RSS

'Mối thù truyền kiếp': Ông Trump chịu nhiều cay đắng vì cuộc đấu đá chính trị dai dẳng nhất lịch sử nước Mỹ

01:21 30/09/2019

Luận tội tổng thống Trump chỉ là một chương nhỏ trong lịch sử phức tạp của chính trường Mỹ – nơi chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Tuần này, các nghị sĩ đảng Dân chủ đã thuyết phục được những nhà lãnh đạo dưới quyền bà Nancy Pelosi rằng đã tới lúc bắt đầu quy trình luận tội chính thức đối với tổng thống Mỹ Donald Trump, với mục tiêu lớn nhất là trục xuất ông Trump khỏi Nhà Trắng.

Lí do ở đây là: ông Trump rõ ràng đã đối thoại với tổng thống Ukraine và thuyết phục ông Zelensky điều tra hành vi kinh doanh mờ ám của con trai ông Joe Biden – Phó Tổng thống Mỹ dưới thời ông Obama.

Ông Biden đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc điều tra tham nhũng của chính phủ đối với công ty của con trai ông. Ông Trump trì hoãn gói viện trợ vũ khí trị giá 400 triệu USD cho Ukraine và đảng Dân chủ cho rằng ông Trump đang ép Ukraine thực hiện cuộc điều tra nói trên.

Ông Trump phủ nhận điều này, và tổng thống Ukraine cũng nói rằng ông không hề bị uy hiếp. Toàn bộ vụ bê bối Trump-Ukraine xảy ra bởi vì một “người tố giác” ở CIA nói rằng đã phát hiện sự lạm dụng quyền lực của ông Trump.

Ông Biden hiện là ứng viên Dân chủ dẫn đầu trong cuộc đối chọi với ông Trump để giành chức tổng thống Mỹ trong năm 2020. Vậy nên, đối với đảng Dân chủ, dường như ông Trump đang sử dụng quyền tổng thống để phá hoại chiến dịch tranh cử của ông Biden – mà ông Trump coi là một mối đe dọa.

Trước khi có các bằng chứng, điều thực sự ẩn đằng sau cuộc đối thoại của ông Trump vẫn chỉ là phỏng đoán. Ông Trump sau đó đã tung ra bản ghi chép nội dung đối thoại với phía Ukraine và những gì ông Trump nói không mang nhiều tính chất “lạm quyền” như đảng Dân chủ nói.

Thời gian sẽ trả lời. Tuy vậy, đảng Dân chủ đã khởi động quy trình luận tội thậm chí trước cả khi họ thu thập đủ bằng chứng về cuộc gọi của ông Trump với Ukraine. Và ngay sau khi nội dung cuộc gọi được công bố, đảng Dân chủ vẫn tiếp tục theo đuổi luận tội.

Vụ bê bối Ukraine không phải là đòn tấn công cuối cùng của đảng Dân chủ nhằm xây dựng hình ảnh thời kì cầm quyền của ông Trump là bất hợp pháp, để khiến các chính sách dưới thời ông Trump mất độ tín nhiệm, buộc ông Trump rời khỏi văn phòng để không thể gây ra thêm tổn hại cho nước Mỹ và ngăn ông Trump trúng cử nhiệm kì lần 2 trong năm 2020.

Ông Trump đã “sai lầm” khi hạ gục bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, và đảng Dân chủ đang tìm cách khiến ông Trump phải “trả giá” trong suốt thời cầm quyền. Đảng Dân chủ quên mất rằng chính người dân Mỹ mới là những người chọn Trump chứ không phải Hillary.

Đảng Dân chủ đang trả thù cho những đòn tấn công mà họ cho là bất công nhằm vào các lãnh đạo Dân chủ tiền nhiệm: Bill Clinton, Al Gore và Barack Obama. Ông Trump đang đối diện cơn thịnh nộ của đảng Dân chủ, bắt nguồn từ những sự kiện xảy ra cách đây 30 năm.

Tiếp sau đây, chúng ta sẽ nhìn lại vai trò của việc luận tội trong những chính sách gần đây của Mỹ và sự liên quan của nó tới ông Trump, đảng Dân chủ và hệ thống chính phủ Mỹ sau này.

Đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump “cướp” chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016 từ tay bà Hillary

Đảng Dân chủ tin rằng ông Trump đã “cướp” chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 từ ứng cử viên Hillary Clinton – người được đánh giá rất cao và từng là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Obama (năm 2009-2013) – bằng cách thông đồng với tổng thống Nga Vladimir Putin. Phía Nga bị cho là đã tìm cách làm mất uy tín của bà Clinton và ủng hộ ông Trump.

Đảng Dân chủ cũng tin rằng bằng cách nào đó ông Trump có liên quan tới vụ tin tặc xâm nhập vào email của bà Hillary và Đảng Dân chủ, sau đó để Wikileaks tiết lộ. Wikileaks là một nền tảng ủng hộ cho sự minh bạch chính trị, đã tiết lộ bí mật từ các chính phủ, tổ chức và trong trường hợp này là một đảng phái chính trị. Đảng Dân chủ tin rằng người Nga đã thu thập thông tin mật và thông tin sai lệch cho Wiki