự định giữ nguyên chỉ tiêu 160,000 visa được cấp trong 4 năm tới.
Năm ngoái, ông Morrison (lúc bấy giờ vẫn là Bộ trưởng Ngân khố) đã cật lực phản đối việc cắt giảm thị thực định cư vì lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia.
Ông cho biết chính sách xét visa được cải tiến trong lúc mình còn giữ chức Bộ trưởng Di trú đã khiến số người đạt chuẩn ít đi.
“Trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để cải thiện chính sách thị thực thường trú nhân. Lý do khiến số hồ sơ được chấp nhận giảm xuống chỉ có thể là vì quy trình nghiêm ngặt. Chính phủ không có dự định thay đổi những tiêu chí xét duyệt này,” ông phát biểu trong buổi phỏng vấn từ SBS.
Số lượng dân di cư được xét thường trú nhân tại Úc vẫn ở mức 190,000 từ năm 2011 đến nay. Con số ước tính luôn khá sát với thực tế, cho đến thời điểm 2007 – 2008, khi số lượng hồ sơ xét duyệt lần đầu tiên rơi xuống mức 162,000.
Sự sụt giảm trong số lượng người định cư năm ngoái diễn ra do động thái cắt giảm visa diện tay nghề và gia đình. Trong đó, visa diện tay nghề giảm tận 12,000 vị trí, visa diện gia đình giảm 15%. Trong năm tài khóa 2016 – 2017, số lượng dân di cư đã ở mức 183,000 người.
Nguồn: sbs
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.